Khái quát các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 36)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.5.3. Khái quát các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán

Nhìn chung, các CTCK đều thực hiện các nghiệp vụ cơ bản sau:

Sơ đồ 1.1. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán

1.5.3.1. Nghiệp vụ Môi giới chứng khoán

a. Khái niệm

Quốc hội năm 2013 đưa ra khái niệm “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Với nghiệp vụ này, CTCK sẽ nhận lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới.

b. Quy trình môi giới chứng khoán

Quy trình hoạt động môi giới chứng khoán là các bước công việc mà bộ phận môi giới, các nhân viên môi giới phải làm để thực hiện hoạt động môi giới. Mỗi bước công việc có sự phân công cụ thể về nhân sự và trách nhiệm của từng người. Mỗi CTCK tùy theo yêu cầu, đặc điểm riêng mà có quy trình nghiệp vụ môi giới khác nhau nhưng nhìn chung về nội dung cơ bản thì có sự giống nhau với các bước:

Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ môi giới

* Ngoài công việc chính trên, nhân viên môi giới còn có các công việc khác như:

- Nhận lệnh giao dịch cho khách hàng

- Nhận, giao chứng khoán và tiền cho khách kể cả cổ tức, tiền do mua bán chứng khoán, lưu ký chứng khoán...

- Theo dõi hoạt động của tài khoản, xử lý kế toán cho tài khoản tiền mặt thường do kế toán giao dịch đảm nhiệm.

- Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, xử lý các khiếu nại.

- Nghiên cứu thị trường, phân tích, đưa ra các báo cáo khuyến nghị mua, bán, cung cấp dịch vụ phù hợp.

1.5.3.2. Nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán

a. Khái niệm

Tự doanh là việc CTCK thường xuyên tham gia vào các hoạt động mua và bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán, nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm thu chênh lệch giá (Lê Diệu Linh, 2008). Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng.

b. Yêu cầu của hoạt động tự doanh

Đối với CTCK, yêu cầu khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là:

- Tách biệt quản lý: Khi CTCK đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tự doanh thì phải tách biệt để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động (tách bạch về con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản).

- Ưu tiên khách hàng: Tức là thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng trước khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch

chứng khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông

mua vào và bán ra chứng khoán trong giới hạn quy định của luật pháp nhằm góp phần bình ổn giá thị trường.

- Hoạt động tạo lập thị trường: Các CTCK khi thực hiện tự doanh đối với chứng khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch, nhằm tạo ra thị trường

giao dịch cho chúng.

- Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện một số quy định khác như giới hạn về đầu tư, lĩnh vực đầu tư... Tất cả những quy định này nhằm tạo độ an toàn cho các CTCK, và do đó góp phần bình ổn TTCK.

c. Quy trình nghiệp vụ tự doanh

Về cơ bản quy trình nghiệp vụ tự doanh của CTCK bao gồm những bước sau:

Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiệp vụ tư doanh

Nguồn: Tác giả thực hiện 1.5.3.3. Nghiệp vụ Lưu ký chứng khoán

a. Khái niệm

Lê Minh Trường (2013) cho rằng lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán trên hệ thống tài khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.

b. Vai trò

- Khi lưu ký chứng khoán, chứng chỉ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được cất giữ an toàn tại trung tâm lưu ký và sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng

khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi đó, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được tự động ghi tăng hoặc giảm khi giao dịch chứng khoán mà không cần phải trao tay chứng chỉ chứng khoán.

- Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường.

- Đảm bảo thanh toán nhanh, góp phần tăng vòng quay vốn của thị trường và của nhà đầu tư.

- Tránh được tình trạng chứng khoán bị hư hỏng, mất cắp hoặc thất lạc.

- Giúp kiểm tra các giao dịch gửi, rút hoặc chuyển nhượng chứng khoán, hạch toán việc giao và nhận chứng khoán thông qua điện thoại di động hoặc máy tính.

c. Quy trình hoạt động lưu ký chứng khoán

Để lưu ký chứng khoán, khách hàng sẽ phải ký hợp đồng với thành viên lưu và lúc này thành viên lưu ký đươc xem với tư cách là người được khách hàng ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ đăng ký, lưu ý,...

Trung tâm lưu ký sẽ nhận tái lưu bút lưu ký chứng khoán từ các thành viên lưu ký với tư cách là người được thành viên ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đăng ký, lưu ký, và một số các hoạt động liên quan khác.

Việc quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ được thực hiện dựa trên tổng số dư trên các tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng đã mở tại các thành viên lưu ký phải luôn khớp với số dư tài khoản lưu ký của thành viên lưu ký mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

1.5.3.4. Nghiệp vụ Quản lý danh mục đầu tư

a. Khái niệm

Quốc hội năm 2013 đưa ra định nghĩa “Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác”.

Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc theo yêu cầu.

b. Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4. Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư

1.5.3.5. Nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán

a. Khái niệm

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng (Đỗ Quang Hà, 2013).

b. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn chất xám mà họ đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận (hiệu quả) cho khách hàng. Nhà tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản thu phí dịch vụ tư vấn (bất kể tư vấn đó thành công hay không). Hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: Giá trị chứng khoán không phải là cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biến thực tiễn

của thị trường.

- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào và luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sở phân

tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không hoàn toàn

chính xác. Khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng các thông

tin từ nhà tư vấn đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh

tế do lời khuyên đưa ra.

mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng”.

Mục tiêu lớn nhất của việc bảo lãnh phát hành là đảm bảo việc phát hành thành công. Bên cạnh đó, giúp công ty phát hành tăng khả năng thành công khi lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, giảm thiểu được rủi ro thất bại do định giá không phù hợp.

b. Quy trình bảo lãnh phát hành

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5. Quy trình hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCK

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w