Thực trạng tình hình dịch vụ chứng khoán tại CTCP Chứng khoán Dầu

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng tình hình dịch vụ chứng khoán tại CTCP Chứng khoán Dầu

2.2.1. Thực trạng tình hình dịch vụ chứng khoán tại CTCP Chứng khoánDầu khí Dầu khí

Sau hơn 13 năm hoạt động, CTCP Chứng khoán PSI đã và đang thực hiện tốt với vai trò là đơn vị môi giới chứng khoán thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong thời gian qua, PSI đã đem đến cho khách hàng của mình đa dạng các dịch vụ chứng khoán, cạnh tranh về chất lượng, tạo được sự tin cậy từ phía khách hàng với sự giúp đỡ từ các đối tác chiến lược có nhiều kinh nghiệm từ trong lẫn

nhiên trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng

khoán của Công ty lại có sự thay đổi không đồng đều: Từ 75,68 tỷ VNĐ năm 2017

tăng lên 84,68 tỷ VNĐ năm 2018, chỉ tiêu này giảm xuống còn khoảng 72,005 tỷ VNĐ vào cuối năm 2019 (giảm khoảng 12,68 tỷ VNĐ so với cùng kỳ năm trước). Điều này cho thấy doanh thu từ cung cấp DVCK của PSI chưa ổn định trong thời gian

vừa qua (Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của PSI được đưa vào Phụ lục 3).Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ DTDVCK tại PSI giai đoạn 2017 - 2019

2017 2018 13,13% 0,13% 41,48% 33,96% 11,21% 0,08% 0% ,76% 10,14% 40,72% 0,05% 16,73% 15% 52,94% 9,99% 0,19% 2019 ■ Môi giới ■ Lưu ký CK ■ Bảo lãnh, đại lý phát hành CK ■ Dịch vụ Tài chính

■ Tư vấn đầu tư CK

■ Tư vấn tài chính

Năm 2017, doanh thu nghiệp vụ Môi giới tại PSI ghi nhận 25,67 tỷ đồng (tương ứng khoảng 34% so với tổng doanh thu từ DVCK của công ty). Do trong năm

2017, các chương trình ESOP của Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) và Tổng Công

ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đến hạn, nên PSI có nguồn thu khá lớn từ phí môi giới từ hai tổ chức khách hàng này. Tăng trưởng mảng doanh thu này lớn cũng nhờ một phần vào sự tăng trưởng của toàn TTCK Việt Nam khi cả quy mô, vốn hóa thị trường,... đều vượt những con số kỳ vọng. Đến năm 2018, doanh thu hoạt động môi giới của Công ty có sự giảm nhẹ, khoảng 0,47 tỷ đồng do các tháng cuối năm TTCK Việt Nam ít sôi động hẳn so với diễn biến thuận lợi của các tháng đầu năm. Đến cuối năm 2019, chỉ tiêu này tiếp tục có xu hướng giảm, từ hơn 25,2 tỷ đồng

năm 2018 còn khoảng 14,5 tỷ đồng năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị giao

dịch bình quân trên thị trường sụt giảm so với năm 2018 (cụ thể, sụt giảm 26,8% vềBiểu đồ 2.3. Top 10 CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE

Dan đầu về thị phần môi giới cổ phiếu năm 2019 là nhóm 5 CTCK nội, gồm: SSI, HSC, VCSC, VNDS, MBS. Tiếp sau đó cần chú ý đến sự vươn lên của nhóm dưới, đặc biệt là các CTCK vốn ngoại: Mirea Asset Việt Nam (MAS), VPS, BOS, KIS Việt Nam. Theo báo cáo của HOSE (2019) cho biết: “Do thanh khoản thị trường

sụt giảm, nên hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán khó khăn hơn”. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các CTCK có vốn nội và ngoại, cùng với những biến động của thị trường giai đoạn gần đây, trong năm 2019, thị phần môi giới cổ phiếu của PSI chỉ chiếm chưa đến 1% tổng thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu

trên sàn HOSE. Cũng cần quan tâm rằng, hiện nay PSI đang hoạt động theo mô hìnhBiểu đồ 2.4. Top 10 CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

Nguồn: Website Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ ChíMinh

Theo thống kê của HOSE (2019), TCBS giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới trái phiếu với 82,42%. Tiếp sau đó là VCBS ở vị trí thứ 2 với 5,21% và PSI ở vị trí thứ 3 với 3,52%. Nhìn chung, so với môi giới cổ phiếu, hoạt động môi giới trái phiếu

ở PSI có phần phát triển hơn, khi trong năm 2019, PSI đã lọt top 3 các CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới trái phiếu trên HOSE. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, dù

top 3 nhưng PSI và các CTCK khác vẫn bị TCBS bỏ xa về thị phần môi giới trái phiếu

khi TCBS chiếm hơn 3/4 tổng giá trị giao dịch môi giới trái phiếu trên HOSE, trung bình gấp khoảng 20 lần so với các CTCK phía sau.

Đối với nghiệp vụ Lưu ký chứng khoán, PSI ghi nhận doanh thu năm 2017 là

8,47 tỷ đồng và đến năm 2018 là 8,59 tỷ đồng. Có thể thấy, DT từ hoạt động Lưu ký chứng khoán có sự ổn định, do PVN đã lưu ký một số mã cổ phiếu tại PSI. Tổng kết đến cuối năm 2019, DT từ dịch vụ này giảm xuống còn 7,19 tỷ đồng. Sở dĩ có sự sụt giảm đó bởi, từ ngày 15/02/2019, Công ty áp dụng mức phí lưu ký mới là 0,3 đồng/tháng, giảm so với mức cũ là 0,4 đồng/tháng.

Doanh thu hoạt động cung cấp DVCK của PSI chủ yếu đến từ Dịch vụ tài

chính (chỉ tiêu Lãi từ các khoản cho vay và phải thu trong BCTC). Năm 2017, PSI

ghi nhận hơn 31,35 tỷ đồng đến từ hoạt động này. Con số này tiếp tục tăng trong giai đoạn 2018 - 2019. Trong suốt giai đoạn này, khối Dịch vụ Chứng khoán của Công ty đã tổ chức họp hội đồng chính sách dịch vụ tài chính thường xuyên hàng tháng để đưa ra các chính sách phù hợp nhất, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Đến cuối năm 2019, chỉ tiêu này ghi nhận đạt 38,2 tỷ đồng (chiếm hơn 1/2 tổng doanh thu hoạt động

DVCK tại công ty). Có sự tăng trưởng này là do PSI đã phát hành thành công hơn 200 tỷ trái phiếu bổ sung nguồn vốn cho HĐKD, đẩy dư nợ cho vay margin từ 251 tỷ

đồng lên 400 tỷ đồng vào giai đoạn cuối năm.

Trong năm 2017, Công ty đã thu được khoảng 2,5 tỷ đồng - đây là mức phí Công ty thu được từ hợp đồng tư vấn hợp tác với SMBC Nikko Nhật Bản. Bên cạnh đó, PSI cũng triển khai được nhiều hợp đồng tư vấn ngoài ngành như: Hợp đồng tư vấn roadshow cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), Hợp đồng thoái

vốn của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Tính đến cuối năm 2017, hoạt động nghiệp vụ Tư vấn tài chính của PSI ghi nhận doanh thu 9,93 tỷ

Gitri tính Độ tuổi T tình độ học vẫn Thu nhập Nan a 7 9 73% Dưới 30 tuổi 26 24% Dưới PTTH1 PTTH 1 1 % Dưới 3 triệu 0 0%

và phí giao dịch cho Công ty. Đến năm 2019, Công ty tiếp tục triển khai các hợp đồng

đã ký kết và ghi nhận doanh thu HĐ Tư vấn tài chính là hơn 12 tỷ đồng.

DT nghiệp vụ Bảo lãnh, đại lý phát hành CK và DT nghiệp vụ Tư vấn đầu

tư CK chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong cơ cấu tổng DT và LN toàn Công ty.

Bên cạnh đó, Thu nhập hoạt động khác của PSI năm 2017 ghi nhận 4,5 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019, chỉ tiêu này đạt 6,8 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi (đạt khoảng 2,6 tỷ đồng), doanh thu PVN-Index (đạt khoảng 4,3 tỷ đồng), doanh thu từ phí chuyển nhượng các mã cổ phiếu chưa niêm yết

(đạt 1,18 tỷ đồng).

LN sau thuế của PSI năm 2017 đạt 17,75 tỷ đồng. Đến năm 2018 giảm xuống còn 5,33 tỷ đồng, nguyên nhân chính là do chi phí HĐKD tăng 59,19% so với cùng kỳ năm trước. Đến cuối năm 2019, PSI cải thiện LN, ghi nhận đạt mức 6,35 tỷ đồng, bằng 119% lợi nhuận năm 2018 và đạt 115% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w