Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí

2.2.Thông tin khái quát

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 26/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 19/12/2006

Vốn điều lệ: 598.413.000.000 đồng

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 598.413.000.000 đồng Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà 18 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Số điện thoại: 024 3934 3888

Số fax: 024 3934 3999 Website: www.psi.vn

PSI

CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ

PETROVIETNAM SECURITIES INC

Mã cổ phiếu: PSI Hình 2.1. Logo CTCP Chứng khoán Dầu khí

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

* Thành lập

Việc thành lập CTCP Chứng khoán Dầu khí nằm trong đề án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). PSI được UBCK Nhà nước cấp giấy phép hoạt động vào ngày 19/12/2006. Đến nay, PSI hiện là CTCK duy nhất thuộc PVN, hoạt động với một số ngành nghề chính: Môi giới, Tự doanh, Lưu ký, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn tài chính và Đầu tư chứng khoán.

* Quá trình phát triển

Ngày 07/02/2007, PSI được đưa vào hoạt động chính thức với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Hội sở chính của công ty được đặt tại Hà Nội cùng 01 Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.. Từ một công ty chứng khoán non trẻ, vượt qua những biến động thăng trầm của thị trường, PSI đã phát triển không ngừng.

Trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều thay đổi cả về chất và lượng, PSI đã và đang thay đổi chiến lược phát triển để đứng vững trên thị trường, tự chủ trong

kết quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, vị thế mới là Công ty chứng khoán hoạt động theo mô hình Ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực Năng lượng.

* Các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển

- 2006: Chính thức được cấp phép hoạt động

- 2007: Chính thức đi vào hoạt động và ra đời chi nhánh TP Hồ Chí Minh - 2009:

+ Thành lập 2 chi nhánh mới tại: Vũng Tàu và Đà Nang

+ Công bố thương hiệu PSI - 2010:

+ Tăng Vốn Điều lệ của Công ty lên 485 tỷ đồng vào tháng 6/2010, và tiếp tục tăng lên 509,25 tỷ vào tháng 10/2010

+ Niêm yết cổ phiếu trên HNX vào tháng 7/2010 - 2011:

+ Thông qua việc chào bán thành công 14,9% cổ phần cho SMBC Nikko (Nhật Bản), vốn điều lệ của PSI tăng lên 598,413 tỷ đồng.

+ Đạt giải bình chọn “Báo cáo thường niên tốt nhất 2010” - 2014:

+ Đấu thầu trái phiếu chính phủ với tư cách là thành viên chính thức

+ Đạt top 10 doanh thu từ hoạt động môi giới trái phiếu trên thị trường - 2015:

+ Thuộc nhóm 5 CTCK thành viên tiêu biểu về nghiệp vụ Tư vấn Niêm yết và Đấu giá trên HOSE

+ Lọt top 10 CT CK có doanh thu hoạt động Tư vấn cao trên thị trường

+ Đứng đầu thị trường về doanh thu Lưu ký

- 2016: Tháng 12/2016, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng (PVcomBank) hoàn tất việc mua vào hơn 20,4 triệu cổ phiếu PSI, nâng lượng sở hữu giao dịch tương ứng 51,17% vốn điều lệ của PSI

Ngành nghề kinh doanh Mạng lưứi hoạt động

Môi giói chúng khoán Hà NỘI (Trụ sờ chỉnh)

- 2017

+ Chính thức ra mắt Trung tâm Phân tích vào tháng 5/2017

+ Tổ chức thành công sự kiện “Hành trình Năng lượng” - chương trình nằm trong hoạt động của Bộ chỉ số PVN Index

- 2018

+ Hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển đến 2020 tầm nhìn đến 2030 trình ĐHCĐ 2019; Mục tiêu đến năm 2020, đưa PSI trở thành Công ty chứng khoán hoạt động theo mô hình Ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực Năng lượng

+ Tổ chức thành công hội thảo “Hành trình năng lượng 2018”

+ PSI đã khai trương đi vào hoạt động 03 điểm giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

- 2019

+ Top 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới Trái phiếu lớn nhất năm 2019

+ Vận hành hiệu quả và ổn định phần mềm chứng khoán và hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng công nghệ từ Nhật Bản của Công ty Okasan Information System (OIS) từ tháng 11 năm 2019

+ Phát hành thành công 02 đợt trái phiếu PSI, tăng nguồn vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh lên gần 400 tỷ đồng

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh và Mạng lưới hoạt động

CTCP Chứng khoán PSI là tổ chức tài chính đáng tin cậy trên TTCK Việt Nam. PSI được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Từ khi thành lập cho đến quá trình hoạt động hiện nay, PSI luôn đặt ra những định hướng đầu tư mang tính chiến lược dài hạn và rõ ràng. Chính bởi điều này đã khiến cho PSI đạt được những thành tựu nhất định. Sản phẩm dịch vụ của PSI được đa dạng hóa theo thời gian để phù hợp với nhu cầu sự phát triển và đổi mới của thị trường. Các sản phẩm hình thành được dựa theo Tiêu chuẩn Quốc tế, bao gồm: Dịch vụ chứng khoán, Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Phân tích phát triển chỉ số.

Tư vân đàu tư, Tư vân tài chinh Vũng Tàu (Chỉ nhảnh)

Lưu ký chửng khoán Đà Năng (Chi nhảnh)

CTCP Chứng khoán PSI cung cấp các Dịch vụ chứng khoán hướng tới hai nhóm đối tượng: Khách hàng cá nhân và Khách hàng tổ chức. DVCK của công ty hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến với độ bảo mật cao, bao gồm:

- Dịch vụ môi giới

- Dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán - Dich vụ tư vấn đầu tư

- Dịch vụ hỗ trợ tài chính - Lưu ký chứng khoán

- Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán - Dịch vụ tư vấn tài chính

Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực Ngân hàng đầu tư như: Tư vấn tái cấu trúc, Tư vấn M&A, Tư vấn cổ phần hóa, Tư vấn quản trị doanh nghiệp, Tư vấn phát hành và Tư vấn niêm yết. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, PSI luôn cố gắng đem đến cho nhà đầu tư có trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp nhất, tư vấn và đưa ra giải pháp hợp lý với từng trường hợp khách hàng.

Tháng 5/2017, PSI chính thức thành lập và đưa Trung tâm phân tích vào hoạt động. Trung tâm phân tích đảm nhiệm hai hoạt động chính là Hoạt động phân tích và Hoạt động phát triển bộ chỉ số ngành dầu khí PVN-Index.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự

* Cơ cấu tổ chức

Năm 2019, cơ cấu hoạt động của Công ty gồm 03 Khối (Khối Dịch vụ Chứng khoán, Khối Tư vấn, Khối Vận hành), 01 Trung tâm (Trung tâm Phân tích PSI) và 03 Chi nhánh (Chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đà Nang, Chi nhánh Vũng Tàu).

Hình 2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí PSI

* Bộ máy nhân sự

Cán bộ của CTCP Chứng khoán Dầu khí đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên với đa dạng các lĩnh vực như Tài chính, Quản trị kinh doanh, Ke toán, Kiểm toán,... Tính đến cuối năm 2019, CTCP Chứng khoán Dầu khí gồm 126 cán bộ, cụ thể: Hội sở chính - Hà Nội Chi nhánh Hồ Chí Minh Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Đà Nang 87 cán bộ 24 cán bộ 08 cán bộ 07 cán bộ

2.1.4. Khái quát tình hình tài chính CTCP Chứng khoán Dầu khí

Giai đoạn 2017 - 2018, tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty không có thay

đổi đáng kể. Đến năm 2019, giá trị tài sản của PSI từ hơn 647 tỷ đồng năm 2018 tăng

lên hơn 901 tỷ đồng. Do trong năm 2019, PSI đã phát hành trái phiếu thành công với giá trị hơn 200 tỷ đồng, điều này cũng khiến cho giá trị chỉ tiêu nợ phải trả của công ty tăng lên hơn 282 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1. Tình hình biến động Tài sản - Nguồn vốn của PSI giai đoạn 2017 -

- Tình hình tài sản:

Tính đến cuối năm 2019, tài sản của PSI phần lớn nằm ở danh mục đầu tư chứng khoán OTC. Trong giai đoạn này, PSI đã cố gắng tìm kiếm các cơ hội thoái vốn, đồng thời tăng cường quản trị các DN trong danh mục đầu tư OTC, cử người tham gia trực tiếp vào HĐQT, Ban Điều hành để hỗ trợ DN tháo gỡ những khó khăn gặp phải,... Tuy nhiên, các kế hoạch vẫn chưa được tiến hành một cách hoàn thiện. Đồng thời, PSI còn giảm chi phí bằng cách rút dần các danh mục ủy thác về quản lý trực tiếp.

- Tình hình nguồn vốn:

Giai đoạn 2017 - 2018, PSI chủ động hoàn toàn trong nguồn vốn nên không phát sinh khoản vay nào. Trong năm 2019, PSI đã tăng vốn bằng việc phát hành thành

công 200 tỷ đồng Trái phiếu với mục đích mở rộng quy mô vốn hoạt động, đẩy mạnh

hoạt động dịch vụ tài chính và đầu tư tự doanh.

* Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Để có cái nhìn chân thực hơn về tình hình tài chính của công ty, cần quan tâm đến cả các tỷ số tài chính (Bảng Chỉ tiêu tài chính của PSI được đưa vào Phụ lục 2).

Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Còn tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho)

thành tiền (Lê Thị Xuân, 2018). Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số nhanh của PSI

bằng nhau trong giai đoạn 2017 - 2019, bởi PSI không có hàng tồn kho. Năm 2017, hai hệ số này của PSI đạt 16,03 lần, đến năm 2018 tăng lên 18,09 lần và 2019 giảm xuống còn 3,05 lần. Nguyên nhân là bởi trong năm 2019, PSI đã phát hành 200 tỷ trái

trợ cho những tài sản hiện có của PSI phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, Hệ số nợ/VCSH cũng từ mức 0,06 lần giai đoạn 2017 - 2019 tăng lên 0,46 lần vào cuối năm 2019. Cho thấy, cứ 1 đồng VCSH sẽ có 0,46 đồng nợ phải trả. Mặc dù chỉ tiêu này có tăng, nhưng vẫn ở trong ngưỡng chấp nhận được (nhỏ

hơn 0,5 lần).

Với chỉ tiêu về năng lực hoạt động: DTT/Tổng TS năm 2017 là 0,137 tăng lên

mức 0,159 ở năm 2018, điều này cho thấy DN đã sử dụng hiệu quả hơn tài sản hiện có của mình trong HĐKD. Tuy nhiên, đến năm 2019, do tổng TS tăng hơn 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, nên chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 0,138.

Hệ số ROS của PSI giảm dần trong giai đoạn 2017 - 2019, điều này cho thấy

việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thuần của công ty có sự sụt giảm. Điều này xảy ra tương tự với chỉ tiêu ROA, từ mức 2,74% năm 2017 giảm xuống còn 0,7% ở năm 2019, thể hiện rằng việc sử dụng tài sản hiện có của PSI để tạo ra LN kém hiệu quả hơn giai đoạn trước. Với chỉ tiêu ROE, tuy có mức giảm từ 2,92% năm 2017 xuống còn 0,87% năm 2018 nhưng đã có sự cải thiện vào cùng kỳ năm 2019 khi DN ghi nhận giá trị ROE là 1,03%, cho thấy việc sử dụng VCSH để tạo ra LN đã hiệu quả hơn trước. Bên cạnh đó, Hệ số LN từ HĐKD/DTT cũng có xu hướng tương tự, đến cuối năm 2019 đạt mức 5,73%, tăng 1,29% so với cùng kỳ 2018. Do DT từ việc cung

cấp các dịch vụ của DN đã cải thiện hơn so với năm trước.

2.2. Chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP Chứng khoán Dầu khí

2.2.1. Thực trạng tình hình dịch vụ chứng khoán tại CTCP Chứng khoánDầu khí Dầu khí

Sau hơn 13 năm hoạt động, CTCP Chứng khoán PSI đã và đang thực hiện tốt với vai trò là đơn vị môi giới chứng khoán thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trong thời gian qua, PSI đã đem đến cho khách hàng của mình đa dạng các dịch vụ chứng khoán, cạnh tranh về chất lượng, tạo được sự tin cậy từ phía khách hàng với sự giúp đỡ từ các đối tác chiến lược có nhiều kinh nghiệm từ trong lẫn

nhiên trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng

khoán của Công ty lại có sự thay đổi không đồng đều: Từ 75,68 tỷ VNĐ năm 2017

tăng lên 84,68 tỷ VNĐ năm 2018, chỉ tiêu này giảm xuống còn khoảng 72,005 tỷ VNĐ vào cuối năm 2019 (giảm khoảng 12,68 tỷ VNĐ so với cùng kỳ năm trước). Điều này cho thấy doanh thu từ cung cấp DVCK của PSI chưa ổn định trong thời gian

vừa qua (Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của PSI được đưa vào Phụ lục 3).Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ DTDVCK tại PSI giai đoạn 2017 - 2019

2017 2018 13,13% 0,13% 41,48% 33,96% 11,21% 0,08% 0% ,76% 10,14% 40,72% 0,05% 16,73% 15% 52,94% 9,99% 0,19% 2019 ■ Môi giới ■ Lưu ký CK ■ Bảo lãnh, đại lý phát hành CK ■ Dịch vụ Tài chính

■ Tư vấn đầu tư CK

■ Tư vấn tài chính

Năm 2017, doanh thu nghiệp vụ Môi giới tại PSI ghi nhận 25,67 tỷ đồng (tương ứng khoảng 34% so với tổng doanh thu từ DVCK của công ty). Do trong năm

2017, các chương trình ESOP của Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) và Tổng Công

ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đến hạn, nên PSI có nguồn thu khá lớn từ phí môi giới từ hai tổ chức khách hàng này. Tăng trưởng mảng doanh thu này lớn cũng nhờ một phần vào sự tăng trưởng của toàn TTCK Việt Nam khi cả quy mô, vốn hóa thị trường,... đều vượt những con số kỳ vọng. Đến năm 2018, doanh thu hoạt động môi giới của Công ty có sự giảm nhẹ, khoảng 0,47 tỷ đồng do các tháng cuối năm TTCK Việt Nam ít sôi động hẳn so với diễn biến thuận lợi của các tháng đầu năm. Đến cuối năm 2019, chỉ tiêu này tiếp tục có xu hướng giảm, từ hơn 25,2 tỷ đồng

năm 2018 còn khoảng 14,5 tỷ đồng năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị giao

dịch bình quân trên thị trường sụt giảm so với năm 2018 (cụ thể, sụt giảm 26,8% vềBiểu đồ 2.3. Top 10 CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HOSE

Dan đầu về thị phần môi giới cổ phiếu năm 2019 là nhóm 5 CTCK nội, gồm: SSI, HSC, VCSC, VNDS, MBS. Tiếp sau đó cần chú ý đến sự vươn lên của nhóm dưới, đặc biệt là các CTCK vốn ngoại: Mirea Asset Việt Nam (MAS), VPS, BOS, KIS Việt Nam. Theo báo cáo của HOSE (2019) cho biết: “Do thanh khoản thị trường

sụt giảm, nên hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán khó khăn hơn”. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các CTCK có vốn nội và ngoại, cùng với những biến động của thị trường giai đoạn gần đây, trong năm 2019, thị phần môi giới cổ phiếu của PSI chỉ chiếm chưa đến 1% tổng thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu

trên sàn HOSE. Cũng cần quan tâm rằng, hiện nay PSI đang hoạt động theo mô hìnhBiểu đồ 2.4. Top 10 CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE

Nguồn: Website Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ ChíMinh

Theo thống kê của HOSE (2019), TCBS giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới trái phiếu với 82,42%. Tiếp sau đó là VCBS ở vị trí thứ 2 với 5,21% và PSI ở vị trí thứ 3 với 3,52%. Nhìn chung, so với môi giới cổ phiếu, hoạt động môi giới trái phiếu

ở PSI có phần phát triển hơn, khi trong năm 2019, PSI đã lọt top 3 các CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới trái phiếu trên HOSE. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, dù

top 3 nhưng PSI và các CTCK khác vẫn bị TCBS bỏ xa về thị phần môi giới trái phiếu

khi TCBS chiếm hơn 3/4 tổng giá trị giao dịch môi giới trái phiếu trên HOSE, trung

Một phần của tài liệu 760 nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán tại CTCP chứng khoán dầu khí,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w