Phát triển dịchvụ logistics 3PL của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 742 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

1.2.1.1. Khái niệm phát triển dịch vụ logistics 3PL

Nhắc đến khái niệm logistics 3PL, các nhà nghiên cứu đều đưa ra những công trình riêng với nhận định và phân tích chuyên môn riêng. Tuy vây, chưa thực sự có phân tích nào đề cập khái niệm phát triển dịch vụ 3PL. Cho đến nay, logistics 3PL đã trở thành một xu hướng mang tầm ảnh hưởng rộng rãi được các doanh nghiệp lựa chọn trong việc sử dụng chiến lược thuê ngoài giúp tăng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng. Hệ thống hoạt động 3PL không chỉ dừng lại một dịch vụ đơn lẻ mà kết hợp cung ứng các dịch vụ với nhau gồm vận tải, phân phối, giao nhận, thông tin, tài chính và mở rộng trên các khu vực kinh tế. Bởi vậy, theo quan điểm riêng mình, phát triển dịch vụ logistics 3PL có thể được hiểu là một quá trình xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược, phối hợp hiệu quả các dòng lưu thông hàng hóa, phương tiện vận tải, luồng thông tin trong nền kinh tế hoặc giữa các nền kinh tế với nhau và tiến tới cung cấp dịch vụ mang tính trọn gói.

1.2.1.2. Lịch sử phát triển của dịch vụ logistics 3PL

Theo nghiên cứu của Xu Yang [14], trong những năm 1970, 3PL bắt đầu như một nhà cung cấp hệ thống kho bãi công. Sau những năm 1980, do nhu cầu cải thiện dịch vụ khách hàng của các nhà quản lý phân phối, 3PL mở rộng để phục vụ thêm cho

18

các hoạt động khác bên cạnh việc cho thuê kho bãi. Trong những năm 1990, 3PL bắt đầu tích hợp dịch vụ vận chuyển và lưu kho và cung cấp cho nhà quản lý nhằm giảm chi phí hoạt động và cải thiện sự hài lòng của khách hàng thông qua cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng; từ đó đánh dấu sự tăng trưởng bùng nổ của 3PL trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp với việc cung cấp các dịch vụ tại một điểm đến (one-stop shopping) và mở rộng dịch vụ cho tất cả các công ty.

Trước đây, 3PL tập trung chủ yếu vào việc cung cấp một dịch vụ logistics và mang tính ngắn hạn, chẳng hạn như kho bãi và vận tải, được xây dựng trên nền tảng giao dịch với giao dịch. Thời gian trôi qua, các nhà cung cấp dịch vụ 3PL đã mở rộng hoạt động của họ trên phạm vi các khu vực địa lý, hàng hóa, phương thức vận chuyển cụ thể, tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau và xây dựng quan hệ hợp đồng dài hạn với khách hàng. Quá trình phát triển của hoạt động logistics 3PL có thể chia ra làm các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ những năm 1980 hoặc thậm chí còn lâu hơn với sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ logistics truyền thống. (Traditional LSPs)

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ những năm 1990 khi một số doanh nghiệp chuyển phát nhanh, vận chuyển bưu kiện như DHL, TNT và UPS bắt đầu thực hiện các hoạt động 3PL. Các hoạt động 3PL do các doanh nghiệp này thực hiện dựa trên mạng lưới chuyển phát nhanh toàn cầu bằng đường hàng không và kinh nghiệm của họ về cước vận chuyển.

Giai đoạn thứ ba diễn ra từ cuối những năm 1990. Hiện nay một số doanh nghiệp tham gia thị trường 3PL từ lĩnh vực IT, cố vấn quản lý và các dịch vụ tài chính. Những doanh nghiệp này cùng hợp tác với các doanh nghiệp ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai để thực hiện các hoạt động cho khách hàng.

1.2.2. Sự cần thiết phát triển dịch vụ logistics 3PL của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu sâu rộng, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, nguồn nhân lực khan hiếm còn các doanh nghiệp ngày càng lựa chọn thực hiện chiến lược thuê ngoài các dịch vụ logistics, sử dụng dịch vụ 3PL đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một số lợi ích nổi bật đó là:

đa dạng, chất lượng cao. Với một mạng lưới rộng lớn có sẵn sẽ cho phép họ thực hiện hầu hết các hoạt động logistics trong các chuỗi cung ứng có phạm vi kéo dài giữa các quốc gia và lãnh thổ; có khả năng tận dụng các mối quan hệ và sự giảm giá tạo ra các dịch vụ nhanh nhất có thể và phí thấp hơn, nhờ đó các hoạt động của chuỗi cung ứng được thực hiện hiệu quả hơn và có chi phí thấp hơn. Các dịch vụ logistics 3PL ngày càng đa dạng hơn có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các khâu của chuỗi cung ứng từ thu mua nguyên vật liệu, vận tải, đóng gói, giao nhận và nhiều hoạt động khác. Sự tập trung chuyên môn hóa vào logistics làm cho các nhà cung cấp dịch vụ 3PL có kinh nghiệm và độ chuyên sâu, từ đó mà dịch vụ cung ứng cũng đảm bảo chất lượng tốt và có độ tin cậy cao.

Thứ hai, sử dụng dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc thông qua việc loại bo các khoản đầu tư cần thiết vào phương tiện vận tải, không gian nhà kho, công nghệ và nhân viên để thực hiện quá trình logistics; tránh những tốn kém sai lầm, cho phép công ty và các chuỗi cung ứng có thể xây dựng một mạng lưới logistics toàn cầu, điều này sẽ tạo ra những cơ hội lợi nhuận cao hơn.

Chuyên môn cao chính là lợi ích thứ ba của sử dụng dịch vụ 3PL. Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL luôn ở hiện tại với tất cả các tiến bộ mới nhất trong công nghệ, họ có kiến thức thực hành tốt nhất trong ngành công nghiệp. Phần mềm 3PL có khả năng quản lý hàng tồn kho, báo cáo nâng cao và nó cung cấp khả năng giám sát quá trình hoàn thành. Với chuyên môn cao, nhà cung cấp dịch vụ 3PL cũng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm chi phí vì mặc dù công ty 3PL phải bỏ chi phí đầu tư công nghệ hiện đại lớn, song nhờ công nghệ ấy mà cùng lúc cung cấp dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp, từ đó hạ chi phí logistics/doanh nghiệp.

Thứ tư, khả năng mở rộng và linh hoạt là một lợi thế quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL. Với năng lực cung ứng dịch vụ trong không gian mở rộng, họ giúp khách hàng phát triển tại các địa điểm mới không có rào cản. Bên cạnh đó, hệ thống kho và trung tâm phân phối nằm ở những vị trí chiến lược cho phép nhanh chóng vận chuyển sản phẩm đến nhiều vị trí trên thế giới với thời gian giao hàng nhanh hơn, chi phí thấp hơn; tạo khả năng hỗ trợ và điều kiện tăng trưởng cho khách hàng tại các thị trường mới.

Nhóm Chỉ số LPI

1 1 ≤ LPI ≤ 2,48

20

Thứ năm, tối ưu hóa liên tục sẽ là lợi ích không nhỏ mà sử dụng dịch vụ 3PL mang lại. Các công ty 3PL có nguồn lực để thực hiện những cải tiến và điều chỉnh cho các liên kết trong chuỗi cung ứng, bảo đảm rằng tất cả các nhu cầu của khách hàng được đáp ứng với chi phí hiệu quả và phương pháp nhanh nhất. Phần mềm quản lý tiên tiến của 3PL có khả năng sắp xếp hợp lý, theo dõi và phân tích sự thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng, giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thời gian chờ đợi và giúp tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics 3PL của doanhnghiệp nghiệp

Hiện nay, khi đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động logistics của một quốc gia, các báo cáo thường sử dụng một chỉ số được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới, đó là chỉ số LPI - chỉ số năng lực quốc gia về logistics. Thông qua chỉ số này sẽ đánh giá được năng lực phát triển ngành logistics của một quốc gia, từ đó làm đầu mối đánh giá khả năng phát triển dịch vụ logistics thuê ngoài nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng của quốc gia đó.

LPI được tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) thực hiện nghiên cứu, phân tích các quốc gia hai năm một lần dựa trên khảo sát trực tuyến từ những chuyên gia logistics trên thế giới và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh - ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Cuộc khảo sát đánh giá cả về mặt định lượng và định tính gồm hai phần chính là LPI quốc tế và LPI nội địa.

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Chỉ số LPI phần quốc tế được hình thành từ 6 tiêu chí chính đưa ra bởi các chuyên gia logistics làm việc tại nước ngoài, cung cấp những đánh giá định tính của một quốc gia với phần hoạt động quốc tế được thể hiện thang 5 điểm cùng sự đánh giá của các nhà chuyên môn về logistics. Những người tham gia điều tra là các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, logistics, các hãng vận tải lớn quốc tế và các bên có liên quan. 6 tiêu chí chính đó bao gồm [30]:

1. Hải quan (Customs): Hiệu quả của thủ tục hải quan và quản lý thông quan; 2. Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương

mại

và hạ tầng giao thông vận tải (chất lượng cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ 21

3. Mức độ thuận lợi dàn xếp lô hàng (Ease of arranging shipments): Đánh giá về mức

độ dễ dàng khi sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh (như tổng chi phí lô hàng

để có

thể xuất khẩu/nhập khẩu);

4. Chất lượng dịch vụ logistics (Quality of logistics services): Năng lực và chất lượng

dịch vụ logistics gồm vận tải, giao nhận và môi giới hải quan;

5. Truy xuất lô hàng (Tracking and tracing): Khả năng theo dõi và kiểm soát hay định

vị lô hàng (tìm kiếm truy xuất dữ liệu cho biết hàng đang ở đâu, đang ở trong công

đoạn nào...);

6. Sự đúng lịch (Timeliness): Khoảng thời gian mà các lô hàng đến được với người nhận hàng trong thời gian giao hàng theo lịch trình hoặc dự kiến.Bảng 1.1. Phân nhóm LPI đánh giá trình độ phát triển logistics

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Đinh Lê Hải Hà (2013) [4]

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

Đối với LPI nội địa, các chuyên gia logistics sẽ thực hiện đánh giá môi trường logistics tại chính quốc gia của họ và phần trả lời của các câu hỏi khảo sát đưa ra sẽ cung cấp dữ liệu định tính và định lượng về môi trường logistics ở nước mà người trả lời làm việc, thể hiện các dịch vụ logistics chủ yếu trong một quốc gia. LPI nội địa cũng được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí [4], [30]:

1. Mức phí và lệ phí: bao gồm các khoản phí cảng, sân bay; giá cước vận tải, lưu kho

và các khoản phí môi giới;

3. Năng lực và chất lượng của các loại dịch vụ logistics;

4. Tính hiệu quả của các quy trình và thủ tục: thời gian làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa bình quân, tính minh bạch trong việc xin và cấp giấy phép của hải quan.;

5. Những cản trở chủ yếu đến quá trình hoạt động logistics và nguyên nhân của chúng:

mức độ thường xuyên của việc doanh nghiệp bị lưu kho miễn cưỡng, số lần bị kiểm

tra/thanh tra hàng hóa, số lần phải chuyển phương tiện vận chuyển, bị ăn cắp

hàng hóa,

phải trả những khoản tiền không chính thức.

6. Những thay đổi về môi trường logistics kể từ năm 2015: đánh giá tình trạng được

cải thiện hơn hoặc tồi tệ đi của môi trường logistics như kết cấu hạ tầng, thủ tục hải

quan, các dịch vụ logistics, các quy định luật pháp liên quan đến logistics, tình trạng

tham nhũng.

Trong năm 2018, khoảng 6.000 nhà chuyên môn về logistics tham gia trả lời khảo sát, mỗi người trả lời tối đa về 8 nước được lựa chọn theo tiêu chí đối tác thương mại lớn của nước của người được khảo sát. Vì vậy, báo cáo 2018 bao gồm 160 nước trong phần LPI quốc tế và 100 nước cho phần LPI nội địa.

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

LOGISTICS 3PL

CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Bối cảnh toàn cầu hóa

Xu thế tất yếu hiện nay là toàn cầu hóa và sự hội nhập các nền kinh tế. Xu thế này dẫn đến hoạt động giao thương giữa các quốc gia phát triển mạnh mẽ hơn nhờ cắt giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, trình độ công nghệ ngày càng tân tiến. Sự gia tăng sáp nhập nền kinh tế cũng làm tăng thêm quy mô ngành logistics, nhu cầu sử

23

trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, là cầu nối thương mại giữa thị trường trong nước với toàn cầu, là “mạch máu” lưu thông của cả nền kinh tế. Bởi vậy, đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, hoạt động ngoại thương ngày càng diễn ra sôi nổi, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics nói chung và logistics 3PL nói riêng càng trở nên gay gắt, không chỉ là cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Khi cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cần phải có chiến lược riêng cho mình thông qua sự phân tích đối thủ, họ có gì và mình có gì, từ đó xác định được những giá trị cạnh tranh chủ yếu. Một điều cần lưu ý, đó là cạnh tranh có thể thúc đẩy sự phát triển của logistics 3PL thông qua nâng cao năng lực cho doanh nghiệp những cũng có thể kìm hãm sự phát triển ấy nếu như doanh nghiệp không thể bắt kịp trình độ chuyên môn, xu thế phát triển và xây dựng chiến lược hợp lý.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế

Bản thân logistics 3PL là một hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nên đối với hoạt động này, các yếu tố kinh tế có những ảnh hưởng nhất định. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến 3PL là tình trạng tăng trưởng nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát và chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, tình hình tài chính của quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách thuế.v.v. [4]. Sự biến động của các nhân tố này, dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ đều có thể làm thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh, quy trình, phương thức hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.1.3. Hành lang pháp lý

Các quyết định chính trị và chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến mọi mặt của sự phát triển của môi trường kinh tế, trong đó có hệ thống logistics. Các chính sách ổn định chính trị, ngoại giao, đường lối cạnh tranh, khung pháp lý về các quy định giao nhận vận tải, thủ tục hải quan, định hướng phát triển tương lai cho ngành logistics.. được tạo lập bởi Chính phủ quốc gia và các tổ chức quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hướng thành công cho doanh nghiệp trên các thương trường cũng như tạo sự ổn định để doanh nghiệp chủ động và an tâm hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tình hình chính trị bất ổn, hệ thống pháp luật lỏng lẻo

có thể dẫn đến mối nguy tiềm tàng gây ra các hệ lụy đến hoạt động logistics, ngăn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

1.3.1.4. Môi trường công nghệ

Các công ty logistics ngày càng trở nên tiên tiến hơn về mặt công nghệ và công nghệ ngày càng đóng vai trò trung tâm trong các công ty logistics. Khoa học kỹ thuật đang đổi mới mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system - WMS), khả năng cung cấp báo cáo và theo dõi toàn bộ chuỗi logistics (reporting and visibility tools), công nghệ định vị bằng sóng radio (radio frenquency identification - RFID),... sẽ giúp truyền đạt thông tin về khách hàng, sự di chuyển hàng hóa nhanh chóng, chính xác, từ đó doanh nghiệp đưa ra được quyết định logistics hiệu quả. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy và góp phần vào sự phát triển và hiện đại hóa của kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện vận tải, giao nhận... góp phần làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của các hoạt động logistics [4].

1.3.1.5. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò không nhỏ khi đề cập đến các

Một phần của tài liệu 742 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w