3.1.2.1. Quy mô doanh thu và chi phí dịch vụ logistics 3PL
Việt Nam cho thấy trình độ phát triển logistics ở mức khá với LPI là 3,27 và xếp thứ 39 trên thế giới (2018), tăng cao từ 2,98 (năm 2016, hạng 64). Là một thành viên khu vực APAC, Việt Nam đang có xu hướng ngày càng phát triển hơn dịch vụ logistics 3PL. Giai đoạn 2014 - 2015, quy mô thị trường 3PL Việt Nam còn hạn chế khi chỉ đạt doanh thu lần lượt là 1,5 và 1,6 tỷ USD. Bắt đầu từ 2016 đến nay, doanh thu 3PL có xu hướng tăng lên. Cu thể, năm 2016, doanh thu là 3 tỷ USD và năm 2017 là 3,4 tỷ USD (khoảng 7,7% trong tổng doanh thu logistics). Dự kiến năm 2018 - 2020, thị trường 3PL Việt Nam tiếp tục phát triển thêm với tốc độ CAGR là 13,6%. Doanh thu của một số công ty 3PL Việt Nam tăng cao (doanh thu 3PL chiếm 5 - 8% tổng doanh thu logistics của Gemadept năm 2016; doanh thu dịch vụ 3PL của Tân
Cảng Sài Gòn dự kiến đạt 800 tỷ năm 2018, tăng 30% so với năm trước; v.v.). Cùng với xu hướng tăng sử dụng 3PL đem lại nguồn doanh thu lớn, chi phí liên quan đến các hoạt động 3PL cũng tăng lên. Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2018, “48,6% doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp dưới 10% và chỉ có 13,5% doanh nghiệp có tỷ trọng này trong khoảng từ 21% đến 30%” [3]. Trong chi phí logistics sẽ bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau: chi phí giao nhận - vận tải; chi phí đóng gói, xếp dỡ hàng hóa; chi phí cơ sở vật chất (kho, máy móc, thiết bị.v.v) và quản lý cơ sở; chi phí cho các thủ tục hải quan; đầu tư công nghệ và nhiều khoản phí khác (trong đó, chi phí vận tải là cao nhất, khoảng trên 60%). Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ không có khả năng thực hiện các công việc logistics và lựa chọn thuê ngoài như một giải pháp nhằm cắt giảm chi phí vốn đầu tư và tiết kiệm thời gian. Dù vậy, cũng phải nhìn nhận rằng 3PL có thể phát sinh một số chi phí phối hợp hoạt động như chi phí trao đổi thông tin, chi phí thiết kế quy trình hay sửa chữa sự cố có thể dẫn đến chi phí leo thang. Ngoài ra, các LSP 3PL cũng có thể gặp phải những vấn đề chi phí nâng cấp công nghệ, đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ khách hàng... Tính đến nay, có khoảng 41,9% các doanh nghiệp Việt Nam tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không thuê ngoài vì chi phí cao. Giải quyết vấn đề chi phí sẽ góp phần giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá cả phải chăng, tăng năng lực cạnh tranh.
3.1.2.2. Cung - cầu về dịch vụ logistics 3PL
Tham gia trong thị trường 3PL bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL và khách hàng sử dụng dịch vụ (đa phần cũng là các doanh nghiệp). “Người chơi” có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang chiếm lĩnh thị trường 3PL Việt Nam với kinh nghiệm và trình độ quản lý chuyên nghiệp. Xu hướng cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chỉ có hơn 25 công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực logistics, nhưng các doanh nghiệp FDI đó chiếm phần lớn thị phần với nền tảng hệ thống quy trình quản lý hiện đại và việc cung cấp dịch vụ logistics mang lại giá trị gia tăng cao, ví dụ như vận chuyển quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, tích hợp giải pháp logistics đầu cuối (ví dụ như DHL, Nippon Express, IndoTrans, Mapletree, FedEx, APL Logistics, Kerry Logistics). Đáng chú ý, một số công ty nội địa như Gemadept, Transimex, Vinatrans, Tân cảng Sài Gòn, Vinafco, Sotrans.v.v. đang hướng đến mô
Kh vực/Năm 2015 2016 2017 9T/2018 Trong
nước
Lượng hàng 1,115 1,222 1,346 1,185
54
hình 3PL. Tham gia vào mô hình này, các doanh nghiệp trong nước lựa chọn hướng đi đầu tư vào kho hay trung tâm phân phối và lấy đây làm năng lực cốt lõi. Ngày càng tham gia nhiều trong thị trường 3PL là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ có khá ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đúng vai trò của mình như một LSP 3PL. Tại Diễn đàn Việt Nam logistics năm 2018, các chuyên gia đánh giá doanh nghiệp nước ta vẫn mang bản chất đại lý, công ty vận tải với quy mô rất nhỏ từ 1-5 chiếc xe tải, hay đại lý môi giới, công ty cho thuê kho bãi ở cấp độ 2PL. Theo đó, ở cấp độ 3PL, trong hoạt động vận tải hàng hóa có hơn 75% doanh nghiệp vận tải có từ 1-5 chiếc xe thực sở hữu vận hành khai thác, còn hầu như các công ty kho bãi chỉ đơn thuần như chủ cho thuê mà chưa thực sự làm tốt vai trò 2PL. Khả năng phối hợp giữa các công ty cung cấp dịch vụ 3PL với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu chưa thật sự nhịp nhàng, sự liên kết giữa doanh nghiệp cùng ngành cũng chưa thật sự chặt chẽ làm cho năng lực doanh nghiệp còn kém so với các đối thủ lớn. Cạnh tranh trong ngành công nghiệp logistics đang gia tăng do năng lực thắt chặt cùng với sự hợp nhất gia tăng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, dẫn đến ít đối tác 3PL và tăng giá thành dịch vụ. Dù vậy, cũng có nhiều những thành tựu thực tế mà ta thấy doanh nghiệp nước ta cũng có khả năng cạnh tranh. Một số các doanh nghiệp 3PL trong nước đang ngày càng tăng cường hợp tác, liên doanh để chia sẻ lợi nhuận từ khai thác lợi thế về hạ tầng và vận tải, tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics (ví dụ như Transimex góp vốn liên doanh vào doanh nghiệp vận tải và xếp dỡ Hải An, liên doanh với Nippon Express và Vinafreight; Tân Cảng Sài Gòn cùng NYK và Mitsubishi với dự án khai thác cảng container đầu tư bằng vốn viện trợ ODA tại Cái Mép - Thị Vải; Samsung SDS và ALS (Aviation Logistics service) liên doanh cung cấp dịch vụ logistics tích hợp...) và nhiều thương vụ M&A cũng góp phần thúc đẩy thị trường 3PL nước ta (xem thêm phụ lục 4A,4B).
Sự tham gia vào các cộng đồng kinh tế và hiệp định thương mại như CP - TPP, EV - FTA. đã thúc đẩy nhiều công ty logistics khác nhau mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, từ đó mở rộng và tăng cường một loạt các dịch vụ logistics cho khách hàng cũng như các nhà đầu tư. Chẳng hạn như Damco Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ logistics và giao nhận hàng hóa bên thứ ba, đã đầu tư rất nhiều để nâng cao năng lực ở cả hai khu vực địa lý của miền Bắc và miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện
55
các hoạt động gia tăng giá trị mới. Hoạt động đầu tư FDI của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài lĩnh vực vận tải và kho bãi tính đến 2017 là 36 dự án với tổng số vốn đăng ký là 66 triệu USD, chiếm 3,4% trong tổng số dự án và 0,33% so với tổng số vốn các dự án trong các ngành [3].
Đối với cầu thị trường 3PL, những dấu hiệu tích cực của tình hình kinh tế - thương mại, sức mua tăng và các hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng mạnh trong năm vừa qua đã tạo đà thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ 3PL tăng lên. Tuy tỷ lệ thuê ngoài Việt Nam so với thế giới còn thấp (35 - 40%) trong khi tỷ lệ này tại các nước phát triển là 40 - 50% nhưng với tốc độ tăng trưởng như trên cùng với ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia mô hình cung cấp dịch vụ 3PL và chiến lược mở rộng quy mô phạm vi quốc tế, nhu cầu trong tương lai dự báo sẽ tăng thêm. Ở Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực thực phẩm, công nghệ, tiêu dùng như Samsung, Vinaphone hay Masan đang dẫn đầu sử dụng dịch vụ 3PL mang tính trọn gói. Các công ty logistics đặc biệt là các công ty quốc tế, thay vì mua đội tàu riêng của họ để vận chuyển hàng hóa thì đã thực hiện hợp đồng thuê ngoài với các LSP 3PL tại Việt Nam. Ngoài ra, theo luật của chính phủ, mọi công ty logistics quốc tế cần phải hợp tác với các đối tác vận tải địa phương để mua đội tàu. Do đó, các công ty quốc tế co xu hướng thuê ngoài bên thứ ba Việt Nam.
3.1.2.3. Loại hình dịch vụ logistics 3PL
Đa phần các doanh nghiệp nội địa hoạt động quy mô vừa và nhỏ, dịch vụ cung ứng chưa có sự tích hợp mà còn mang tính cơ bản và đơn lẻ. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong thuê ngoài 3PL là dịch vụ kho hàng (100%); thủ tục xuất nhập khẩu (78,4%); vận tải nội địa (73%) và quốc tế (70,3%) (Bộ Công Thương 2018) [3] (xem thêm phụ lục 3). Về dịch vụ vận tải, hoạt động vận tải trong nước và quốc tế khá phát triển, lượng hàng giai đoạn 2015 đến 2018 có xu hướng tăng.
Bảng 3.1. Lượng hàng vận chuyển nội địa và quốc tế Việt Nam (2015 - 2018)
Phương thức Chỉ tiêu 2015 2016 2017 9T/2018 Đường sắt Lượng hàng 6.707,0 5.209,0 5.636,1 4.155 So cùng kỳ 934 777 108,2 100,8 Đường bộ Lượng hàng 877.628,4 969.721, 0 1.070.572, 0 934.736,1 So cùng kỳ 106,8 ĨĨÕ5 110,4 110,8
Đường thủy nội địa Lượng
hàng 201.530,7 215.768,2 231.950,8 214.316,2
So cùng kỳ 105,7 1071 107,5 1075
Đường biển Lượng hàng 60.800,0 64.474,4 70.535,0 57.729,6 So cùng kỳ 103,2 106,0 109,4 105,2 Đường Lượng hàng 229,6 285,6 305,9 265,8 hàng không So cùng kỳ 113,7 124,4 107,1 118,6
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam [25] 56
Năm 2018, vận tải quốc tế tăng 3,2% (mức tăng cao nhất từ 2015) và nội địa tăng 10%, cho thấy dịch vụ vận tải Việt Nam có xu hướng mở rộng ra thế giới. Theo phương thức vận tải, hàng hóa vận chuyển đường bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng trên 70%), tiếp đó là đường biển và thủy nội địa, cuối cùng là đường sắt và đường hàng không. Lượng hàng vận chuyển có xu hướng tăng đều đang thúc đẩy hoạt động vận tải tăng trưởng mạnh mẽ. Dựa vào bảng 3.2 dưới đây, có thể thấy vận tải đường bộ vẫn là loại hình phát triển lớn nhất tại Việt Nam. Sự tăng trưởng của hình thức vận tải này thể hiện rõ rệt qua sự tăng lên đều đặn lượng hàng vận chuyển qua các năm, còn các phương thức vận tải còn lại đều có sự tăng giảm không đều. Song, tuy vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhưng khoảng 90% xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện bằng đường biển.
Bảng 3.2. Lượng hàng vận chuyển theo phương thức vận tải Việt Nam (2015 - 2018)
tấn, tăng 17% so với năm 2016, trong đó hàng container đạt 14,3 triệu TEU, tăng 13% so với năm 2016. Dự kiến hàng hóa thông qua cảng biển năm 2018 đạt 574.336 triệu
57
tấn, tăng cao hơn năm 2017 là 7%, sản lượng containers 15.362 triệu TEU, tăng 7,4%” (Báo cáo Logistics Việt Nam của Bộ Công Thương 2018) [3]. Bên cạnh đó, vận chuyển đường hàng không cũng chiếm khoảng 25% giá trị xuất nhập khẩu (cảng hàng không Nội Bài, Hà Nội chiếm 52% trong tổng lượng hàng vận chuyển quốc tế nhờ vào mặt hàng xuất khẩu chủ lực linh kiện điện tử; cảng Tân Sơn Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 47%).
Dịch vụ kho bãi cũng là một phân khúc chính của thị trường 3PL. Với một số LSP 3PL nội địa, ưu thế của họ chính là nguồn không gian đất xây kho lớn, giá thấp nhưng còn hạn chế về các dịch vụ mang giá trị gia tăng. Còn với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ có lợi hơn với hệ thống quy trình quản lý hiện đại, chuyên nghiệp. Tổng công suất thiết kế của kho lạnh thuê tại Việt Nam đạt 600.234 pallet vào cuối năm 2018. Vận tải lạnh tương đối phân mảnh với hai phân khúc bao gồm container và số lượng lớn. Khoảng 11% lưu lượng container qua cảng biển tại Việt Nam (2 triệu TEUs) trong năm 2018 là các container lạnh. Nước ta có hệ thống kho lạnh phân bổ khoảng 20 hệ thống tại miền Nam, 40-50 ở khu vực phía Bắc và nhiều kho nhỏ lẻ thuộc sở hữu của các công ty sản xuất. Phần lớn các kho lạnh nằm ở miền Nam chiếm 88% tổng công suất thiết kế. Trong khi đó, thị trường miền Bắc ghi nhận sự mở rộng mạnh mẽ của người chơi trong và ngoài nước nhờ nhu cầu gia tăng từ các chuỗi dịch vụ thực phẩm, bán lẻ thương mại hiện đại và các sản phẩm giá trị cao (trái cây nhập khẩu, thịt, sản phẩm sữa). Một số công ty 3PL như Gemadept, Vinafco, Schenker, Transimex cung cấp dịch vụ logistics toàn diện bao gồm chuỗi lạnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và đang đầu tư cho hệ thống này (Gemadept hợp tác với Tập đoàn Minh Phú đầu tư kho lạnh Mekong 50.000 tấn hàng tại Hậu Giang).
Dịch vụ giao nhận chiếm hơn 80% số công ty Việt Nam cung ứng. Là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị vận tải và logistics, thị trường giao nhận toàn cầu đã tăng 8% trong năm 2017, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Điều này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trong công tác vận chuyển hàng không và đường biển và nhiều cơ hội kinh doanh được giành thêm từ các nhà giao nhận hàng không và đường biển lớn.
thấy hiệu quả của thủ tục hải quan và quản lý thông quan chưa cao. Dịch vụ làm thủ tục hải quan là một trong các dịch vụ cơ bản của các công ty giao nhận - logistics. Khảo sát của VLA cho thấy 87,8% các công ty logistics cung cấp dịch vụ khai báo hải quan. Tuy nhiên, dịch vụ đại lý hải quan chưa thật sự phát triển mạnh và đúng vai trò mong muốn. Đa phần các doanh nghiệp sản xuất chủ động thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu và khai báo hải quan vì lý do chi phí và thời gian xử lý nhanh hơn, ít phụ thuộc vào đại lý, đặc biệt là trong trường hợp đại lý làm thủ tục trong nước được chỉ định từ đối tác nước ngoài (theo điều kiện thương mại áp dụng) nhưng khi thực hiện thì thường hay có phát sinh các khoản phí làm tăng thêm chi phí logistics. Hầu như các đại lý hải quan chưa hoạt động đúng như tên gọi, tức chưa được phép thay mặt chủ hàng (các doanh nghiệp xuất nhập khẩu) tham gia vào kiểm tra chuyên ngành.
Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp đã đạt được thành công nhờ cung cấp dịch vụ 3PL trọn gói. Ví dụ như Công ty Vinafco đã vượt trên các đối thủ lớn để giành quyền cung cấp dịch vụ cho các công ty như Akzo Nobel (Sơn Dulux), American Standard, Vifon nhờ đã thực hiện dịch vụ 3PL trọn gói từ khâu bảo quản, đóng gói, chia hàng, lưu giữ hàng hóa, thực hiện đơn hàng đến khâu vận chuyển, giao nhận, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ các chương trình tiếp thị của nhà sản xuất, vận tải, phân phối, cung cấp các giải pháp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của khách hàng. Vinafco xác định đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống vận hành theo chuẩn mực quốc tế là giá trị cạnh tranh hàng đầu. Chẳng hạn, công ty đầu tư vào hệ thống kho theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyên cung ứng các dịch vụ 3PL tại các vị trí kinh tế chiến lược như: Thanh Trì (Hà Nội), Hải Phòng, Đà Nằng, Bình Dương, Hậu Giang, có khả năng quản lý và điều tiết hàng hóa trên nhiều địa điểm trong phạm vi vùng, quốc gia, khu vực. Một trường hợp khác là Công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần. Nhờ đầu tư xây dựng trung tâm phân phối trọn gói theo hướng 3PL mà công ty đã thắng thầu, vượt qua hàng loạt công ty logistics nước ngoài nổi tiếng đang có mặt tại Việt Nam, giành quyền cung cấp dịch vụ trọn gói cho Tập đoàn Kimberly-Clark (Mỹ).
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng vận tải
Chỉ số LPI năm 2018 về hạ tầng Việt Nam là 3,01 [30]; cho thấy hạ tầng có nâng cấp nhưng vẫn còn chưa phát triển. Nước ta có hệ thống trung tâm logistics đặt
59
tại các khu vực thành phố lớn, dân cư đông đúc, các trung tâm kinh tế hay những khu vực phát triển sản xuất và phân phối. Hai loại hình trung tâm chính là trung tâm phân phối và trung tâm hoàn tất đơn hàng. Doanh nghiệp 3PL Việt Nam có trung tâm phân phối lớn kể đến như: Gemadept ( hệ thống trung tâm logistics lớn hàng đầu Việt Nam với tổng diện tích kho các loại lên đến hơn 100.000 m2, mạng lưới kho và phân phối