LOGISTICS 3PL
CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Bối cảnh toàn cầu hóa
Xu thế tất yếu hiện nay là toàn cầu hóa và sự hội nhập các nền kinh tế. Xu thế này dẫn đến hoạt động giao thương giữa các quốc gia phát triển mạnh mẽ hơn nhờ cắt giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, trình độ công nghệ ngày càng tân tiến. Sự gia tăng sáp nhập nền kinh tế cũng làm tăng thêm quy mô ngành logistics, nhu cầu sử
23
trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, là cầu nối thương mại giữa thị trường trong nước với toàn cầu, là “mạch máu” lưu thông của cả nền kinh tế. Bởi vậy, đặt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa, hoạt động ngoại thương ngày càng diễn ra sôi nổi, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics nói chung và logistics 3PL nói riêng càng trở nên gay gắt, không chỉ là cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Khi cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cần phải có chiến lược riêng cho mình thông qua sự phân tích đối thủ, họ có gì và mình có gì, từ đó xác định được những giá trị cạnh tranh chủ yếu. Một điều cần lưu ý, đó là cạnh tranh có thể thúc đẩy sự phát triển của logistics 3PL thông qua nâng cao năng lực cho doanh nghiệp những cũng có thể kìm hãm sự phát triển ấy nếu như doanh nghiệp không thể bắt kịp trình độ chuyên môn, xu thế phát triển và xây dựng chiến lược hợp lý.
1.3.1.2. Môi trường kinh tế
Bản thân logistics 3PL là một hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nên đối với hoạt động này, các yếu tố kinh tế có những ảnh hưởng nhất định. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến 3PL là tình trạng tăng trưởng nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát và chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, tình hình tài chính của quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách thuế.v.v. [4]. Sự biến động của các nhân tố này, dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ đều có thể làm thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh, quy trình, phương thức hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1.3. Hành lang pháp lý
Các quyết định chính trị và chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến mọi mặt của sự phát triển của môi trường kinh tế, trong đó có hệ thống logistics. Các chính sách ổn định chính trị, ngoại giao, đường lối cạnh tranh, khung pháp lý về các quy định giao nhận vận tải, thủ tục hải quan, định hướng phát triển tương lai cho ngành logistics.. được tạo lập bởi Chính phủ quốc gia và các tổ chức quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hướng thành công cho doanh nghiệp trên các thương trường cũng như tạo sự ổn định để doanh nghiệp chủ động và an tâm hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tình hình chính trị bất ổn, hệ thống pháp luật lỏng lẻo
có thể dẫn đến mối nguy tiềm tàng gây ra các hệ lụy đến hoạt động logistics, ngăn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.
1.3.1.4. Môi trường công nghệ
Các công ty logistics ngày càng trở nên tiên tiến hơn về mặt công nghệ và công nghệ ngày càng đóng vai trò trung tâm trong các công ty logistics. Khoa học kỹ thuật đang đổi mới mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logistics. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến, hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system - WMS), khả năng cung cấp báo cáo và theo dõi toàn bộ chuỗi logistics (reporting and visibility tools), công nghệ định vị bằng sóng radio (radio frenquency identification - RFID),... sẽ giúp truyền đạt thông tin về khách hàng, sự di chuyển hàng hóa nhanh chóng, chính xác, từ đó doanh nghiệp đưa ra được quyết định logistics hiệu quả. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy và góp phần vào sự phát triển và hiện đại hóa của kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện vận tải, giao nhận... góp phần làm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của các hoạt động logistics [4].
1.3.1.5. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò không nhỏ khi đề cập đến các nhân tố tác động đến sự phát triển của logistics 3PL. Kết cấu hạ tầng giao thông sẽ quyết định đến việc công tác vận chuyển trong chuỗi cung ứng từ việc vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu đầu vào đến các nhà xưởng, đưa hàng vào chế biến đến phân phối hàng đến tay khách hàng có diễn ra xuyên suốt và thuận lợi hay không. Vốn dịch vụ logistics phát triển dựa trên nền tảng vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không). Thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ gây khó khăn cho sản xuất hay mở rộng sản xuất do hệ thống đường sá, tàu lửa, hàng không và cảng biển trì trệ, tắc nghẽn. Ngược lại, doanh nghiệp có sự đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông sẽ giúp giảm được chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường.
1.3.1.6. Điều kiện tự nhiên và văn hóa - xã hội
25
dịch vụ 3PL. Các yếu tố như nắng mưa, lũ lụt, động đất, biến đổi khí hậu... có thể gây ra hàng loạt vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động logistics. Với nhiều ưu điểm như thích hợp vận chuyển quãng đường dài, chi phí thấp, khối lượng hàng chuyên chở lớn, độ an toàn và thân thiện môi trường cao hơn so với các phương thức khác, vận tải đường biển đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giao thương quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro của phương thức này cũng rất cao, bởi nếu có xảy ra các vấn đề như trên sẽ khiến cho việc vận chuyển trì trệ, thậm chí ngừng hẳn, tổn thất lớn cả về nhân lực và hàng hóa.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên, yếu tố văn hóa - xã hội cũng cần phải quan tâm. Các vấn đề như bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo, mất cân bằng giới tính, dân số già trẻ, tôn giáo, tập quán.. là những tác nhân làm cho hoạt động logistics diễn ra hiệu quả hay không. Trên thế giới đã có nhiều tình huống minh chứng cho vấn đề này như phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” ở Mỹ làm tê tiệt hoạt động vận tải, cản trở di chuyển của hàng hóa tại các cảng biển nước này.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động logistics 3PL của doanh nghiệp
Công tác nghiên cứu và phát triển sẽ rất cần thiết cho doanh nghiệp khi muốn vươn mình ra nhiều thị trường hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trước đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Tuy rằng nguồn vốn chi cho hoạt động này là khá tốn kém, song sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa dịch vụ cung ứng, trình độ nghiệp vụ của nhân viên được đào tạo chuyên sâu và phát triển hơn, công nghệ được nâng cấp mang tầm hiện đại hóa, ngày càng đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa và lợi ích của công tác này để có thể có những bước đi đúng đắn trong việc phát triển dịch vụ logistics 3PL.
1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm hệ thống thông tin, phần mềm và các thiết bị kỹ thuật khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin về khách hàng, đặt hàng, về đối thủ cạnh tranh, về các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính liên quan như thủ tục kho bãi, bảo hiểm, vận tải, hải quan.v.v., từ đó thông tin được cập nhật mọi lúc mọi nơi, giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, giúp xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Hệ thống thông tin hiện đại, tân tiến không chỉ đóng góp tích cực vào chuỗi giá trị sản phẩm (thu mua, phát triển sản phẩm, cung ứng ra thị trường, marketing) mà còn giúp kiểm soát mạng lưới giao dịch; thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng trong quá trình vận chuyển và định vị tuyến đường tối ưu nhất để chuyên chở hàng. Ngày nay, khi công nghê 4.0 và thương mại điện tử (e-commerce) đang bùng nổ thì vấn đề công nghệ càng cấp thiết cần được chú trọng phát triển.
1.3.2.3. Vật lực và tài lực của doanh nghiệp
Tiềm lực của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics 3PL qua nhiều mặt như quy mô hoạt động, về trình độ kỹ năng của nhân lực, năng lực tài chính của công ty và một số khía cạnh khác, trong đó, khả năng tài chính là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp logistics. Một nguồn tài chính lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô, phát triển thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trái lại, khả năng tài chính yếu sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chuỗi cung ứng, doanh nghiệp không đủ nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, những yếu tố như quy mô hoạt động, điều kiện vật chất kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ 3PL. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì phạm vi cung ứng dịch vụ khách hàng cũng rộng hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại nhiều địa điểm, nhiều thị trường khác nhau, cùng lúc có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhiều người. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng thì mới hướng tới việc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng.
1.3.2.4. Nguồn nhân lực trong phát triển hoạt động logistics 3PL
Nguồn nhân lực công ty gồm ban lãnh đạo nếu có trình độ quản lý, điều phối và hoạch định các công việc giỏi sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng hung thịnh; nguồn lực nhân viên cũng đòi hỏi có năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt cũng như các kỹ năng mềm (khả năng ứng xử, ngoại ngữ) thì mới có thể phục vụ khách hàng được bởi họ là người cung cấp trực tiếp dịch vụ đến khách hàng, từ đó góp phần súc tiến những nguồn khách hàng trung thành và tiềm năng, thu lại nhiều nguồn lợi cho doanh nghiệp.
Khu vực
Doanh thu 3PL toàn cầu (tỷ USD)
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Africa 29,6 27,1 25,5 26,1 29,4 32,2 35,0 38,2 41,0 Asia Pacific 289,3 292,7 306,1 329,3 348,4 377,6 409,6 444,5 481,5 CIS/Russia 33,7 23,5 21,7 25,5 27,3 28,8 30,4 32,3 34,4 Europe 196,4 172,6 173,4 184,1 179,7 186,7 194,1 201,9 210,1 Middle East 45,3 40,3 40,5 42,2 44,3 46,5 49,4 52,3 55,4 North America 195,9 195,7 200,3 220,0 219,9 232,4 245,6 257,5 270,2 South America 45,0 37,9 36,7 41,8 45,1 47,1 50,1 53,3 56,7 Grand Total 835,2 789,8 804,2 869,0 894,1 951,3 1014,2 1080 1149,3 27
Bên cạnh đó, nhận thức của đội ngũ nhân lực về dịch vụ logistics 3PL là vô cùng quan trọng. Để có thể tiến hành một công việc cụ thể nào đó một cách hiệu quả luôn cần thiết trước tiên chính là sự hiểu biết về công việc đó. Với logistics 3PL cũng vậy, các doanh nghiệp muốn thực hiện hiệu quả các chiến lược hoạt động liên quan đến 3PL cần phải có nhận thức đúng đắn và chân thực về dịch vụ này. Cụ thể, những vấn đề họ cần phải nắm vững bao gồm: khái niệm 3PL, ý nghĩa và tầm quan trọng, các bên tham gia, lợi ích và bất lợi, từ đó hiểu được bản chất của 3PL, đánh dấu bước đầu trước khi tham gia vào thương trường, tiến hành các nghiên cứu thị trường, khách hàng và xây dựng chiến lược. Không thể phủ nhận rằng nhận thức sai lầm về 3PL có thể khiến các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức, khó khăn để tham gia cung ứng, sử dụng và dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 xoay quanh làm rõ về bản chất logistics 3PL thông qua tìm hiểu về giới thiệu dịch vụ logistics nói chung và 3PL nói riêng, về đặc điểm, vai trò cũng như các hình thức nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba. Tiếp đó, chương cũng nêu bật vấn đề phát triển dịch vụ 3PL của doanh nghiệp, về quá trình phát triển và tầm quan trọng trong việc phát triển dịch vụ này, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển và chỉ tiêu đánh giá để từ đây phác họa tổng quan về hoạt động logistics 3PL trên cơ sở lý luận.
28
CHƯƠNG 2
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
3PL KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) luôn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng. Nền kinh tế APAC tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua đã thúc đẩy hoạt động 3PL phát triển. Cụ thể, APAC đã đóng góp hơn 1/3 xuất khẩu toàn cầu và hơn 40% vào GDP toàn cầu (2017). Tăng trưởng dự báo vào khoảng 6,5% giai đoạn 2018 - 2019 và tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Các liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Xu hướng doanh thu dịch vụ logistics 3PL tại khu vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới (chiếm khoảng 39% doanh thu toàn cầu năm 2018), dự báo tiếp tục tăng mạnh đến năm 2022 và giữ vững vị trí đứng đầu về đóng góp doanh thu 3PL toàn cầu, trong khi các khu vực khác có sự tăng giảm không đều.Bảng 2.1. Doanh thu 3PL toàn cầu theo các khu vực (2014 - 2022)
Năm Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ lệ lạm phát (%) Cán cân vãng lai (% của GDP)
GDP GDP bình quân đầu người
2015 6,
9
64 14 26
29
Hiện nay, doanh thu thương mại điện tử của APAC cao nhất trên toàn cầu từ sự gia tăng đáng kể nhu cầu logistics thương mại điện tử. Theo Armstrong & Associates, chi phí logistics thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 16,3% và doanh thu 3PL liên quan đến thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng từ 25,8 lên 40,2 tỷ USD giai đoạn từ 2017 đến 2020. Sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt của internet và điện thoại thông minh smart phone, xu hướng kinh doanh xuyên biên giới đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Thói quen tiêu dùng khách hàng ngày càng tập trung vào các thiết bị di động và ứng dụng đặc biệt như thanh toán di động; sự ra đời của nhiều hơn các dịch vụ tạo nên giá trị gia tăng như kho thông minh, bưu điện thông minh, dịch vụ chuyển phát nhanh... có thể giúp cải thiện chất lượng dịch vụ logistics, tốc độ giao hàng, tần suất giao hàng diễn ra hàng ngày, hàng tuần; phạm vị giao hàng mở rộng, thực hiện nhiều hơn loại hình dịch vụ logistics (dán nhãn, đóng gói, lưu kho, giao nhận) so với hoạt động logistics thông thường. Công nghệ blockchain, dữ liệu lớn Big Data, robot tự động hóa cũng đang được chú trọng đầu tư phát triển.
Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ cùng với chính sách cho hoạt động logistics của Chính phủ các nước trong APAC cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ 3PL. Cơ sở hạ tầng được nâng cao, dân số tăng đi cùng với đời sống phát triển và nhu cầu tiêu dùng tăng lên cũng là tiền tố làm cho dịch vụ 3PL ngày càng sôi động. Tuy vẫn còn những vấn đề bất cập như rủi ro bảo mật thông tin; vấn đề thuế và hải quan khi kinh doanh xuyên biên giới, sự thiếu gắn kết giữa các doanh nghiệp trong việc tạo nên mạng lưới hạ tầng hiệu quả mà thay vào đó mỗi thị trường quốc gia khác nhau lại thực hiện các hợp đồng riêng lẻ có thể gây phát sinh chi phí cho các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng; căng thẳng Mỹ - Trung song APAC vẫn là khu vực mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ logistics 3PL và mang lại nguồn doanh thu cao nhất cho toàn cầu, điển hình là sự phát triển về dịch vụ này của các nước Trung Quốc, Nhật Bản