3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 3PL TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam liên quan đến hoạt động logistics3PL 3PL
Nen kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ. Đánh giá chung trong năm 2018, kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu: “GDP cả năm tăng khoảng 7,1%, mức cao nhất từ 2008, trong đó đóng góp cao nhất ngành công nghiệp - xây dựng (48,6%) và dịch vụ (42,7%); GDP bình quân đầu người ước tính tăng 198 USD so với năm 2017; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, thiết lập mức kỷ lục mới với 482,2 tỷ USD. Cán cân thương mại có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay (7,2 tỷ USD); đầu tư nước ngoài tăng (vốn FDI tăng 9,1% so với năm 2017)” (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2018) [6]; thu nhập bình quân người dân có xu hướng tăng lên; tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao cấp thiết phải luôn tiếp tục đưa ra các biện pháp khắc phục. Hoạt động thương mại trong nước tăng trưởng ở mức khá, nổi bật với sự phát triển thị trường bán lẻ và gia tăng sức mua tiêu dùng (biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam (loại yếu tố giá, %) (2010 - 2018)
Nguồn: Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 [3]
Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đang trải qua sự tăng trưởng chậm lại do những bất ổn, các cuộc chiến thương mại, chính trị bất đồng giữa các nước lớn như Nga, Mỹ; cạnh tranh
52
tăng lên đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Dù vậy, với tổng quan kinh tế xã hội năm 2018, Việt Nam vẫn là quốc gia mang nhiều tiềm năng cho sự phát triển của dịch vụ logistics 3PL.
Về khung pháp lý và thủ tục hành chính, trong vòng hai năm 2017 - 2018, Việt Nam đã có một số thay đổi quan trọng liên quan đến dịch vụ logistics, trong đó đặc biệt kể đến là Nghị định số 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics (thay thế cho nghị định 140 cũ), có hiệu lực từ 02/2018. Nghị định đã thay đổi, mở rộng đối tượng kinh doanh là các doanh nghiệp logistics nước ngoài, không còn chỉ áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam; mở rộng loại hình dịch vụ logistics; “các quy định trang bị cơ sở vật chất và nhân lực là tùy văn bản mỗi loại hình quy định, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp theo tỷ lệ khi kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải”.v.v. về thủ tục hành chính, Chính phủ cũng chỉ đạo sát sao các công việc liên quan đến cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp; kết hợp với các bộ, ban, ngành cải cách và đổi mới phương pháp quản lý; giảm mặt hàng kiểm tra trước thông quan. Phân bổ mã ngành đã có riêng mã cho ngành logistics nhưng phạm vi còn hạn hẹp (gồm lập kế hoạch, vận tải, kho bãi, phân phối) do mức phân ngành khá sâu. “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” (quyết định 200/QĐ-TTg) được đưa ra bởi Chính phủ có đặt mục tiêu và nhiệm vụ liên quan đến phát triển dịch vụ logistics 3PL.