Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 742 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

1.3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động logistics 3PL của doanh nghiệp

Công tác nghiên cứu và phát triển sẽ rất cần thiết cho doanh nghiệp khi muốn vươn mình ra nhiều thị trường hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trước đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Tuy rằng nguồn vốn chi cho hoạt động này là khá tốn kém, song sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa dịch vụ cung ứng, trình độ nghiệp vụ của nhân viên được đào tạo chuyên sâu và phát triển hơn, công nghệ được nâng cấp mang tầm hiện đại hóa, ngày càng đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa và lợi ích của công tác này để có thể có những bước đi đúng đắn trong việc phát triển dịch vụ logistics 3PL.

1.3.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm hệ thống thông tin, phần mềm và các thiết bị kỹ thuật khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin về khách hàng, đặt hàng, về đối thủ cạnh tranh, về các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính liên quan như thủ tục kho bãi, bảo hiểm, vận tải, hải quan.v.v., từ đó thông tin được cập nhật mọi lúc mọi nơi, giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, giúp xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Hệ thống thông tin hiện đại, tân tiến không chỉ đóng góp tích cực vào chuỗi giá trị sản phẩm (thu mua, phát triển sản phẩm, cung ứng ra thị trường, marketing) mà còn giúp kiểm soát mạng lưới giao dịch; thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng trong quá trình vận chuyển và định vị tuyến đường tối ưu nhất để chuyên chở hàng. Ngày nay, khi công nghê 4.0 và thương mại điện tử (e-commerce) đang bùng nổ thì vấn đề công nghệ càng cấp thiết cần được chú trọng phát triển.

1.3.2.3. Vật lực và tài lực của doanh nghiệp

Tiềm lực của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics 3PL qua nhiều mặt như quy mô hoạt động, về trình độ kỹ năng của nhân lực, năng lực tài chính của công ty và một số khía cạnh khác, trong đó, khả năng tài chính là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp logistics. Một nguồn tài chính lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô, phát triển thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trái lại, khả năng tài chính yếu sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chuỗi cung ứng, doanh nghiệp không đủ nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, những yếu tố như quy mô hoạt động, điều kiện vật chất kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dịch vụ 3PL. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì phạm vi cung ứng dịch vụ khách hàng cũng rộng hơn, doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại nhiều địa điểm, nhiều thị trường khác nhau, cùng lúc có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhiều người. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng thì mới hướng tới việc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng.

1.3.2.4. Nguồn nhân lực trong phát triển hoạt động logistics 3PL

Nguồn nhân lực công ty gồm ban lãnh đạo nếu có trình độ quản lý, điều phối và hoạch định các công việc giỏi sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng hung thịnh; nguồn lực nhân viên cũng đòi hỏi có năng lực nghiệp vụ chuyên môn tốt cũng như các kỹ năng mềm (khả năng ứng xử, ngoại ngữ) thì mới có thể phục vụ khách hàng được bởi họ là người cung cấp trực tiếp dịch vụ đến khách hàng, từ đó góp phần súc tiến những nguồn khách hàng trung thành và tiềm năng, thu lại nhiều nguồn lợi cho doanh nghiệp.

Khu vực

Doanh thu 3PL toàn cầu (tỷ USD)

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Africa 29,6 27,1 25,5 26,1 29,4 32,2 35,0 38,2 41,0 Asia Pacific 289,3 292,7 306,1 329,3 348,4 377,6 409,6 444,5 481,5 CIS/Russia 33,7 23,5 21,7 25,5 27,3 28,8 30,4 32,3 34,4 Europe 196,4 172,6 173,4 184,1 179,7 186,7 194,1 201,9 210,1 Middle East 45,3 40,3 40,5 42,2 44,3 46,5 49,4 52,3 55,4 North America 195,9 195,7 200,3 220,0 219,9 232,4 245,6 257,5 270,2 South America 45,0 37,9 36,7 41,8 45,1 47,1 50,1 53,3 56,7 Grand Total 835,2 789,8 804,2 869,0 894,1 951,3 1014,2 1080 1149,3 27

Bên cạnh đó, nhận thức của đội ngũ nhân lực về dịch vụ logistics 3PL là vô cùng quan trọng. Để có thể tiến hành một công việc cụ thể nào đó một cách hiệu quả luôn cần thiết trước tiên chính là sự hiểu biết về công việc đó. Với logistics 3PL cũng vậy, các doanh nghiệp muốn thực hiện hiệu quả các chiến lược hoạt động liên quan đến 3PL cần phải có nhận thức đúng đắn và chân thực về dịch vụ này. Cụ thể, những vấn đề họ cần phải nắm vững bao gồm: khái niệm 3PL, ý nghĩa và tầm quan trọng, các bên tham gia, lợi ích và bất lợi, từ đó hiểu được bản chất của 3PL, đánh dấu bước đầu trước khi tham gia vào thương trường, tiến hành các nghiên cứu thị trường, khách hàng và xây dựng chiến lược. Không thể phủ nhận rằng nhận thức sai lầm về 3PL có thể khiến các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức, khó khăn để tham gia cung ứng, sử dụng và dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 xoay quanh làm rõ về bản chất logistics 3PL thông qua tìm hiểu về giới thiệu dịch vụ logistics nói chung và 3PL nói riêng, về đặc điểm, vai trò cũng như các hình thức nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba. Tiếp đó, chương cũng nêu bật vấn đề phát triển dịch vụ 3PL của doanh nghiệp, về quá trình phát triển và tầm quan trọng trong việc phát triển dịch vụ này, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển và chỉ tiêu đánh giá để từ đây phác họa tổng quan về hoạt động logistics 3PL trên cơ sở lý luận.

28

CHƯƠNG 2

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

3PL KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) luôn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng. Nền kinh tế APAC tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua đã thúc đẩy hoạt động 3PL phát triển. Cụ thể, APAC đã đóng góp hơn 1/3 xuất khẩu toàn cầu và hơn 40% vào GDP toàn cầu (2017). Tăng trưởng dự báo vào khoảng 6,5% giai đoạn 2018 - 2019 và tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Các liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ. Xu hướng doanh thu dịch vụ logistics 3PL tại khu vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới (chiếm khoảng 39% doanh thu toàn cầu năm 2018), dự báo tiếp tục tăng mạnh đến năm 2022 và giữ vững vị trí đứng đầu về đóng góp doanh thu 3PL toàn cầu, trong khi các khu vực khác có sự tăng giảm không đều.Bảng 2.1. Doanh thu 3PL toàn cầu theo các khu vực (2014 - 2022)

Năm Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ lệ lạm phát (%) Cán cân vãng lai (% của GDP)

GDP GDP bình quân đầu người

2015 6,

9

64 14 26

29

Hiện nay, doanh thu thương mại điện tử của APAC cao nhất trên toàn cầu từ sự gia tăng đáng kể nhu cầu logistics thương mại điện tử. Theo Armstrong & Associates, chi phí logistics thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 16,3% và doanh thu 3PL liên quan đến thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng từ 25,8 lên 40,2 tỷ USD giai đoạn từ 2017 đến 2020. Sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt của internet và điện thoại thông minh smart phone, xu hướng kinh doanh xuyên biên giới đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Thói quen tiêu dùng khách hàng ngày càng tập trung vào các thiết bị di động và ứng dụng đặc biệt như thanh toán di động; sự ra đời của nhiều hơn các dịch vụ tạo nên giá trị gia tăng như kho thông minh, bưu điện thông minh, dịch vụ chuyển phát nhanh... có thể giúp cải thiện chất lượng dịch vụ logistics, tốc độ giao hàng, tần suất giao hàng diễn ra hàng ngày, hàng tuần; phạm vị giao hàng mở rộng, thực hiện nhiều hơn loại hình dịch vụ logistics (dán nhãn, đóng gói, lưu kho, giao nhận) so với hoạt động logistics thông thường. Công nghệ blockchain, dữ liệu lớn Big Data, robot tự động hóa cũng đang được chú trọng đầu tư phát triển.

Nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ cùng với chính sách cho hoạt động logistics của Chính phủ các nước trong APAC cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ 3PL. Cơ sở hạ tầng được nâng cao, dân số tăng đi cùng với đời sống phát triển và nhu cầu tiêu dùng tăng lên cũng là tiền tố làm cho dịch vụ 3PL ngày càng sôi động. Tuy vẫn còn những vấn đề bất cập như rủi ro bảo mật thông tin; vấn đề thuế và hải quan khi kinh doanh xuyên biên giới, sự thiếu gắn kết giữa các doanh nghiệp trong việc tạo nên mạng lưới hạ tầng hiệu quả mà thay vào đó mỗi thị trường quốc gia khác nhau lại thực hiện các hợp đồng riêng lẻ có thể gây phát sinh chi phí cho các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng; căng thẳng Mỹ - Trung song APAC vẫn là khu vực mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển dịch vụ logistics 3PL và mang lại nguồn doanh thu cao nhất cho toàn cầu, điển hình là sự phát triển về dịch vụ này của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu giúp phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba trong nước về khía cạnh là một quốc gia cùng khu vực có nhiều tương đồng và mối quan hệ kinh tế, logistics với các quốc gia trên.

30

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 3PL TẠI TRUNG QUỐC

2.2.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc

2.2.1.1. Tình hình kinh tế - thương mại của Trung Quốc liên quan đến logistics 3PL

Là quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ hai trên thế giới, sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics 3PL. Tình hình kinh tế Trung Quốc được đánh giá có sự phát triển khá ổn định trong năm 2018. Trong năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc phát triển khá ổn định và hoàn thành tương đối tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.Bảng 2.2. Một số chỉ số kinh tế Trung Quốc (2015 - 2019)

9

2018 6,6 66 26 13

Lượng (Đvt: 10.000 tấn) Tỷ trọng (%) So cùng kỳ (%) Đường sắt 402.573 7,95 9,1 Đường bộ 3.959.059 78,22 7,4 Đường thủy 699.139 13,81 4,7 Hàng không dân dụng 738 0,01 4,6 __________Tổng__________ 5.061.510 100,00 7,1

Nguồn: Asian Development Outlook (2018) [16]

Cụ thể, “tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là 13,6 nghìn tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 6,6% (vượt chỉ tiêu định ra là 6,5%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng phát triển đạt mức kỷ lục: tổng xuất nhập khẩu đạt 4494,44 tỷ USD (tăng trưởng 9,7% so với 2017); xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng trưởng 7,1% và 12,9%. Cơ cấu thương mại được nâng cấp. Tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,1% so năm 2017” [18]. Tuy kinh tế có sự giảm tốc tăng trưởng, Trung Quốc vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới và có nhiều tiềm năng vượt qua khó khăn và thậm chí vươn lên vị trí số 1 thế giới về nền kinh tế (theo dự báo về 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030 của ngân hàng Standard Chartered). Dự báo trong khoảng 2018 - 2022, tăng trưởng thị trường 3PL giữ mức ổn định 9%.

31

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động logistics 3PL tại Trung Quốc

Trung Quốc đứng thứ 26 trên thế giới về phát triển logistics với chỉ số LPI là 3,61 [30], cho thấy hoạt động logistics nước này khá phát triển. Theo Armstrong & Associates, quy mô thị trường logistics 3PL Trung Quốc năm 2017 đứng thứ hai trên thế giới (kém hơn Hoa Kỳ 4 tỷ USD) và đứng thứ nhất khu vực APAC với tổng doanh thu là 180,3 tỷ USD, chiếm 54,7% tổng doanh thu APAC và 20,7% so với tổng doanh thu trên toàn thế giới (xem phụ lục 1). Chi phí logistics năm 2017 đã cắt giảm khoảng 88,16 tỷ CNY (14 tỷ USD) và đến năm 2018 giảm hơn 12 tỷ CNY (1,88 tỷ USD). Tuy có giảm nhưng nhìn chung, chi phí logistics Trung Quốc vẫn ở mức cao (cao hơn 8 đến 9% ở các nước lớn phát triển). Dự báo trong giai đoạn 2018 - 2022, tốc độ CAGR là 6.74%; quy mô thị trường 3PL sẽ đạt 1,60 tỷ CNY đến năm 2020.

Về hoạt động vận tải, đánh giá Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng ổn định và nhanh chóng, trong đó lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu thông qua tuyến đường bộ.

hướng tăng lên so với năm 2017, theo đó, tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng bằng đường sắt là cao nhất (9,1%). Tổng số dặm đường ray cao tốc của Trung Quốc đã vượt quá 140.000 km cuối năm 2018 (đứng đầu thế giới và nước này lên kế hoạch sẽ tiếp tục xây dựng thêm trong năm 2019 với mục tiêu mạng lưới đường sắt cao tốc bao phủ 80% thành phố lớn. Về cảng biển, tổng hàng hóa qua các cảng biển của Trung Quốc năm 2018 đạt trên 9,21 tỷ tấn, tăng 4,2% so với năm 2017. Shanghai International Port - tập đoàn cảng lớn nhất ở Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng container trong chín năm liên tiếp khi xử lý trên 561 triệu tấn hàng hóa vào năm 2018 [1].

32

thông hàng và phát triển logistics. Ước tính khoản đầu tư vào tài sản cố định của ngành kho bãi của Trung Quốc sẽ vượt quá 700 tỷ CNY trong năm 2018. Đặc biệt, chuỗi cung ứng lạnh đang tăng trưởng mạnh cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa và cơ cấu tiêu thụ của người tiêu dùng tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao. Năm 2018, tổng diện tích kho lạnh vượt quá 6,96 triệu m2, lớn hơn khoảng 4,1 triệu m2 so với 2017 và chiếm 2,73% tổng kho. Thu nhập người dân tăng cao cũng như với các sản phẩm thuốc men và thực phẩm (thịt, thủy sản, thực phẩm đông lạnh nhanh, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa) tăng đều đã thúc đẩy chuỗi cung ứng kho lạnh. Xu hướng sử dụng kho cũ để xây dựng lại kho lạnh đã tăng lên giúp tiết kiệm chi phí, thời gian; các tiêu chuẩn nhu cầu kho lạnh được cải thiện như kiểm định chất lượng được cải thiện và các chính sách thúc đẩy mở rộng và nâng cấp hệ thống kho lạnh như Kế hoạch phát triển logistics chuỗi lạnh (2018-2020), tài liệu chính sách đề cập đến việc điều chỉnh cấu trúc quy hoạch và bố trí kho lạnh quảng bá rộng cũng góp phần phát triển thêm lĩnh vực này.

Về LSP 3PL, đa phần có nguồn gốc là doanh nghiệp vận tải và kho bãi, có một số nhà cung cấp dịch vụ này lập nên từ dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất hay hợp tác liên doanh với doanh nghiệp khác. Hai doanh nghiệp 3PL nổi bật trong nước và trên thế giới là Sinotrans (doanh thu đạt 77,312 tỷ CNY năm 2018) và Anji (22,32 tỷ CNY, tăng 18,28% so với 2017). Nhiều công ty của Trung Quốc đã xây dựng chiến lược phát triển mở rộng xuyên biên giới về dịch vụ 3PL. Theo nghiên cứu hằng năm lần thứ 22 năm 2018, một số doanh nghiệp 3PL lớn của Trung Quốc đã “từng bước đa dạng hóa lĩnh vực dịch vụ của mình như năng lượng, thực phẩm, giải pháp cung ứng một điểm đến (one-stop service), sản xuất ô tô, các dịch vụ tài chính toàn diện bao gồm thanh toán, cung cấp tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, thị trường 3PL của Trung Quốc đã đánh dấu những tiến bộ rõ rệt trong các dịch vụ chuyên nghiệp và khả năng tùy biến các ngành công nghiệp ô tô, thiết bị gia dụng, chuỗi lạnh, logistics về kỹ thuật và dự án”[24]. Tuy thị trường 3PL còn phân mảnh, quy mô doanh nghiệp chưa lớn và dịch vụ chủ yếu tập trung hai mảng vận tải và lưu kho khiến doanh nghiệp 3PL trong nước khó cạnh tranh so với nước ngoài, sự phát triển chung về 3PL Trung Quốc vẫn được đánh giá là tương đối nhanh, điển hình là 10

Một phần của tài liệu 742 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistics 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w