7. Cấu trúc đề tài
1.2.2. Khái niệm pháp luật về công ty hợp danh
Với tư cách là một chủ thể tham gia các giao dịch kinh doanh, thì sự ra đời của CTHD là cơ sở cho sự xuất hiện các quy định pháp luật về CTHD. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về các chế định pháp luật kinh doanh nói chung và về CTHD nói riêng. Song với cách tiếp cận từ đối tượng điều chỉnh của nó, có thể hiểu pháp luật về CTHD là khuôn khổ pháp lý dành cho CTHD, bao gồm các quy định chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến CTHD.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về CTHD là các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của CTHD. Có thể là các quan hệ xã hội giữa CTHD với chủ thể kinh doanh, đối tác hay khách hàng hay quan hệ giữa các thành viên trong công ty hoặc giữa công ty với các thành viên của mình.
Với lịch sử lâu đời, cùng tốc độ phát triển, mô hình CTHD đã, đang và sẽ trải rộng khắp các nước trên thế giới, dần trở thành một loại hình kinh doanh không thể thiếu. Để đảm bảo CTHD hoạt động có hiệu quả, cần có khung pháp luật điều chỉnh thống nhất và hoàn chỉnh. Từ đó, tạo thuận lợi cho sự phát triển năng động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được sự quản lý của Nhà nước. Pháp luật về CTHD ở Việt Nam đang từng bước được củng cố và hoàn thiện hơn. Cụ thể, khung pháp lý cho CTHD theo pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Chương VI, từ điều 177 đến điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021 quy định về các vấn đề liên quan đến CTHD. Các quy định trên đã tạo cơ sở cho hình thức CTHD được hình thành và hoạt động theo một trật tự nhất định, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này được “hòa nhập”, ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích kinh tế đặc biệt.