PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Một phần của tài liệu 841 pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 35)

7. Cấu trúc đề tài

2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường. Dưới sự phát triển, vận động không ngừng của dòng chảy kinh tế thế giới thì sự đa dạng hóa các loại hình chủ thể kinh doanh là một việc rất cần thiết, quan trọng. Bởi lẽ, kinh tế với vai trò là cơ sở hạ tầng luôn cần thiết phải có một hình thái kiến trúc thượng tầng là các cơ sở pháp lý phù hợp để quản lý điều hành nó đi đúng định hướng, mục đích và khơi nguồn phát triển. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý dành cho CTHD sẽ tạo điều kiện để khơi thông, thu hút nguồn vốn, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tham gia kinh doanh.

Luật Công ty 1990 và LDN tư nhân 1990 là hai đạo luật đầu tiên về các loại hình công ty thời kỳ đổi mới chưa quy định sự tồn tại của CTHD. Và phải kể từ LDN 1999, CTHD mới bắt đầu được quy định trở lại. Tuy nhiên, đây lại là một loại hình công ty đã gây ra rất nhiều ý kiến tranh luận. Sau đó, “có rất nhiều quan điểm cho rằng những người làm luật đã thiết kế chưa thành công mô hình công ty hợp danh, còn quá nhiều điều chưa rõ ràng và mâu thuẫn, do vậy mô hình này chưa được giới kinh doanh ở Việt Nam hưởng ứng”. Bổ sung và hoàn thiện từ Luật Doanh nghiệp 1999 qua các văn bản khác nhau, hiện nay các quy định về CTHD trong LDN 2020 ngày càng gia tăng về mặt số lượng và chất lượng để nhằm điều chỉnh loại hình công ty này chặt chẽ và đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu 841 pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w