7. Cấu trúc đề tài
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP
DANH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢPDANH DANH
Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về CTHD cần tuân theo các quy luật của thị trường phù hợp với truyền thống văn hóa kinh doanh phù hợp với bản chất con người và xã hội Việt Nam. Cụ thể, việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao tính khả thi trên thực tế cẩn phù hợp với cơ sở chính trị, cơ sở kinh tế - xã hội.
- Cơ sở chính trị : Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã thật sự
quan tâm đến phát triển thể chế hóa nền thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sao cho đồng bộ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nước nhà trong thời kỳ mới , là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô. Mặt khác, trước bối cảnh phát triển không ngừng của kinh tế quốc tế việc xây dựng thêm nhiều mô hình kinh doanh khác nhau là rất cần thiết. Thông thường, mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội luôn đòi hỏi phải có các hình thức kinh doanh mới. Rõ ràng, có thêm một mô hình công ty mới là tăng thêm cơ hội để nhà đầu tư chọn lựa, sử dụng và đồng thời còn để tuân thủ các cam kết quốc tế. Vì vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, việc phát triển đa dạng các loại hình công ty luôn là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước.
- Cơ sở kinh tế - xã hội : Bởi lẽ, kinh tế thị trường luôn vận hành theo nguyên
tắc tự do kinh tế và nguyên tắc thị trường tự cân bằng. Nhờ đó, nền kinh tế bắt đầu gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế tư nhân phát triển rộng rãi và đã mang lại những đóng góp to lớn cho tổng thể nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, kinh tế thị trường rất thích hợp cho các loại hình công ty thương mại tư nhân có cơ hội tồn tại và phát triển. Đây là một tiền đề rất quan trọng để cho nhiều loại hình công ty khác nhau (trong đó có cả CTHD) có thể triển khai tại Việt Nam. Khi phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội và truyền thống thương mại của Việt Nam, nếu có thể
được lựa chọn thì loại hình của CTHD sẽ rất phù hợp. Bởi lẽ, như đã trình bày, người Việt thường có tâm lý kinh doanh đặt nặng mối quan hệ quen biết và không muốn làm ăn lớn, mạo hiểm. Hơn nữa, CTHD với sự đa dạng về loại hình thành viên sẽ tạo điều kiện và thu hút nhiều nhà đầu tư khác nhau tham gia. Cơ sở kinh tế xã hội quyết định sự ra đời và tồn tại của CTHD và pháp luật về CTHD, đồng thời những chế định pháp luật về CTHD lại góp phần định hướng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về CTHD phải căn cứ vào các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và phù hợp với truyền thống văn hóa kinh doanh của người Việt.
Trước những yêu cầu và thách thức của thời đại khi sự phát triển và thay đổi dưới tác động của những cuộc cách mạng là không ngừng nghỉ thì pháp luật cũng phải kịp thời lấp lại những “khoảng trống”, thay những “tấm áo đã cũ” để rồi mang sứ mệnh tác động trở lại - điều chỉnh và đặt các quan hệ kinh tế trong một khuôn khổ, một giới hạn thích hợp mà ở đó, các quan hệ kinh tế trở nên an toàn và phát triển một cách tích cực. Vì vậy, như đã phân tích về những hạn chế trong các quy định hiện nay của pháp luật Việt nam về công ty hợp danh, pháp luật luật cần phải nhanh chóng hoàn thiện, khắc phục những hạn chế để tạo ra một môi trường tích cực, một khung pháp lý đồng bộ cho công ty hợp danh hoạt động và phát triển, đề tài xin đưa ra một số phương hướng hoàn thiện như sau
Một là, hoàn thiện pháp luật về CTHD đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về thị trường ở Việt Nam. Chế định pháp luật CTHD là một bộ phận của hệ thống pháp luật về các loại hình công ty nói riêng và còn là một phần của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Vì vậy, việc xây dựng chế định CTHD luôn nằm trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Việt Nam. Việc đều chỉnh một quan hệ pháp luật phát sinh có thể là sự kết hợp của nhiều đạo luật với nhau . Chính vì thế, việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp là chưa đủ mà cần phải được tiến hành một cách đồng bộ cùng với các chế định khác của pháp luật về thị trường để đảm bảo sự tương thích giữa chúng. Hoàn thiện pháp luật về CTHD phải được chú ý trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật làm cho các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình tổ chức và vận hành CTHD trở thành một chính thể thống
nhất, hợp lý, logic và có hiệu quả bởi các vấn đề pháp lý về CTHD không chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của LDN mà còn liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, các văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản trên.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về CTHD góp phần xây dựng môi trường pháp lý kinh doanh thuận lợi. Việc hoàn thiện pháp luật về CTHD sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thuận lợi, góp phần đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật về CTHD khuyến khích bảo hộ các hoạt động đầu tư giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào quá trình tổ chức hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
Ba là, hoàn thiện pháp luật về CTHD góp phần bảo đảm tính hợp lý và tinh khả thi của hệ thống pháp luật về thị trường, tiết kiệm chi phi tổ chức và vận hành công ty. Pháp luật về CTHD là một bộ phận của pháp luật về chủ thể kinh doanh, là bộ phận cấu thành pháp luật kinh doanh và là công cụ quan trọng để nhà nước đều tiết và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh. Các quy định của pháp luật về CTHD chỉ được coi là đúng đắn và có hiệu quả khi nó mang lại những lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá tính cần thiết và hiệu quả của pháp luật là sự hạn chế chi phí để thực hiện pháp luật. Các quy định pháp luật không phù hợp ở các mức độ khác nhau sẽ tạo thêm rào cản đối với quyền tự do kinh doanh và làm tăng chi phí tổ chức vận hành công ty. Việc hoàn thiện pháp luật về CTHD cần tính đến việc tiết giảm chi phí khi công ty gia nhập thị trường và quản trị nội bộ. Theo đó, thủ tục để CTHD gia nhập thị trường cần được quy định đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm ở mức thấp nhất cả về thời gian và tiền bạc cho nhà đầu tư cũng như bộ máy công quyền. Cần quy định về quản trị công ty theo hướng linh hoạt, giảm thiểu những ràng buộc pháp lý trong tổ chức quản lý nội bộ đối với mô hình kinh doanh này.
Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện và xây dựng thêm nhiều mô hình doanh nghiệp để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi bức thiết từ thị trường là một việc làm quan trọng. Đây cũng là chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong suốt thời gian qua. Từ đó, thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế, thu hút nguồn đầu tư
nước ngoài và làm cho môi trường kinh doanh Việt Nam trong sạch, hoạt động hiệu quả, đồng thời góp phần bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Có thể nói, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp hiện hành luôn tồn tại những khiếm khuyết truyền thống như thiếu tính toàn diện, tính đồng bộ, thống nhất... Những hạn chế đó làm cho Việt Nam không thể có một môi trường pháp lý về doanh nghiệp an toàn, tin cậy mà trái lại rất dễ phát sinh các mâu thuẫn, bất cập dẫn đến việc các quy định của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp sau khi được ban hành đều tỏ ra kém hiệu quả thực tế. Để tránh tình trạng trên, trong quá trình tổ chức xây dựng, hoàn thiện pháp luật về CTHD phải được tiến hành một cách đồng bộ trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và vận hành CTHD để đảm bảo tính thống nhất, hợp lý và logic.