7. Cấu trúc đề tài
2.3.1. Những mặt tích cực
Thứ nhất, khung pháp lý về CTHD đã được nâng cao rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển CTHD. Hệ thống văn bản pháp luật về CTHD ở Việt Nam đã được xây dựng và ban hành tương đối hoàn thiện, phần nào đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, CTHD được coi như là một phương thức san sẻ các gánh nặng trong việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mở rộng lựa chọn doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Việc Nhà nước chính thức công nhận, tạo lập khung pháp lí, đề ra các chính sách khuyến khích, phát triển CTHD là rất hợp lí và cần thiết.
Thứ hai, môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng thúc đẩy sự phát triển của CTHD. Trong những năm gần đây, công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp nói chung và các CTHD nói riêng đã đạt được nhiều điểm khả quan. Từ năm 2017, nhiều Bộ, Ngành đã tiến hành thủ tục cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính như thuế, hóa đơn VAT, bảo hiểm hay thông quan,.. Điều
này đem lại lợi ích rất lớn, rút ngắn được thời gian, chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, thể chế hóa các quy định giúp mọi người có cái nhìn, nhận thức đúng đắn và rõ ràng về CTHD. Qua đó, pháp luật là cơ sở vững chắc tạo chỗ đứng nhất định trên thị trường cho CTHD, tránh được những khó khăn đến từ khách hàng, đối tác kinh doanh. Khi phân tích chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên nhận vốn, nó sẽ đem đến khả năng tạo sự tin tưởng trước khách hàng hoặc các chủ nợ. Ngoài ra, tuy chế độ trách nhiệm vô hạn là sự rủi ro, gánh nặng đối với các thành viên nhận vốn, nhưng điều đó lại giúp cho các thành viên này phải tự giác nâng cao ý thức trách nhiệm trong mọi hành vi của họ. Mặt khác, đối với những thành viên là người có uy tín kinh doanh, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn... nếu những người này tham gia vào CTCP hay Công ty TNHH thì địa vị và khả năng của họ sẽ ít được đề cao bởi vì như đã trình bày, ở các mô hình đó thường chỉ quan tâm đến yếu tố vốn góp bằng tiền của và chỉ những thành viên có nhiều vốn góp mới là những người nắm mọi quyền hành chi phối của công ty. Nếu những người trên tham gia vào CTHD thì những thành viên là người có trình độ, năng lực mới có khả năng tận hưởng sự công bằng. Nói cách khác, CTHD bảo đảm sự hài hòa đối với vốn góp bằng trí tuệ của các nhà đầu tư ít vốn.
Thứ tư, có thể nói việc pháp luật công nhận, đổi mới các quy định về CTHD không chỉ tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư mà đồng thời tăng thêm sự quản lý của Nhà nước và xã hội nói chung đối với việc thương nhân cung ứng một số dịch vụ liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mọi người dân cần đòi hỏi uy tín, trách nhiệm cá nhân cao như: dịch vụ khám chữa bệnh, tư vấn pháp luật, kế toán,...
Tóm lại, trải qua thời gian, vị trí của chế định pháp luật về CTHD ngày càng được pháp luật quan tâm, dẫu rằng vẫn chưa thật sự đầy đủ, chặt chẽ. Có thể thấy, pháp luật nước ta về cơ bản đã xây dựng khá hoàn chỉnh khung pháp lí cùng các chính sách ưu đãi dành cho CTHD, tạo điều kiện giúp CTHD phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn nữa.