ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÔNG TY

Một phần của tài liệu 841 pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 80)

7. Cấu trúc đề tài

3.3. ĐẨY MẠNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CÔNG TY

TY HỢP DANH

Theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay có khoảng 150 công ty hợp danh được thành lập và hoạt động, chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Cụ thể, năm 2020 có 134.941 doanh nghiệp được thành lập mới nhưng trong đó chỉ có 7 công ty hợp danh, chỉ chiếm 0.005%. Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này nhưng một phần trong đó chính là việc thiếu các chính sách, các chương trình hỗ trợ khuyến khích loại hình doanh nghiệp này. Đảng và Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thông qua các công cụ hữu hiệu của mình, Đảng và Nhà nước có thể khuyến khích, mở đường cho một lĩnh vực phát triển đồng thời cũng có thể hạn chế và thay đổi những bất cập, tồn đọng xấu có thể phát sinh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của lĩnh vực đó. Vì vậy, với vai trò của mình, Đảng và Nhà nước đề ra các chủ chương, đường lối, chính sách đồng thời cũng là ý chí của mình để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà trong đó, các chính sách khuyến khích với mục tiêu thúc đẩy gồm những điều kiện mở rộng, những đãi ngộ có lợi hướng tới đối tượng nhất định được xem như một đòn bẩy hữu hiệu. Do lẽ đó, để công ty hợp danh trở nên phổ biến, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp hay nói cách khác là phát triển cả về số lượng và chất lượng thì rất cần những chính sách mới mở đường rẽ lối, tạo tiền đề để trong thời gian tới, CTHD sẽ trở thành một trong những loại hình doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống doanh nghiệp được kì vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ, vượt trội của Việt Nam.

Thực tiễn kinh doanh nhiều năm qua cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam đa phần phù hợp với các công ty có quy mô nhỏ và giữa những người kinh doanh vẫn thường có các mối quan hệ quen biết, thân thiết. Khi phân tích các đặc điểm của CTHD thì đây chính là một loại hình công ty có rất nhiều ưu điểm và khá phù hợp, gần gũi với tầng lớp thương nhân và điều kiện kinh doanh tại Việt

Nam. Như vậy, trên cơ sở từ những nhu cầu bức thiết của giới kinh doanh hiện nay, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, nên tiến hành xây dựng những đề xuất, biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển đối với CTHD.

Đầu tiên, về nhân lực. Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, là chìa khóa thành công cho mọi sự phát triển. Đất nước ta đang xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, thì việc phát triển nguồn nhân lực (phát triển giáo dục) là yêu cầu cần được quan tâm hàng đầu. Lấy việc phát huy nguồn lực con người cho là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của công ty. Nguồn nhân lực phải được coi là mục đích cuối cùng, cao nhất. Đặc biệt đối với mô hình công ty đối nhân thì yếu tố nhân thân, con người được đặt lên hàng đầu, mang tính chủ đạo. Lúc này nguồn nhân lực của CTHD cần có đủ khả năng quản lý hoạt động kinh doanh và có kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn lĩnh vực cụ thể. Nhìn chung là nhân lực trong mô hình này cần đáp ứng một tư duy đa dạng, tổng hợp và bao quát. Trước những yêu cầu quan trọng đó có thể mở thêm các lớp, khóa tập huấn chuyên môn nâng cao năng lực quản lí và hoạt động cho nhân lực CTHD; tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của CTHD, giúp những người trẻ, những người với ước mơ khởi nghiệp có thể bắt đầu với CTHD. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu số lượng, cũng như chất lượng nguồn nhân lực để phát triển CTHD.

Đối với rào cản vốn của CTHD: Là một loại hình doanh nghiệp điển hình mang tính chất đối nhân, do vậy trong CTHD vốn là điều kiện thứ cấp trong quá trình thành lập, hoạt động và phát triển CTHD nhưng lại là yếu tố không thể thiếu. Chẳng có loại hình nào được thành lập và thực hiện sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu lợi nhuận mà không cần nguồn vốn. Như trình bày ở trên, việc tiếp cận nguồn vốn của CTHD có phần bị bó hẹp và khó khăn hơn so với các loại hình công ty đối vốn từ khoản chi trả đến duy trì hoạt động. Vì vậy, cần thiết có các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho CTHD. Cần tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho các cá nhân sáng lập

tiếp cận vay vốn ngân hang bằng việc thương lượng với các ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất thấp hơn, điều kiện vay dễ hơn, hệ thống ngân hàng linh hoạt hơn nữa đối với thủ tục cho vay thế chấp. Bên cạnh đó, khuyến khích sự phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho CTHD huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Tạo ra giá trị và hình ảnh cho CTHD, tăng nhận thức về CTHD. Cần có những công ty hợp danh điển hình, đã và đang thành công để làm hình mẫu, động lực xây dựng CTHD. CTHD cần được ghi nhận, đánh giá cao vai trò, sự phù hợp của loại hình này, từ đó khuyến khích nhân lực tham gia. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, định hướng và hỗ trợ một số doanh nghiệp có sản phẩm đặc sắc, xây dựng và hỗ trợ công tác dự báo thị trường và trong quá trình hợp tác, liên doanh, liên kết, tiêu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Mặc dù pháp luật về CTHD ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế vướng mắc, song đây vẫn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Điều này xuất phải bởi nhiều lý do, trong đó kỹ thuật xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đang tồn tại nhiều hạn chế. Để việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp danh đạt chất lượng và hiệu quả tốt, nhất thiết cần áp dụng và tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của khía cạnh “kỹ thuật pháp lý”. Bởi lẽ, kỹ thuật pháp lý là yêu cầu hết sức quan trọng để giúp cho các văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành có chất lượng và hiệu quả cao. Như vậy, việc hoàn thiện khung pháp luật cùng với tăng cường chính sách ưu đãi cho CTHD là rất quan trọng và cấp thiết.

Từ những đánh giá cụ thể ở chương 2, trong chương 3 đề tài đã giải quyết cơ bản những điểm hạn chế thực trạng pháp luật ở Việt Nam. Đề tài đã đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật về CTHD, những giải pháp, kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung cải tiến các quy định pháp luật phù hợp với thực tế và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển CTHD, thúc đẩy loại hình này mở rộng số lượng trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ một bài nghiên cứu, bài viết đã xây dựng một hệ thống lí luận và thực tiễn một cách toàn diện, đầy đủ về mô hình CTHD còn tương đối xa lạ ở Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng CTHD là một mô hình phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội, cũng như truyền thống thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên trên nền tảng cộng đồng doanh nghiệp đa sắc màu thì CTHD dường như là một chấm nhỏ khá mờ nhạt. Điều đó là do pháp luật về CTHD còn nhiều bất cập, thiếu sót. Để CTHD thực sự trở thành mô hình kinh doanh phát huy hết vai trò, tác dụng của nó đối với nền kinh tế cần hiểu đúng đủ các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình này. Trên cơ sở đó tiếp tục bổ sung, sửa đổi pháp luật liên quan đến CTHD, nhằm biến CTHD thành mô hình có sức hút với các nhà đầu tư.

Bài nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, bằng việc chỉ ra lịch sử hình thành và phát triển của công ty hợp danh, đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về CTHD, đánh giá được ưu, nhược điểm của mỗi khái niệm và đặc biệt chỉ ra và xây dựng được khái niệm về CTHD theo pháp luật Việt Nam. Điều này, đã xây dựng được một nền tảng lí luận cơ bản nhất, để giúp cộng đồng Việt Nam có thể hiểu rõ, hiểu đúng nhất về công ty hợp danh là gì. Bên cạnh đó, bài viết còn nên ra các quy định của pháp luật các nước khác như Mỹ, Thụy Điển Singapore,... Từ đó, giúp chúng ta có thể đánh giá các quy định của nước bạn, nâng cao tinh thần học hỏi đối với những quy định hiệu quả và phù hợp với nước ta.

Hai là, đề tài nghiên cứu đã phân tích tương đối đầy đủ các chế định pháp luật về CTHD và thực trạng thực thi các quy định đó. Bao gồm các nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về thành lập CTHD như các điều kiện và thủ tục thành lập công ty, hình thức, các loại thành viên, các quy định về tổ chức, vận hành tổ chức lại, chấm dứt và hậu quả pháp lý của các hoạt động đó. Qua đó, đưa ra những điểm mạnh của loại hình doanh nghiệp này, đồng thời góp phần cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định pháp luật, cũng như các nhà đầu tư để từ đó nâng cao hơn tính hiệu quả hoạt động của CTHD.

Ba là, từ những hạn chế, đề tài đã đề xuất những định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh tại Việt Nam cũng như kiến nghị những nội dung pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về CTHD, nâng cao hiệu quả việc thực hiện, tạo điều kiện cho việc thành lập, hoạt động CTHD một cách dễ dàng, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Trần Thùy Anh (2001), Một số khía cạnh pháp lý về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Pari II Panthéon - Assas (Bản dịch tiếng Việt). 2. Lê Việt Anh (2008), “Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, (số 01/2008), tr.44-47.

3. Đồng Ngọc Ba (2005), “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 01/2005), tr.12-18.

4. Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.

5. Đào Lộc Bình (2012), “Đề xuất vấn đề cần sửa đổi Luật doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, (Số 3/2012), tr.19-26.

6. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

7. Chính Phủ (2021), Nghị định 47/2021/NĐ-CP, ngày 01/04/2021, Quy định chi

tiết một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2021), Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngày 04/01/2021, Về đăng ký

doanh nghiệp, Hà Nội.

9. Maurice Cozian, Alian Viandier (1990), Tổ chức công ty, dịch từ nguyên bản

tiếng Pháp “Droit des societes: Llite”, 1988, Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp.

10. Vương Quốc Cường (2019), Pháp luật về công ty hợp danh - Thực trạng và

giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

11. Ngô Huy Cương (2009), “Khái niệm công ty hợp danh tại Luật doanh nghiệp năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 11(148), 06/2009).

12. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật thương mại - phần chung và thương nhân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Ngô Huy Cương (2014), “Sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: phân tích, bình luận và kiến nghị”, Viện Nhà nước và pháp luật, Hội thảo khoa học: “Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong bối cảnh cải cách thể chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Hà Nội (24-25/4/2014).

14. Ngô Huy Cương (2014), “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 13 (269)tháng 07/2014).

15. Đỗ Văn Đại (2005), “Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, (số 06/2005), tr.52-55.

16. Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Huế (2011), “Các hình thức vốn góp trong công ty hợp danh ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, (số 09/2011).

18. Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ luật học, Viện khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Vinh Hưng (2011), “Công ty hợp danh có hay không tư cách pháp nhân?”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 7/2011), tr.29-31.

20. Nguyễn Vinh Hưng (2013), “Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 một số bất cập và kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 7/2013).

21. Lê Học Lâm, Lê Ngọc Đức (2010), Luật kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, tr.116.

22. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật Dân sự Pháp, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

23. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Phạm Duy Nghĩa (2010), “Luật về mua bán doanh nghiệp: bình luận ngắn từ góc nhìn quản trị công ty”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 10 (171) 5/2010), tr.46-49.

25. Ngô Văn Tăng Phước (2009), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản thống kê, tr.157-172.

26. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội 28. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội 29. Quốc hội (2020), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội 30. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

31. Quốc hội (2014), Luật Phá sản, Hà Nội. 32. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên 2011), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

35. Đỗ Thị Kim Tiên (2013), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (số 09/2013), tr.42. 36. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1973), Luật Thương mại Việt

Nam dẫn giải, Nhà xuất bản Kim lai Ản quán, Sài Gòn.

37. Nguyễn Viết Tý (chủ biên 2019), Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Tập I.

38. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2005), Luật công ty hợp danh

hữu hạn Hoa Kỳ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

39. Vũ Đặng Hải Yến (2004), “Hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, (số 3/2004), tr.59-64.

B. Tiếng Anh

40. A. James Barner, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards (2000), Law for business, seventh edition, Irwin McGraw-Hill.

41. Dịch từ: “A general partnership is a business organization established by at least two partners, which may be private individuals or entities such as other partnerships or corporations. Each partner is personally, jointly and severally liable for all of the partnership’s debts and obligations”. Gero Pfeiffer, Wirtschaftsjurist, Sven

Timmerbeil (2008), US-American Company Law - An Overview, Zeitschift fuer das Juristische Studium, p.597.

43. Denis Clifford and Ralph Warner (2006), Form A Partnership. 44. Japan (2006), Companies Act.

45. Marianne M. Jennings (2006), Business its legal, Ethical, and global

environment, seventh edition, Thomson West, pp. 851 - 855.

46. Lawrence S. Clark, Robert J. Allberts, Peter D. Kinder (1994), Law and

business the regulatory environment, fourth edition, McGraw-Hill, Inc, pp. 395 -

Một phần của tài liệu 841 pháp luật về công ty hợp danh ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w