7. Cấu trúc đề tài
1.3. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DAN HỞ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI
1.3.1. Công ty hợp danh theo quy định pháp luật của Singapore
Theo pháp luật Singapore: CTHD là quan hệ pháp lý giữa hai hoặc nhiều người cùng thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận và chia sẻ lợi nhuận với nhau. CTHD là doanh nghiệp thuộc sở hữu của ít nhất 2 thành viên.
Tương tự như quyền sở hữu độc quyền, bất kỳ công dân Singapore, cá nhân thường trú từ 18 tuổi trở lên đều được phép đăng ký hợp tác. Đối tác có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa trong công ty hợp danh là 20 thành viên. Tuy nhiên, số lượng TVHD tối đa này không áp dụng đối với
CTHD kinh doanh một số ngành nghề nhất định. Do đó các quan hệ hợp tác kinh doanh đặc biệt có thể có hơn 20 đối tác. Công ty hợp danh của hơn 20 đối tác phải được kết hợp thành một công ty theo Đạo luật khác quy định tại chương 50 Luật Công ty (Companies Act, Cap.50) (ngoại trừ các quan hệ đối tác chuyên nghiệp). Các đối tác là chủ sở hữu của doanh nghiệp và tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp cũng như hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Trách nhiệm pháp lý về thuế của CTHD và TVHD: Vì CTHD không phải là một pháp nhân theo luật, do đó công ty hợp danh không trả thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập mà công ty hợp danh kiếm được. Thay vào đó, mỗi thành viên hợp danh sẽ bị đánh thuế đối với phần thu nhập của họ từ công ty hợp danh. Trong trường hợp thành viên hợp danh là cá nhân, phần thu nhập của họ từ công ty hợp danh sẽ bị đánh thuế dựa trên thuế suất thuế thu nhập cá nhân của họ. Trường hợp TVHD là công ty, phần thu nhập của họ từ công ty hợp danh sẽ bị đánh thuế theo thuế suất đối với công ty. Trong khi CTHD không nộp thuế, CTHD vẫn phải nộp tờ khai thuế thu nhập hàng năm để thể hiện tất cả thu nhập mà công ty hợp danh kiếm được và các khoản khấu trừ được yêu cầu cho các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của công ty hợp danh. Công ty hợp danh cũng có ít yêu cầu cần tuân thủ hơn so với các loại hình công ty khác.
Tư cách pháp lý của CTHD có thể được xác định như sau:
- Nó không phải là một pháp nhân riêng biệt với các chủ sở hữu doanh nghiệp - Các TVHD phải chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả các khoản nợ và tổn thất
của quan hệ đối tác
- Nó có thể bị kiện hoặc bị kiện dưới danh nghĩa của các đối tác. (a) Hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP)
Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP) là một cấu trúc kinh doanh cho phép các doanh nghiệp hoạt động và hoạt động như một công ty hợp danh đồng thời mang lại cho nó tư cách là một pháp nhân riêng biệt. LLP theo quy định của pháp luật là "cơ quan công ty" được thành lập bằng cách đăng ký theo Đạo luật LLP [47].
Điều 3, Luật Hợp danh hữu hạn 2008 của Singapore định nghĩa: “Một hợp danh hữu hạn phải bao gồm:
(1) Một hoặc nhiều các thành viên hợp danh; và (2) Một hoặc nhiều các thành viên góp vốn.
Một thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các khoản nợ và các nghĩa vụ của hợp danh hữu hạn, phát sinh khi anh ta là một thành viên hợp danh trong hợp danh hữu hạn. Một thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của hợp danh hữu hạn ngoài khoản tiền anh ta đồng ý đóng góp”. Luật cho phép một cá nhân hoặc một công ty, đều có thể trở thành một thành viên hợp danh hoặc một thành viên góp vốn của hợp danh hữu hạn (Điều 3). (b) Hợp danh thông thường (LP)
LP là một cấu trúc kinh doanh cho phép các doanh nghiệp hoạt động và hoạt động như một CTHD mà không có tư cách pháp nhân riêng biệt với các đối tác. LP phải có ít nhất một TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn [49].
1.3.2. Công ty hợp danh theo quy định pháp luật của Mỹ
Tại Mỹ, CTHD là một hội tự nguyện và liên đới gồm hai hoặc nhiều người cùng hợp tác thành lập. Theo quy định tại Luật thống nhất về công ty hợp danh của
Mỹ (Uniform Partnership Act) thì các cá nhân, các CTHD, hay công ty có tư cách
pháp nhân đều có thể tham gia. Hay nói cách khác, “thành viên hợp danh có thể là một công ty” [45, tr.853]. Khác biệt với Singapore hay với các quốc gia khác, pháp luật Mỹ cho phép người vị thành niên có thể trở thành thành viên của CTHD. Đối với TVHD vẫn mang đúng bản chất chịu trách nhiệm vô hạn và cùng liên đới trước mọi hoạt động của công ty, bao gồm cả các khoản nợ và các vụ kiện, đồng thời chịu trách nhiệm về các hành động của (các) đối tác của họ, đồng ý chia sẻ tất cả tài sản, lợi nhuận của doanh nghiệp [41].
CTHD dễ dàng thiết lập. Tương tự như việc thiết lập quyền sở hữu riêng, bạn không cần phải nộp bất kỳ biểu mẫu, thủ tục giấy tờ nào cho nhà nước để bắt đầu quan hệ kinh doanh; chỉ cần một thỏa thuận bằng lời nói với các đối tác. Do đó, chi
phí thành lập công ty hợp danh ở Mỹ tương đối thấp. Ngoài ra, thuế của CTHD đơn giản hóa. Các công ty hợp danh được hưởng lợi từ việc đánh thuế chuyển tiếp, trong đó thuế đánh vào lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp chuyển trực tiếp cho pháp nhân kinh doanh sang thuế cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Các cơ cấu kinh doanh khác, như tập đoàn, phải nộp thuế hai lần - thứ nhất ở cấp độ doanh nghiệp và thứ hai ở cấp độ cá nhân. Vì tính đơn giản và lợi ích về thuế, công ty hợp danh là một trong những pháp nhân kinh doanh phổ biến nhất ở Mỹ.
Pháp luật Mỹ chia CTHD thành hai loại: CTHD phổ thông và CTHD hữu hạn. Theo đó, CTHD phổ thông là một trong những mô hình công ty lâu đời nhất, chỉ có một loại TVHD chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty và không có tư cách pháp nhân. Đây thực chất là quan hệ hợp đồng kinh doanh giữa các thành viên, và không thể chuyển nhượng vốn góp. Còn CTHD hữu hạn được xem như một biến tấu của loại hình CTHD phổ thông khi có sự kết hợp của TVHD và TVGV. Trong hình thức này, TVHD vẫn nắm giữ vai trò tương tự như TVHD ở CTHD phổ thông, điều hành và chịu toàn bộ trách nhiệm của công ty; điểm khác biệt khi có sự tham gia của thành viên hữu hạn không trực tiếp tham gia vào các quyết định, can thiệp vào việc quản lý công ty. “Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng phần góp của họ cho bất cứ ai và vào bất cứ lúc nào” [46, tr.401-402], bởi đó, trong CTHD hữu hạn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của TVGV cho người khác, tặng cho hay thừa kế tài sản.
Trong trường hợp chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải đóng cửa doanh nghiệp của họ vì bất kỳ lý do gì, chẳng hạn như một đối tác nộp đơn phá sản hoặc một người muốn nghỉ hưu, việc giải thể một công ty hợp danh chung rất dễ dàng. CTHD ở Mỹ thường phải giải thể khi một hoặc nhiều thành viên chính thức từ bỏ doanh nghiệp (đặc biệt là trường hợp người đó chết).
1.3.3. Công ty hợp danh theo quy định pháp luật của Thụy Điển
Theo quy định của pháp luật Thụy Điển thì có ít nhất ba loại hình CTHD gồm: CTHD đơn giản, CTHD hữu hạn và CTHD thương mại [1].
Đối với CTHD đơn giản, loại hình này cũng như CTHD thường hay phổ thông ở một số quốc gia khác được hình thành từ rất sớm do hai hoặc nhóm người hay một tổ chức đồng ý hợp tác thực hiện mục tiêu kinh tế chung. Pháp luật Thụy Điển không ghi nhận tư cách pháp nhân của CTHD đơn giản, mà đây chỉ được coi là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên. Song không hạn chế tư cách tham gia kinh doanh, thương mại, các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của CTHD đồng thời là quyền và nghĩa vụ của cá nhân thành viên mà không phải của công ty.
CTHD thương mại có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký. Do đó, một hợp danh thương mại có tư cách chủ thể độc lập tham gia thực hiện các giao dịch, có quyền và nghĩa vụ riêng. Trong CTHD thương mại, các TVHD phải cùng nhau chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ của công ty và chủ nợ được phép yêu cầu thanh toán nghĩa vụ của công ty từ bất kỳ thành viên nào. Điểm này khiến cho các TVHD nói riêng hay CTHD nói chung tăng độ tin cậy, bảo đảm uy tín, dễ dàng thu hút đối đối, khách hàng. Một TVHD chỉ được phép chuyển tư cách thành viên của mình cho người khác khi được sự đồng ý của tất cả các TVHD khác. Khi một TVHD mới gia nhập cũng phải thừa kế tất cả quyền và nghĩa vụ của TVHD rời khỏi cũng như chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đã có khi tham gia công ty. Mặt khác khi TVHD chuyển nhượng vốn cho người thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm tài sản đối với khoản nợ đã phát sinh trước khi rời khỏi CTHD thương mại. Mỗi TVHD đều có quyền đại diện, nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch hoặc đưa ra các quyết định. Mặc dù CTHD thương mại là một pháp nhân nhưng việc đánh thuế thu nhập lại được áp dụng đối với từng lợi nhuận của thành viên công ty.
Tiếp đến loại hình CTHD hữu hạn. Thụy Điển cũng không ngoại lệ khi ghi nhận hình thức CTHD hữu hạn mang những điểm tương đồng với các quốc gia như Mỹ hay Thái Lan, bằng việc góp mặt thành lập của hai loại thành viên: TVHD chung và TVHD hữu hạn. Sự khác nhau cơ bản giữa CTHD đơn giản và CTHD thương mại với CTHD hữu hạn là việc không phải tất cả các thành viên trong công ty đều phải chịu trách nhiệm cá nhân, bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ. Trong khi đó, ở hình thức hợp danh hữu hạn, các TVHD hữu hạn có quyền và
nghĩa vụ hạn chế trong phạm vi vốn góp. Theo đó, các TVHD hữu hạn không có quyền tham gia vào hoạt động điều hành, không có quyền đại diện cho công ty.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trước tình hình kinh tế xã hội hiện nay, cùng công cuộc hội nhập quốc tế thì việc hàng loạt các phương thức sản xuất, kinh doanh mới ra đời là tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. CTHD ra đời mang những đặc trưng riêng cùng vai trò kinh tế tối ưu, lợi ích xã hội đa dạng đã và đang trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà đầu tư. Đồng thời đây cũng là loại hình kinh doanh có những đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Như trình bày ở trên, chương 1 đã:
- Khái quát chung nhất về lịch sử hình thành và phát triển của CTHD, các khái niệm, đặc điểm cơ bản của loại hình này. Do sự phong phú và phức tạp trong cách hiểu của lĩnh vực mới dựa trên cái nhìn từ nhiều khía cạnh, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về CTHD. Pháp luật Việt Nam định nghĩa CTHD dựa trên các tiêu chí thành lập: theo đó, để trở thành CTHD cần phải là doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo quy định của luật; thành viên tham gia bắt buộc phải có từ hai TVHD là cá nhân với trách nhiệm tài sản vô hạn, có thể có sự tham gia của TVGV là tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.
- Bên cạnh đó, chương 1 đã tạo tiền đề vững chắc cho việc phân tích, xác định thực trạng về loại hình CTHD ở chương sau thông qua việc đưa ra một số nội dung liên quan đến vai trò của CTHD cũng như giới thiệu CTHD ở một số quốc gia điển hình trên thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH
Hiện nay, Việt Nam vẫn đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường. Dưới sự phát triển, vận động không ngừng của dòng chảy kinh tế thế giới thì sự đa dạng hóa các loại hình chủ thể kinh doanh là một việc rất cần thiết, quan trọng. Bởi lẽ, kinh tế với vai trò là cơ sở hạ tầng luôn cần thiết phải có một hình thái kiến trúc thượng tầng là các cơ sở pháp lý phù hợp để quản lý điều hành nó đi đúng định hướng, mục đích và khơi nguồn phát triển. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý dành cho CTHD sẽ tạo điều kiện để khơi thông, thu hút nguồn vốn, thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tham gia kinh doanh.
Luật Công ty 1990 và LDN tư nhân 1990 là hai đạo luật đầu tiên về các loại hình công ty thời kỳ đổi mới chưa quy định sự tồn tại của CTHD. Và phải kể từ LDN 1999, CTHD mới bắt đầu được quy định trở lại. Tuy nhiên, đây lại là một loại hình công ty đã gây ra rất nhiều ý kiến tranh luận. Sau đó, “có rất nhiều quan điểm cho rằng những người làm luật đã thiết kế chưa thành công mô hình công ty hợp danh, còn quá nhiều điều chưa rõ ràng và mâu thuẫn, do vậy mô hình này chưa được giới kinh doanh ở Việt Nam hưởng ứng”. Bổ sung và hoàn thiện từ Luật Doanh nghiệp 1999 qua các văn bản khác nhau, hiện nay các quy định về CTHD trong LDN 2020 ngày càng gia tăng về mặt số lượng và chất lượng để nhằm điều chỉnh loại hình công ty này chặt chẽ và đầy đủ hơn.
2.1.1. Thành lập, tổ chức lại giải thể và phá sản công ty hợp danh
2.1.1.1. Thành lập công ty hợp danh
- Đăng ký thành lập công ty hợp danh
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân muốn thành lập CTHD buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hội đủ các yêu cầu của pháp luật. Kể từ thời điểm đó, công ty mới được công nhận có tư cách pháp nhân và được coi là chủ thể độc lập bắt đầu tiền hành các hoạt động kinh doanh của mình. Pháp luật quy định chung
một trình tự, thủ tục thành lập cho mọi loại hình doanh nghiệp, do đó chủ thể có nhu cầu thành lập CTHD cũng phải tiến hành từng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký CTHD theo quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp bao gồm: “Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao giấy tờ pháp lý (thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp khác) của cá nhân đối với thành viên và bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư”. Bên
cạnh đó, trường hợp công ty hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì hồ sơ thành lập cần phải có bản sao chứng chỉ hành nghề của tất cả TVHD.
Về điều lệ CTHD chứa đựng các nội dung trong hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, bao gồm “Điều lệ khi đăng ký kinh doanh và Điều lệ được sửa đổi,
bổ sung trong quá trình hoạt động” [29, Điều 24]. Nội dung chính của Điều lệ công
ty được cụ thể hóa tại Khoản 2 Điều 24 LDN 2020 như: Tên, địa chỉ trụ sở kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ,... Ngoài ra, pháp luật quy định riêng Điều lệ CTHD khi đăng ký phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của tất cả các TVHD. Các thành viên thành lập có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác không trái với