Phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tùy theo tiêu chí xem xét mà hợp đồng nhượng quyền được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau. Việc phân loại hợp đồng NQTM có ý nghĩa hết sức đối với các nhà kinh doanh khi lựa chọn hình thức kinh doanh này. Căn cứ vào từng loại hình giúp doanh nghiệp có một cách nhìn đúng đắn hơn để lựa chọn mô hình nhượng quyền phù hợp với mình. Cụ thể hợp đồng NQTM được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

a. Căn cứ trên quy mô và tính phân quyền, có hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ, hợp đồng tái nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền khu vực:

- Hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ (Single franchise contract): là loại hợp đồng đơn giản nhất mà bên nhượng quyền ký kết với bên nhận quyền, theo đó, bên nhận quyền được thành lập một đơn vị kinh doanh theo phương thức nhượng quyền và không được phép nhượng quyền lại. Thông thường, bên nhượng quyền là chủ thương hiệu hoặc đại lý thương mại độc quyền, bên nhận quyền là cá nhân hoặc một công ty nhỏ. Đây là hình thức nhượng quyền khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của hình thức nhượng quyền này là bên nhượng quyền có thể kiểm soát, theo dõi sát sao đối với từng đơn vị nhận quyền. Bên cạnh đó, chi phí nhượng quyền được thu trực tiếp mà không cần phải qua bất cứ trung gian nào. Tuy nhiên, hình thức nhượng quyền này đòi hỏi bên nhượng quyền phải có tiềm lực rất mạnh để có thể điều hành các khâu từ hậu cần, nhân sự cho đến quản trị... Chính vì vậy là hợp đồng nhượng

quyền đơn lẻ thường quy định rất cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của đôi bên để thuận tiện cho việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi.

- Hợp đồng tái nhượng quyền (Master franchise contract): là hợp đồng nhượng quyền mà trong đó bên nhượng quyền được nhượng quyền lại thêm lần nữa cho một bên khác, tuy nhiên hoạt động nhượng quyền phải được diễn ra trong phạm vi cho phép của bên nhượng quyền về số lần được tái nhượng quyền trong một khu vực, lãnh thổ nhất định. Theo đó, bên nhận quyền ban đầu (sơ cấp) sẽ trở thành bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhượng quyền thứ cấp này vừa được hưởng lợi từ các bên nhận quyền vừa được hưởng ưu đãi của bên nhượng quyền sơ cấp.

- Hợp đồng nhượng quyền khu vực (Area franchise contract): là hợp đồng

nhượng quyền mà trong đó bên nhận quyền sẽ được thành lập một số đơn vị kinh doanh trong một khu vực nhất định dưới sự cho phép của bên nhượng quyền. Tuy nhiên, bên nhận quyền không được phép tái nhượng quyền cho bất kỳ bên nào nữa. Ngoài ra, bên nhận quyền phải cam kết sẽ phát triển được bao nhiêu cửa hàng theo một tiến độ nhất định đã được cam kết trong hợp đồng với bên nhượng quyền. Nếu không đáp ứng được những thỏa thuận đã cam kết thì bên nhận quyền sẽ mất ưu tiên độc quyền trong khu vực thỏa thuận từ ban đầu

b. Căn cứ theo hình thức loại hình kinh doanh

- Hợp đồng NQTM sản xuất: là loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và bán các sản phẩm gắn nhãn hiệu của bên nhượng quyền dưới sự chỉ đạo của bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc những công nghệ hiện đại đã được cấp bằng sáng chế, hỗ trợ đào tạo, tiếp thị... cho bên nhận quyền.

- Hợp đồng NQTM dịch vụ: là hình thức nhượng quyền trong các lĩnh vực

kinh doanh như sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, tài chính ngân hàng, bảo hiểm,... Bên nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền trao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng và bí quyết của bên nhượng quyền để cung ứng các dịch vụ theo mô hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền, chịu sự chi phối, giám sát của bên nhượng quyền.

- Hợp đồng NQTM phân phối: là hợp đồng mà trong đó bên nhận quyền chỉ được bán các sản phẩm gắn nhãn hiệu hoặc biểu tượng của bên nhượng quyền. Nhìn qua thì mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền gần tương tự như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Tuy nhiên, hợp đồng nhượng quyền thương mại phân phối thì bên nhận quyền phải chịu sự giám sát của bên nhượng quyền và chỉ được bán các sản phẩm mang thương hiệu của bên nhượng quyền.

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w