Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 60 - 63)

cụ thể là những quy định pháp luật về hợp đồng NQTM - một loại hình kinh doanh được ưu chuộng hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân mở rộng đẩy mạnh phát triển ra nước ngoài, đồng thời cũng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Muốn vậy, Việt Nam phải có những quy định pháp luật, hành lang pháp lý cho lĩnh vực này thật sự vững vàng và chặt chẽ.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thươngmại mại

3.1.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại phải phù hợp với

chính sách của Đảng và Nhà nước

Quá trình hội nhập quốc tế đã mở ra cánh cửa phát triển cho Việt Nam, có nhiều hơn các cơ hội được hợp tác cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tạo nên một nền kinh tế không biên giới khắp toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng đặt ra rất nhiều áp lực cho Việt Nam, một trong số đó là nhu cầu bức thiết cần thực hiện đó là xây dựng hàng lang pháp lý vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đặc biệt là mô hình kinh doanh nhượng quyền. Theo Ths Trương Thị Thùy Linh nhận định: “Trong những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam, cũng như để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường trong nước” [28]. Hoàn thiện pháp luật là vấn đề cấp thiết, tuy nhiên công tác hoàn thiện đặt ra cho các nhà làm luật yêu cầu phải có sự thống nhất giữa những quy định của pháp luật và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó từ phía Nhà nước cũng phải đưa ra những định hướng, chính sách phát triển phù hợp với thời cuộc.

Trước tiên, có thể thấy rằng trước tầm quan trọng của hoạt động NQTM mà công tác đẩy mạnh hoạt động NQTM rất được Nhà nước chú trọng đẩy bằng nhiều biện pháp trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý vững chắc tạo điều kiện cho các thương nhân có mong muốn và đồng thời thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt đồng NQTM bên

cạnh LTM năm 2005, hiện nay, hoạt động NQTM còn được quy định tại các văn bản pháp lý sau: Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết LTM về hoạt động NQTM; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư số 09/2006/TT-BTM, ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM.... [28]. Có thể nhận thấy rằng những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM tương đối vững vàng, tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế cần hoàn thiện trong thời đại ngày càng có nhiều bước chuyển như ngày nay. Việc hoàn thiện pháp luật là yếu tố đường dài và hơn hết những biện pháp hoàn thiện đó phải phù hợp với chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời hài hòa, tránh sự chồng chéo trong cùng ngành luật hoặc giữa các lĩnh vực luật khác với nhau. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại những kiến nghị hoàn thiện phải dựa trên ý chí của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết Đại hội khóa XIII để phát triển nền kinh tế toàn diện, bên cạnh đó vẫn “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”... Ngoài ra tại văn kiện này cũng đặt ra mục tiêu “tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP

bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD”. Để đặt được những mục tiêu đề

ra đó với nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID 19 thì tầm ảnh hưởng của hoạt động NQTM cũng đóng góp một phần trong việc thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên để thực hiện những mục tiêu đã đề ra đó cần có hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện và vững vàng hơn nữa. Dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà các nhà làm luật hoàn thiện pháp luật một cách phù hợp, ngoài ra những quy định của pháp luật phải mang tính dự báo trong thời đại đổi mới và tiềm ẩn những biến động khó lường như thế này.

3.1.2.2. Hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đáp ứng yêu cầu

hội nhập quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đều đẩy mạnh tăng cường hội nhập kinh tế mục tiêu nhằm tạo nên một “sân chơi” không biên giới. Việt Nam cũng là một quốc gia năng nổ trong xu hướng hội nhập này thông qua việc gia nhập vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO... Có thể nói rằng để trở thành thành viên của các tổ chức trên Việt Nam đã không ngừng nỗ lực về mọi mặt, bên cạnh đó khi gia nhập vào những cộng đồng như vậy đã đem đến nhiều lợi ích cho Việt Nam về cả kinh tế, văn hóa, xã hội. đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, sự hội nhập mang đến nhiều cơ hội hợp tác với nhiều quốc gia hơn, đặc biệt thông qua việc đẩy mạnh mô hình nhượng quyền kinh doanh không chỉ trong nước và quốc tế.

Khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế nói trên đồng nghĩa với việc chấp nhận những điều kiện mà các tổ chức đưa ra đồng thời cam kết thực hiện các nguyên tắc ràng buộc. Chính bởi vì lý do đó mà khi sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật ngoài việc phải dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì cần phải phù hợp với các điều khoản của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên đưa ra. Sự hài hòa, phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và những nguyên tắc của các tổ chức mà Việt Nam là quốc gia thành viên góp phần tạo điều kiện tối ưu nhất cho các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng NQTM.

Ngoài ra, những sửa đổi bổ sung nhằm cần theo hướng mở cửa thị trường, không nên quá khắt khe, bó hẹp gây nên sự khó khăn cho các chủ thể khi tham gia nhượng quyền. Đồng thời sự khắt khe quá đã làm đánh mất đi những cơ hội của những thương nhân thực sự có mong muốn kinh doanh bằng mô hình nhượng quyền như thế này.

Tóm lại, việc hoàn thiện pháp luật là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là với lĩnh vực kinh doanh thương mại cụ thể là pháp luật về hợp đồng NQTM, nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp nhất đối với các chủ thể khi tham gia hợp đồng NQTM mà không phân biệt quốc tịch của thương nhân. Tuy nhiên việc hoàn thiện pháp luật cần phải đảm bảo hai khía cạnh đó là phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; ngoài ra còn phải đáp ứng nhu cầu hội nhập

quốc tế, pháp luật điều chỉnh cần hài hòa với những nguyên tắc ràng buộc của các tổ chức mà Việt Nam đã tham gia.

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w