Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 43 - 49)

2.4.1.1. Quyền của bên nhượng quyền

Neu giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền không có thỏa thuận nào khác

thì quyền của bên nhượng quyền được ghi nhận tại Điều 286 LTM năm 2005:

Một là, nhận tiền nhượng quyền. Thông thường, khi NQTM thì bên nhượng

nhượng quyền sẽ được nhận hai loại phí từ bên nhận quyền bao gồm (1) khoản phí cho việc cho việc sử dụng thương hiệu và (2) khoản phí cho việc đào tạo và tư vấn cho bên nhận quyền thương mại. Đôi khi theo thỏa thuận giữa các bên thì hai khoản phí này có thể gộp chung gọi là “quản lý phí” được thể hiện trong hợp đồng. Khoản thu nhập từ việc nhượng quyền của bên nhượng quyền là tương đối lớn, ví dụ hiện nay chi phí đầu tư ban đầu của Highlands coffee là 3.5-5.5 tỷ (đã bao gồm phí nhượng quyền), trong đó phí quản lý là 7% doanh thu. Tuy nhiên cũng có những thương hiệu nhằm thu hút nhượng quyền bằng cách không thu phí quản lý, như Milano coffee với chi phí đầu tư ban đầu chỉ 185-300 triệu và phí nhượng quyền là 5,5 triệu trong hai năm đầu [30]. Ví dụ, tại hợp đồng NQTM số 01- 10/2020/HDNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II) giữa Công ty cổ phần Floordi và hộ kinh doanh do ông Nguyễn Minh Tuấn đại diện, đã quy định về quyền của bên nhượng quyền “được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn ký cược, phí nhượng quyền...”

được quy định tại Điều 8 về quyền của bên A (bên nhượng quyền).

Nhìn chung thì mỗi thương hiệu nhượng quyền sẽ có những chính sách riêng của mình nhằm không chỉ thu lợi từ hoạt động nhượng quyền mà còn góp phần mở rộng, phát triển hơn nữa tên tuổi thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh.

Hai là, tổ chức quảng cáo cho hệ thống NQTM và mạng lưới nhượng quyền

thương mại. Đối với hoạt động NQTM thì sự phát triển của bên nhận quyền cũng

góp vào sự phát triển chung của tên thương hiệu. Khi các cơ sở nhận quyền có chất lượng kinh doanh tốt thì tên tuổi, thương hiệu cũng như uy tín sẽ được tăng lên, quy mô của thương hiệu cũng được mở rộng hơn, đó chính là sức mạnh lan tỏa của NQTM. Chính vì vậy, vì mục đích phát triển chung cho cả hệ thống nhượng quyền thì pháp luật quy định bên nhượng quyền được phép tổ chức quảng cáo cho cả hệ thống NQTM. Quy định này ngoài việc hướng đến lợi ích chung của cả hệ thống còn tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa bên nhượng quyền và các bên nhận quyền, tạo nên sự thống nhất cho toàn hệ thống nhượng quyền, một yếu tố hết sức quan trọng trong NQTM.

Trên thực tế thì khi một doanh nghiệp vừa gia nhập thị trường thường đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết đến. Đây là một quy định khá hợp lý, tuy nhiên việc quảng cáo cho bản thân bên nhận quyền chính là đã quảng bá tên tuổi của bên nhượng quyền, chính bởi vậy mà trong một số hợp đồng cụ thể thì các bên thường bỏ qua điều khoản này và cho đây là một điều mặc nhiên. Nhìn chung thì quy định pháp luật cũng đã mang tính định hướng cho các bên chủ thể khi tham gia quan hệ NQTM.

Có thể thấy trên thực tế nhiều thương hiệu nổi tiếng như Mỳ Cay Sashin, nhà hàng Lẩu Hadilao.. việc quảng cáo được đẩy mạnh trên mọi hình thức và đặc biệt là việc quảng cáo được tiến hành cho cả mạng lưới nhượng quyền. Khi có một thêm một cơ sở nhận quyền gia nhập thị trường thì trang chủ của các thương hiệu cũng có những bài viết về các chương trình khuyến mãi, những ưu đãi nhằm gây sự chú ý đến các đơn vị nhận quyền mới đó.

Ba là, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống NQTM và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Có thể nói rằng việc kinh doanh nhượng quyền mang đến nhiều cơ hội tuy nhiên cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi sự sụp đổ hay sai phạm của một cơ sở nhượng quyền cũng ảnh hưởng rất lớn cho cả hệ thống, tạo nên “hiệu ứng domino” khiến uy tín, tên tuổi thương hiệu bị ảnh hưởng rất nặng nề. Đặc biệt là

trong bối cảnh kinh tế dần phát triển, có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và khách hàng thì ngày càng trở nên “khó tính”. Chính bởi vậy việc quy định về quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất do pháp luật dành cho bên nhượng quyền là hoàn toàn hợp lý. Việc quy định như vậy xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của bên nhượng quyền và đối với cả hệ thống, bao gồm những bên nhận quyền thứ cấp khác. Sự kiểm soát chặt chẽ của bên nhượng quyền sẽ nâng cao tính ý thức của bên nhận quyền, tránh các trường hợp vi phạm xảy ra, kiểm soát kịp thời những sai sót, tồn động. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ của bên nhận quyền thì có thể thấy rằng, việc pháp luật quy định quyền kiểm tra cho bên nhượng quyền tại Khoản 3 Điều 286 LTM năm 2005 đã không nêu rõ phạm vi, giới hạn thực hiện quyền của bên nhượng quyền. Trong khi đó, việc không định rõ về giới hạn quyền kiểm soát có thể dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, bên nhượng quyền lợi dụng quyền này để kiểm tra, giám sát một cách quá mức khiến bên nhận quyền bị hạn chế quyền tự do kinh doanh và quá bị phụ thuộc vào bên nhượng quyền. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bên nhận quyền tận dụng sự không rõ ràng này để thoát khỏi sự kiểm soát đối với bên nhượng quyền. Tuy nhiên điều khó khăn nhất đó chính là với quy định thiếu cụ thể sẽ khiến cho các bên khó xác định quyền và nghĩa vụ của họ có vi phạm hay không, giới hạn, mức độ kiểm soát như vậy đã đủ làm căn cứ để chấm dứt hợp đồng hay chưa.

Trong thực tế khi ký kết hợp đồng NQTM thì điều khoản quy định về việc kiểm soát của bên nhượng quyền. Việc quy định về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong hợp đồng NQTM số 01-10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II) được thể hiện tại điểm 1.3 Khoản 1 Điều 8 về quyền và nghĩa vụ bên A, theo

đó: “Bên A được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên B nhằm đảm

bảo sự thống nhất của hệ thống và sự ổn định của chất lượng hàng hóa dịch vụ”.

Trong đó, bên A còn “được yêu cầu bên B báo cáo các vấn đề trong quá trình kinh doanh và nhập liệu toàn bộ các phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống tính tiền,... để bên A có thể thuận tiện trong quá trình giám sát hoạt động

kinh doanh của bên B ”. Tuy nhiên trong những điều khoản này đều chưa nói đến

2.4.1.2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền được quy định tại Điều 287 LTM năm 2005, nếu giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ của bên nhượng quyền được quy định như sau:

Một là, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho bên nhận quyền.

Để đạt được sự thành công của toàn hệ thống phải có sự đồng nhất xuyên suốt hệ thống nhượng quyền. Việc điều hành hệ thống nhượng quyền phải thống nhất từ trên xuống dưới cho các bên nhận quyền, đòi hỏi một tài liệu đầy đủ và hiệu quả được cung cấp cho mỗi bên nhượng quyền ngay sau khi bắt đầu mối quan hệ cũng như trên cơ sở thường xuyên. Tài liệu này chính là sách hướng dẫn hoạt động (Operation Manual) [14]. Tài liệu hướng dẫn hoạt động là một tài liệu không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống nhượng quyền nào. Nó là tài liệu ghi lại tất cả các phương pháp, quy trình, kỹ thuật, hệ thống, kế hoạch và tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống nhượng quyền do bên nhượng quyền thiết kế và tập hợp lại giao cho bên nhận quyền trước khi bên nhận quyền bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. Bên nhận quyền có nghĩa vụ phải tuân thủ và thực hiện theo sách hướng dẫn hoạt động trong suốt quá trình điều hành việc kinh doanh của mình. Đây được coi là một trong những điều khoản quan trọng trong xây dựng hợp đồng NQTM, sự quy định của pháp luật đã cho thấy sự quan tâm của pháp luật đối với bên nhận quyền thi vừa bước chân vào hệ thống nhận quyền cần có những sự chỉ dẫn chi tiết, rõ ràng để nhanh chóng vận hành doanh nghiệp.

Tại điểm 2.1 Khoản 2 Điều 8 quy định về nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong hợp đồng NQTM số 01-10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II) thì bên A có nghĩa vụ: “Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn về hệ thống để bên B nắm rõ cách thức thiết lập và vận hành cơ sở kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn cho bên A đặt ra.”

Hai là, đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp những thông tin cần thiết để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho bên nhận quyền. Việc đào tạo sẽ đi

cùng với chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh nhằm hạn chế được rủi ro cho bên nhận quyền trong quá trình hoạt động. Đây là nghĩa vụ mà bên nhượng quyền phải thực hiện, tuy nhiên nhìn ở góc độ khác thì việc tham gia đào tạo chính là nghĩa vụ của bên nhận quyền. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thì bên nhận quyền phải tuân theo những quy chuẩn mà bên nhượng quyền đặt ra để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của toàn hệ thống. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ đào tạo, hướng dẫn để bên nhận quyền kinh doanh thành công. Sự thành công của phía nhận quyền cũng góp phần vào sự phát triển chung cho cả hệ thống, vì vậy mà bên nhận quyền phải tham gia đầy đủ, nghiêm túc và hoàn thành khóa đào tạo do bên nhượng quyền đề ra. Về chi phí của khóa tào đạo thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của đôi bên. Có thể thấy quy định này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý, bởi việc bên nhượng quyền khi nhượng quyền không chỉ vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà còn đẩy mạnh quy mô, danh tiếng của mình. Chính bởi lý do đó mà giữa hai bên có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau, sự hỗ trợ từ phía nhượng quyền phải xuyên suốt quá trình nhượng quyền. Chính sự phù hợp của quy định pháp luật này mà hầu hết trong các hợp đồng NQTM không thể thiếu điều khoản quan trọng này đối với nghĩa vụ từ phía nhượng quyền.

Trong hợp đồng NQTM số 01-10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II), tại điểm 2.7 Khoản 2 Điều 8 thì bên A có nghĩa vụ “Đào tạo ban đầu đội ngũ nhân viên của Cơ sở kinh doanh và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên B để điều hành hoạt động kinh doanh chuẩn hệ thống”. Điều này đồng nghĩa với việc trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền, bên công ty Floordi không chỉ có nghĩa vụ đào tạo ban đầu với bên nhận quyền của mình mà còn luôn trợ giúp, hỗ trợ về mặt kỹ thuật với phía nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Ba là, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí

của thương nhân nhận quyền. Một trong những mục tiêu mà các thương nhân quyết

định tham gia vào hoạt động NQTM là muốn mở rộng thị phần, tăng quy mô của bên nhượng quyền. Các thương nhân tiến hành nhượng quyền hầu hết đều đã có những vị trí, tên tuổi nhất định, do vậy mà khi tham gia hoạt động nhượng quyền đòi hỏi bên nhận quyền phải đảm bảo được sự thống nhất giữa các cơ sở trong cùng một hệ thống, giữ nguyên vẹn được những giá trị ban đầu đã làm nên tên tuổi của

thương hiệu nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp bản vẽ thiết kế, cách sắp xếp, bày trí cũng như biển hiệu, nội thất, thông tin vật liệu xây dựng. Ngoài ra thì bên nhận quyền cũng sẽ chịu sự quản lý, giám sát về việc tuân thủ thực thi bởi bên nhượng quyền, tất cả các cơ sở nhận quyển đều phải làm theo những quy chuẩn mà bên nhượng quyền đưa ra để tạo sự đồng bộ, thống nhất chung cho cả hệ thống. Nhìn chung quy định của pháp luật như vậy là hoàn toàn hợp lý. Trong hợp đồng NQTM số 01-10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II), bên nhượng quyền là công ty Floordi có nghĩa vụ “thiết kế, trang trí cơ sở kinh doanh theo tiêu chuẩn của hệ thống với diện tích cơ sở kinh doanh dưới 100 m2. Nếu diện tích vượt 100 m2

bên A sẽ báo phí vượt định mức cho bên B trước khi thi công”, ngoài ra bên công ty Floori còn có nghĩa vụ “cung cấp miễn phí chơ cơ sở kinh doanh mẫu sản phẩm trưng bày, sàn gỗ để lắp đặt tại showroom của Cơ sở kinh doanh, catalogs sản phẩm phục vụ cho việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh...”

Bốn là, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền.. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được nhắc đến ở đây bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh... Những đối tượng này được chuyển giao đồng thời tạo thành một “gói” các quyền không tách rời nhau mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền nhằm phục vụ mục đích kinh doanh dựa trên việc khai thác các “quyền thương mại”. Những quyền sở hữu trí tuệ được nhắc đến ở trên phải thuộc sở hữu của bên nhượng quyền hoặc người kiểm soát các “gói” trên có quyền cung cấp quyền sử dụng cho bên nhận quyền sử dụng. Cùng với đó, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền sử dụng không độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ được ghi trong hợp đồng nhượng quyền và yêu cầu bên nhận phải sử dụng đúng đắn các đối tượng này. Về nghĩa vụ này trong thực tế hợp đồng NQTM số 01- 10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II) đã được quy định tại điểm 2.8 Khoản 2 Điều 8: “Đảm bảo tất cả các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ như quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm, quyền tác giả không bị tranh chấp với bên thứ ba ”

Năm là, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống

NQTM. Trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền có thể nhượng quyền một lúc

Chính đặc điểm này đã làm tạo nên hệ thống nhượng quyền với quy mô rất lớn và ngày càng được mở rộng. Như vậy có rất nhiều thương nhân nhận quyền, họ đều có quyền bình đẳng như nhau. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ của bên nhượng quyền là hoàn toàn hợp lý, việc đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thương nhân nhận quyền góp phần tạo nên sự đồng bộ, thống nhất cho toàn hệ thống. Mặt khác, khi các bên nhận quyền cảm thấy mình được đối xử công bằng như những thương nhân khác thì họ sẽ tuân thủ những quy định, sự giám sát mà bên nhượng quyền đưa ra, chính vì vậy là bình đẳng trong quan hệ NQTM là hoàn toàn cần thiết và quan trọng. Việc đối xử bình đẳng giữa các thương nhân nhận quyền thường được thể hiện ở các quy định về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ, nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện...

Tuân thủ những quy định chung của pháp luật về nghĩa vụ của bên nhượng quyền, đối với hợp đồng NQTM số O1-1O/2O2O/HDNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II), tại điểm 2.9 Khoản 2 Điều 8 đã quy định bên công ty cổ phần Floordi phải: “Đối xử

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w