Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

về hợp đồng nhượng quyền thương mại

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyềnthương mại thương mại

Thứ nhất, hoàn thiện quy định khái niệm pháp lý về NQTM và hợp đồng

NQTM. Pháp luật Việt Nam hiện chưa cụ thể hóa rõ ràng được bản chất của hoạt động NQTM trong khái niệm nên pháp luật cần phải đưa ra được một hệ thống các quy định điều chỉnh hoạt động NQTM đồng bộ và hiệu quả hơn. Bản chất của hợp đồng NQTM có thể được xác định đó là các bên trong quan hệ phải ở vị trí độc lập và có lợi ích qua lại bình đẳng với nhau; đối tượng của nhượng quyền là một tập hợp tài sản vô hình cần được định nghĩa rõ ràng, cần được pháp luật công nhận và bảo vệ; tính đồng bộ và hệ thống của hoạt động NQTM có ảnh hưởng to lớn tới các mối quan hệ trong hoạt động nhượng quyền này. Từ cơ sở đó, cần phải xây dựng một khái niệm NQTM chuẩn trong khoa học pháp lý, đặt chủ thể quan hệ trong vị thế bình đẳng hơn. Điều 284 LTM năm 2005 quy định “bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” đã tạo nên quá nhiều lợi thế cho bên nhượng quyền. Đồng thời, tại Điều 286 LTM năm 2005 lại trao cho bên nhượng quyền có quyền “kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của

hệ thống nhượng quyền và ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ”. Quyền kiểm

soát được đặt ra cho bên nhượng quyền nhưng chưa đặt ra trong một giới hạn nào thì chưa được pháp luật ghi nhận. Vì vậy, cần có quy định cụ thể nhằm hạn chế tình trạng phụ thuộc quá mức của bên nhận quyền, đảm bảo quyền tự do kinh doanh cũng như phát triển tư duy sáng tạo nhất định. Theo đó thì pháp luật cần đặt ra giới hạn kiểm soát sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trước những yêu cầu của bên nhượng quyền và nên chỉ rõ những lĩnh vực được quyền kiểm soát của bên nhượng quyền theo những tiêu chí nhất định.

Đồng thời, pháp luật cần có sự giải thích rõ hơn nữa thuật ngữ “quyền

thương mại”. Mặc dù nó đã được giải thích tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số

35/2006/NĐ-CP ngày 31-6-2006 nhưng sự diễn giải còn khá phức tạp, trừu tượng. Hạt nhân của “quyền thương mại” không phải là một đối tượng độc lập nào đó của quyền sở hữu trí tuệ mà đó chính là sự kết hợp trong một khối chung giữa các đối tượng này. Nên chẳng cần nhìn nhận “quyền thương mại” dưới góc độ tổng quan chung với các quy định của sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ để tạo nên sự thống nhất chung.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về hình thức của hợp đồng NQTM. Tại Điều

285 LTM năm 2005 có quy định: “hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác tương đương”. Nhìn chung hình thức văn bản của hợp đồng rất phù hợp với Việt Nam, tuy nhiên trong thực tế hiện nay xã hội có rất nhiều biến động, đặc biệt là hiện tạo thế giới đang phải đối diện đại dịch COVID 19, việc gặp gỡ để đàm phán và ký kết giữa các bên chủ thể là rất hạn chế, đặc biệt giữa thương nhân các quốc gia khác nhau còn khó khăn hơn. Chính bởi vậy pháp luật nên cân nhắc về việc bổ sung hình thức của hợp đồng, có thể đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì có thể ký kết bằng việc thỏa thuận, lời nói... Đồng thời, pháp luật cũng nên có những biện pháp để công nhận tính hợp pháp khi các bên chủ thể ký kết hợp đồng trên internet hay các hình thức khác tương tự, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bên trong việc ký kết hợp đồng, đồng thời tăng khả năng thích ứng của pháp luật trước những sự thay đổi, hay biến động từ các yếu tố khách quan.

Thứ ba, hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng NQTM. Pháp luật Việt Nam hiện hành còn tồn tại những hạn chế, chưa thực sự hợp lý về những quy định này, đặc biệt là nghĩa vụ của các bên. Vì thế, pháp luật cần có quy định chi tiết, miêu tả cụ thể, định rõ ranh giới cho những quyền và nghĩa vụ như: quyền kiểm soát của bên nhượng quyền và nghĩa vụ chấp hành kiểm tra, giám sát của bên nhận quyền; quyền được yêu cầu giúp và nghĩa vụ phải hỗ trợ giữa các bên... để hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh. Ngoài ra, đối với nghĩa vụ đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các “quyền thương mại” mà bên nhượng quyền chuyển giao

thì đây có thể coi là trách nhiệm của bên nhận quyền khi kinh doanh theo phương thức NQTM. Tuy nhiên dưới góc độ điều kiện pháp luật, không có cơ sở để ràng buộc bên nhận quyền vào một nghĩa vụ mà nếu không hoàn thành nghĩa vụ này thì trước hết quyền lợi của chính bên này bị vi phạm. Bên cạnh đó, việc xác định bên nhận quyền có chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận “quyền thương mại” hay không là trách nhiệm của phía nhượng quyền.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về thời hạn hợp đồng NQTM. Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định thời hạn của hợp đồng mà để các bên tự do thỏa thuận. Theo kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia thì pháp luật nên quy định thời hạn tối thiểu của một hợp đồng NQTM để lấy căn cứ thỏa thuận mức thời gian thích hợp, có thể là khoảng từ 3-5 năm, tương tự như pháp luật Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Thường thì thời hạn nhượng quyền được quy định tương đối dài bởi vì để đầu tư một mô hình nhượng quyền tốn rất nhiều chi phí. Nếu trong trường hợp bên nhượng quyền lấy lý do nào đó để chấm dứt hợp đồng thì sẽ rất bất lợi với bên nhận quyền, bên nhận quyền thậm chí còn chưa thu hồi được vốn ban đầu. Không chỉ vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách gia nhập hệ thống nhượng quyền của đối thủ mình nhưng mục đích là để ăn cắp ký kíp kinh doanh hay gây tổn hại danh tiếng của phía nhượng quyền. Những trường hợp này đều có thể xảy ra, vì vậy pháp luật Việt Nam cũng nên cân nhắc về vấn đề này.

Thứ năm, sửa đổi các quy định mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật liên quan. Theo quy định hiện hành, bên dự kiên nhận quyền chỉ có nghĩa vụ cung cấp thông tin theo những yêu cầu hợp lý của bên nhượng quyền trước khi nhượng quyền quyết định ký kết hợp đồng để làm cơ sở ký kết hợp đồng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của bên nhận quyền cũng rất cần thiết đối với sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Do vậy Điều 9 Nghị định 35/2006/NĐ-CP nên mở rộng quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhận quyền trong cả quá trình hoạt động và kinh doanh theo hợp đồng NQTM chứ không chỉ giới hạn ở giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng.

Bản giới thiệu về NQTM có vai trò quan trọng trong hoạt động NQTM, là cơ sở cho bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng

quyền, do đó bản giới thiệu về NQTM phải đầy đủ và trung thực, chính xác mọi thông tin về bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề liên quan. Hầu hết các nước trên thế giới việc xây dựng một bản giới thiệu NQTM đều là bắt buộc theo luật định, do vậy thiết nghĩ với vai trò quan trọng của bản giới thiệu NQTM đồng thời đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Điều 287 của LTM năm 2005 cần sửa đổi theo hướng quy định cung cấp bản giới thiệu NQTM là nghĩa vụ bắt buộc của bên nhượng quyền trong mọi trường hợp như quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP thay vì chấp nhận sự thỏa thuận của các bên như hiện nay.

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w