Một số gợi ý cho Việt Nam trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đố

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 34 - 43)

dung của hợp đồng

Một là, Việt Nam cần đưa ra quy định về các nội dung, tiêu chuẩn, yêu cầu bắt buộc về các thông tin NQTM để đảm bảo tính minh bạch và ràng buộc trách nhiệm của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền tương lai về các thông tin công bố, cần xây dựng nên một hệ thống các cơ quan đăng ký về kiểm soát việc thay đổi, bổ sung thông tin

Hai là, pháp luật Việt Nam cần quy định các điều kiện để trở thành bên

nhượng quyền và bên nhận quyền. Chỉ khi nào các chủ thể trong nền kinh tế đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định (đây cũng là các điều kiện phản ánh năng lực tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại) thì mới có quyền ký kết hợp đồng NQTM

Ba là, pháp luật Việt Nam cân nhắc việc nới lỏng hơn về hình thức của hợp đồng để các bên có thể thuận tiện hơn trong ký kết, đặc biệt là giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ có thể đề xuất ký kết hợp đồng dưới nhiều hình thức đa dạng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở các nước Châu Âu, được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Nhượng quyền mang lại vai trò to lớn đối với các bên tham gia góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia tham gia quan hệ nhượng quyền cũng phát triển theo. Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà có thể phân nhượng quyền thương mại thành nhiều loại khác nhau, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú cho loại hình kinh doanh này, đồng thời cũng giúp các chủ thể tham gia có nhiều sự lựa chọn hơn khi tham gia hệ thống nhượng quyền. Với từng quan điểm của mỗi quốc gia mà hoạt động nhượng quyền được định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể thấy đây là một loại hình kinh doanh tương đối phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù có những cách nhìn nhận dưới những góc nhìn khác nhau, nhưng nhìn chung đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhượng quyền chính là tính đồng bộ và đối tượng là “quyền thương mại”. Khi tham gia hoạt động NQTM, các bên chủ thể bị ràng buộc bởi hợp đồng NQTM với những điều khoản đã được thỏa thuận. Từ những góc nhìn khác nhau về hoạt động nhượng quyền mà quy định của các quốc gia về hợp đồng nhượng quyền cũng có những sự khác biệt. Những quy định của nước này đều có thể là bài học để có nước khác có thể tiếp thu kinh nghiệm nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia mình.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đối với hợp đồng nói chung và hợp đồng NQTM nói riêng thì chủ thể là yếu tố quan trọng và cơ bản nhất để xác lập quan hệ hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng sẽ có những yêu cầu khác nhau về mặt chủ thể. Tuy nhiên, hợp đồng NQTM được xác định một loại hình hợp đồng đặc thù và khá phức tạp nên hầu hết các nước đều quy định chủ thể phải là thương nhân, tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Chính những đặc trưng nổi bật về mặt chủ thể này đã tạo nên sự khác biệt giữa hợp đồng NQTM với các loại hợp đồng thương mại khác. Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, mà trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm bên nhận quyền thứ hai. Theo đó, bên nhận quyền thứ hai là bên nhận quyền lại quyền kinh doanh thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất. Trong trường hợp này, các bên lại phải có những thỏa thuận, ứng xử phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, nhất là bên nhượng quyền. Nhìn chung, dưới góc độ pháp luật thì bên nhượng quyền trong hợp đồng NQTM là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền. Bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh bao gồm cả bên nhận quyền thứ nhất (bên nhận quyền sơ cấp) và bên nhận quyền thứ hai (bên nhận quyền thứ cấp). Theo Khoản 1 Điều 6 LTM năm 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động nhượng quyền thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [13]. Từ quy định này có thể thấy pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức kinh tế đều có thể tham gia vào hoạt động NQTM, cụ thể các loại chủ thể này có thể là các loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh cá thể và cũng có thể là hợp tác xã.

Có thể thấy rằng chủ thể là yếu tố đầu tiên để xác lập hợp đồng và sự vi phạm về mặt chủ thể cũng có thể là cơ sở dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Một ví dụ thực tiễn về vi phạm chủ thể được thể hiện qua Bản án số 51/2020/DS-PT ngày 22/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định (xem phụ lục I) về việc tranh chấp hợp đồng NQTM, thực hiện nghĩa vụ. Theo nhận định của Tòa án tại điều 1.1 thì:

“Tranh chấp giữa bà Võ Hồng H và ông Nguyễn Thành L là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, bà H và ông L đều không có giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh”. Như vậy, bà H và ông L đã không đáp ứng được về mặt chủ thể là thương

nhân, vì vậy trong trường hợp này pháp luật có quyền tuyên bố hợp đồng được xác nhận là HĐNQ này vô hiệu hoặc Tòa án có thể giải quyết bằng cách chuyển vụ án theo quan hệ pháp luật dân sự.

Một ví dụ khác về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền qua hợp đồng số 01- 10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 hợp đồng nhượng quyền thương hiệu giữ Công ty cổ phần Floordi là đơn vị cung cấp và phân phối các sản phẩm vật liệu lát sàn (xem phụ lục II) được thành lập vào 6/3/2019 [25] và hộ kinh doanh do ông Nguyễn Minh Tuấn đứng tên, được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Qua hợp đồng có thể nhận thấy cả hai bên chủ thể đều là thương nhân và mã số thuế riêng, có trụ sở làm việc riêng. Đặc biệt đối với bên nhượng quyền là Công ty cổ phần Floordi cho đến thời điểm ký kết hợp đồng đã hoạt động được 1 năm, đáp ứng yêu cầu của bên nhượng quyền tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP [3]. Mọi thông tin của bên nhượng quyền và bên nhận quyền nhìn đều được trình bày đầy đủ và tư cách chủ thể đều đáp ứng được yêu cầu pháp luật.

Từ các ví dụ thực tiễn trên có thể cho thấy rằng yếu tố xác định chủ thể là vô cùng quan trọng, vì vậy khi tham gia ký kết quan hệ hợp đồng NQTM, các bên cần xem xét, tìm hiểu kỹ để tránh trường hợp hợp đồng có khả năng bị vô hiệu. Ngoài ra cũng cho thấy việc pháp luật quy định điều kiện là thương nhân đối với chủ thể tham gia nhượng quyền là hoàn toàn hợp lý, việc quy định điều kiện thế này nhằm hạn chế được những rủi ro khi tham gia nhượng quyền.

Ngoài ra, bên việc đáp ứng đủ điều kiện là thương nhân về mặt chủ thể thì pháp luật Việt Nam tương đối khắt khe về tư cách chủ thể của các bên, tuy nhiên cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với yêu cầu chủ thể để nhằm hạn chế những rủi ro trong hợp đồng NQTM:

Đối với bên nhượng quyền: Theo quy định pháp luật tại Điều 5 Nghị định

35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết LTM năm 2005 về hoạt động NQTM và Điều 8 Nghị định 08/2018/ NĐ-CP về sửa đổi một số kiến nghị liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương thì bên nhượng quyền phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Một là, “thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm” [3]. Quy định này nhằm đảm bảo khả năng thực tế của bên nhượng quyền, giúp đảm bảo khả năng thành công của phương án nhượng quyền.Việc quy định về thời gian hoạt động tối thiểu của bên nhượng quyền thực chất đều xuất phát từ mục đích muốn hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, trong quan hệ NQTM, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống kinh doanh có vị thế cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống nhượng quyền này cần có những trải nghiệm trên thị trường và tạo động lực, niềm tin đối với bên nhận quyền. So với quy định cũ về thời gian hoạt động của hệ thống kinh doanh được nhượng quyền tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP bên cạnh việc yêu cầu “hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm" [5] thì còn quy định

“trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại” [5], Có thể thấy rằng tại Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã được nới lỏng hơn so với Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, sự thay đổi này của các nhà làm luật đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho những thương nhân có mong muốn tham gia nhượng quyền. Thời gian hoạt động của hệ thống nhượng quyền dài hay ngắn phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi quốc gia về sự phức tạp của hoạt động này. Giờ đây điều kiện của các bên nhượng quyền thứ cấp đều như nhau; trong đó bên nhượng quyền gồm thương nhân là bên nhận quyền sơ cấp từ nước ngoài và thương

nhân không nhận quyền từ nước ngoài. Nhìn chung thì sự thay đổi này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý và có tiến bộ. Sự đối xử công bằng này đã tạo điều kiện cho tất cả các thương nhân có mong muốn nhượng quyền, loại bỏ được những hạn chế của quy định pháp luật. Đặc biệt trong thời đại mở cửa hội nhập, Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, APEC.. để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc đối xử công bằng đã góp phần mở ra nhiều cánh cửa hơn với tất cả các thương nhân.

Hai là, “đã đăng ký hoạt động nhượng quyền với các cơ quan có thẩm

quyền”. Theo Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Nghị định 120/2011/NĐ-CP

sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết trong LTM, thì thương nhân nhượng quyền phải là bên đã đăng ký hoạt động NQTM với Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương)

Đối với thương nhân nhận quyền, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì điều kiện đối với thương nhân nhận quyền “Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền

thương mại ” đã được bãi bỏ, bên nhận quyền không có điều kiện ràng buộc khi

nhận quyền thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc bên nhận nhượng quyền không cần điều kiện riêng trong giao dịch NQTM này mà chỉ đáp ứng yêu cầu là thương nhân, tuy nhiên các bên vẫn phải tuân thủ theo những quy định chung về quyền và nghĩa vụ được cụ thể tại Mục 8 Luật thương mại 2005.

Nhìn chung thì qua những sửa đổi, bổ sung của pháp luật thì đến thời điểm hiện tại, pháp luật điều chỉnh về chủ thể khi tham gia quan hệ NQTM cũng trở nên thoải mái, nới lỏng và đầy đủ hơn. Điều này đã tạo nên một hành lang pháp lý vững vàng nhưng vẫn mở ra nhiều cơ hội cho các thương nhân muốn nhượng quyền, không chỉ là thương nhân Việt Nam mà còn cả thương nhân nước ngoài.

2.2. Thực trạng pháp luật về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hình thức của hợp đồng chính là sự biểu hiện cụ thể của những thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tùy mỗi quốc gia sẽ có những quy định

khác nhau về hình thức của hợp đồng, riêng đối với pháp Việt Nam hình thức của hợp đồng NQTM được quy định tại Điều 285 LTM năm 2005. Theo đó, vì tính đặc thù và tương đối phức tạp mà “hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập

thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác tương đương”. Trong đó, theo

Khoản 15 Điều 3 LTM năm 2005 thì có thể hiểu các hình thức pháp lý khác tương đương bao gồm: “điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”. Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của hợp đồng dưới dạng văn bản thể hiện tính minh bạch, rõ ràng nhất. Dưới góc độ pháp lý, trước năm 2005 hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách trực tiếp đến loại hình kinh doanh này. Quy định này của Việt Nam khác so với một nước phát triển như Pháp hay Úc [21], tuy nhiên nó lại phù hợp nhất với những đặc điểm của Việt Nam. Có thấy rõ là ở Việt Nam, hoạt động NQTM còn khá mới mẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi lẽ đó, để phòng ngừa và đảo bảo hạn chế rủi ro nhất có thể cho các bên chủ thể tham gia nhượng quyền thì hình thức hợp đồng phải được quy định dưới dạng văn bản khi mà Việt Nam vẫn là nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Điều này cũng góp phần giúp các cơ quan Nhà nước lấy làm căn cứ dễ dàng xử lý khi các bên có hành vi vi phạm. Nhìn chung thì hợp đồng dưới dạng văn bản là hình thức pháp lý an toàn, minh bạch, cụ thể và phù hợp nhất đối với Việt Nam hiện nay. Việc quy định như vậy bắt buộc các chủ thể tham gia hợp đồng phải thể hiện những thỏa thuận giữa các bên dưới dạng văn bản, điều này cũng nhằm mục đích chính là bảo vệ các thương nhân, đặc biệt là những thương nhân chưa có nhiều kinh nghiệm về hoạt động NQTM khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, hợp tác không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời đại nhiều biến động, ví dụ như đại dịch COVID 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hầu như mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc gặp mặt thương thảo giữa các thương nhân cũng rất khó khăn. Vậy việc nới lỏng hơn quy định về hình thức hợp đồng cũng là một vấn đề mà các nhà làm luật cần nghiên cứu, cân nhắc.

2.3. Thực trạng pháp luật về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đối tượng của hợp đồng NQTM được hiểu là “lợi ích mà các bên chủ thể hướng đến khi tham gia quan hệ hợp đồng”, hay nói cách khác chính là “quyền

thương mại”. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/ NĐ-CP thì

“quyền thương mại” bao gồm:

“a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w