Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc điều chỉnh pháp

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 33 - 34)

về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Quy định về chủ thể của hợp đồng:

Đối với pháp luật của nhiều nước trên thế giới vấn đề chủ thể cũng được quy định tương đối khắt khe đối với bên nhượng quyền, hầu hết những quy định tập trung vào khả năng tài chính, thời gian hoạt động, số lượng các cơ sở kinh doanh đã có. Các quy định khắt khe đối với bên nhượng quyền đó thực chất đều xuất phát từ mục đích muốn hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh. Tiêu biểu như pháp luật Trung Quốc, nước này đặt ra yêu cầu với bên nhượng quyền phải là doanh nghiệp, mọi hình thức tồn tại khác của thương nhân đều không đủ điều kiện để tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại [27] .Thứ hai, thời gian hoạt động của bên nhượng quyền là một khoảng thời gian luật định, tùy sự phức tạp và góc nhìn của mỗi quốc gia mà khoảng thời gian sẽ được quy định cụ thể.

Quy định về hình thức của hợp đồng:

Nhiều quốc gia rất cởi mở trong quy định vấn đề hình thức của hợp đồng NQTM. Theo đó, hợp đồng NQTM được thể hiện dưới dạng văn bản, lời nói hay một thỏa thuận ngầm đều được công nhận và coi là hợp pháp. Nhìn chung, tùy quan điểm, đặc điểm của từng quốc gia mà pháp luật mỗi nước quy định về hình thức của hợp đồng NQTM khác nhau. Ví dụ như ở Anh, hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại đa dạng, các bên có thể ký hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới hình thức bất kỳ là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại [20]. Ở Australia, hệ thống pháp luật không đề ra bất cứ một quy định nào để điều chỉnh về hình thức trình bày của hợp đồng NQTM cả. Vì thế, có thể mặc định hình thức hợp đồng NQTM ở Australia sẽ tương tự hợp đồng dân sự và thương mại khác, có thể được ký dưới mọi hình thức. Ngoài ra, các bên chủ thể vẫn có thể tự thương lượng với nhau để có thể thống nhất đưa ra một quyết định chung về hình thức của hợp đồng. Còn với pháp luật Pháp từ năm 1989 tại điều khoản đầu tiên của Luật Loi Doubin ban hành ngày 31/12/1989 đã quy định yêu cầu bên nhượng quyền phải trình bày tất cả các yêu cầu đối với bên nhận; việc giám sát, hỗ trợ; kinh nghiệm của bên nhượng quyền; thời gian nhượng quyền và các vấn đề quan trọng khác dưới

dạng văn bản và gửi cho bên nhận quyền trước 20 ngày so với thời điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực [18]. Tuy nhiên, đối với quy định này, hợp đồng NQTM không bắt buộc phải được ký dưới hình thức văn bản. Bản thông tin mà pháp luật quy định yêu cầu bên nhượng quyền phải cung cấp cho bên nhận quyền trước khi hợp đồng có hiệu lực hoàn toàn mang tính độc lập và luôn tồn tại trong mối quan hệ với chính hợp đồng NQTM . Mặc dù không phải là hợp đồng nhưng bản thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên nhận quyền khi yêu cầu bên nhượng quyền phải chịu trách nhiệm nếu những tổn thất từ phía nhận quyền hoàn toàn là do sự thiếu trung thực của bên nhượng quyền khi đã cố tình gian dối trong bản thông tin.

Một phần của tài liệu 847 pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại việt nam hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w