Hợp đồng là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý của các bên khi vi phạm hợp đồng. “Hợp đồng được ví là luật của các bên trong quan hệ dân sự” [17]. Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả mang tính bất lợi đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nào có hành vi vi phạm thì phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả mà mình gây ra, hậu quả đó có thể đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc dựa trên những quy định của pháp luật. Theo Khoản 13 Điều 3 LTM năm 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này” [13],
Trong Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động NQTM không quy định về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm của các bên tham gia
quan hệ hợp đồng nhượng quyền. Vì vậy, chế tài đối với các chủ thể vi phạm hợp đồng NQTM mại sẽ áp dụng BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 điều chỉnh. Tại Điều 292 LTM năm 2005 quy định về chế tài thương mại gồm: “i. Buộc thực hiện đúng hợp đồng; ii. Phạt vi phạm; iii. Buộc bồi thường thiệt hại; iv. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; vi. Đình chỉ thực hiện hợp đồng; vii. Huỷ bỏ hợp đồng; vii. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”
Thứ nhất, buộc thực hiện hợp đồng:
Theo Điều 297 LTM năm 2005: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. ” [13]. Trong quá trình thực hiện hợp đồng không tránh việc xảy ra những sai sót ví dụ như giao hàng trễ, thiếu hàng, hàng hóa không đảm bảo chất lượng... không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ số hàng, hàng đúng chất lượng như đã thỏa thuận; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hóa, giao đủ hàng hóa đã cam kết hoặc giao hàng hóa thay thế. Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 358 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.” Có thế thấy rằng “buộc thực hiện hợp đồng” trong nhượng quyền thương mại là biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng giữa các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền.
Thứ hai, phạt vi phạm hợp đồng
Theo quy định tại Điều 300 LTM năm 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận.”[13]. Chế tài phạt vi phạm hợp đồng thường được áp dụng trong quan
hệ hợp đồng, có mục đích trừng phạt, tác động vào ý thức của các chủ thể vi phạm nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng [17].
Đối với mức tiền phạt, số tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, tuy nhiên không được cao hơn mức phạt mà pháp luật quy định. Tổng mức phạt đối với bên vi phạm thường sẽ được thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng, tuy nhiên theo Điều 301 LTM năm 2005 thì mức phạt đó không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ mà hợp đồng bị vi phạm [13].
Thứ ba, bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại được định nghĩa theo Điều 302 LTM năm 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. ” [13] Bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại thực tế xảy ra và có đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo quy định tại Điều 303 LTM năm 2005, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường bao gồm: “Cớ hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm bao gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” [13] Theo đó, để yêu cầu bên vi phạm bồi thường thì bên bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại, tổn thất, hậu quả mà mình phải gánh chịu đều do hành vi vi phạm gây ra và bên bị thiệt hại đáng nhẽ được khoản lợi nếu bên vi phạm không gây ra thiệt hại.
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần lưu ý đến mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, giữa hai chủ thể này đã có thỏa thuận trong hợp đồng hay chưa. Trong trường hợp nếu hai bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại; nếu trong hợp đồng đã có thỏa thuận phạt vi phạm vì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên vi phạm phạt vi phạm hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng: Pháp luật quy định cụ thể đối với từng chế tài dẫn đến hậu quả pháp lý cũng khác nhau.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể hiểu là bên bị vi phạm tạm thời sẽ không thực hiện hợp đồng, hợp đồng tạm ngưng nhưng vẫn còn hiệu lực pháp luật. Ví dụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền vi phạm hợp đồng, không cung cấp đủ và sai thời gian như đã cam kết, bên nhận quyền tạm ngừng hợp đồng, tạm ngừng chi trả tiền hàng cho bên nhượng quyền.
Đình chỉ hợp đồng là bên bị vi phạm chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ tức là hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một trong hai bên nhận được thông báo đình chỉ. Trong trường hợp này các bên không cần thực hiện hợp đồng nữa.
Hủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý dẫn đến việc hợp đồng không còn hiệu lực một phần hoặc toàn bộ. “Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp” [13]. Đối với hủy bỏ hợp đồng một phần tức là bãi bỏ thực hiện quyền và nghĩa vụ của một phần hợp đồng. Còn đối với hủy bỏ toàn bộ hợp đồng tương đương với việc hợp đồng nhượng quyền thương mại không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Thứ năm, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp hiệu lực hợp đồng
Trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hiệu lực hợp đồng NQTM là việc bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm pháp lý có thể là do thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng hoặc do pháp luật có quy định.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận, bên nhượng quyền và bên nhận quyền có quyền thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm trong một số trường hợp cụ thể do hai bên tự thống nhất với nhau.
Trong trường hợp miễn trách nhiệm do pháp luật quy định tại Điều 294 LTM năm 2005, bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi: “(1) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (2) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (3) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”
Tuy nhiên, việc miễn trách nhiệm pháp lý vì lý do bất khả kháng chỉ được áp dụng khi bên vi phạm đã áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hậu quả xảy ra.
Có thể nói rằng, “trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp NQTM” là yếu tố quan trọng khi xây dựng hợp đồng. Đây sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm của các chủ thể khi có hành vi vi phạm. Ví dụ thế tế trong hợp đồng NQTM số 01- 10/2020/HĐNQ/FDI-BSN001 (phụ lục II) giữa Công ty cổ phần Floordi và hộ kinh doanh do ông Nguyễn Minh Tuấn đại diện. Ve trường hợp phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 13 của hợp đồng, cụ thể “hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm hợp đồng với mức bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm (trừ trường hợp bất khả kháng) ”. Ngoài ra trường hợp hợp đồng bị tạm dừng hay chấm dứt được quy định tại Điều 12 của hợp đồng. Bên cạnh đó, các bên thỏa thuận về trường hợp bất khả kháng tại Điều 15 với một vài sự kiện như: “chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vấn...”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ việc nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng NQTM có thể rút ra kết luận như sau:
1. Hoạt động NQTM nói chung và hợp đồng NQTM nói riêng được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005. Đây cũng là cơ sở để nhận định, đánh giá và hoàn thiện pháp luật về NQTM. Nhìn chung thì Luật thương mại 2005 cũng có những ưu điểm nhất định, sau quá trình sửa đổi bổ sung thì cũng đang dần được hoàn thiện, bao gồm cả những quy định về hoạt động NQTM. Những nỗ lực hoàn thiện pháp luật trong thời gian qua đã giúp các thương nhân có nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác quốc tế hơn. Việc tuân thủ pháp luật cũng đã giúp các thương nhân gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, trên thực tế thi hành pháp luật về hợp đồng NQTM thì những quy định pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần xem xét được hoàn thiện
2. Việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và khả thi điều chỉnh hợp đồng NQTM giúp hoạt động NQTM có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, đóng góp vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập. Bên cạnh đó sự hoàn thiện pháp luật hợp đồng NQTM chính là góp phần hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP