Cơ cấu tài sản ngắn hạn và nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu 778 nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần liên doanh sơn quốc tế mỹ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại côngty cổ

2.5 Cơ cấu tài sản ngắn hạn và nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản ngắn hạn

hạn

2.5.1 Kết cấu tài sản ngắn hạn

cấu tài sản ngắn hạn là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp khác nhau thì có số tài sản ngắn hạn cũng không giống nhau. Việc phân tích cơ cấu tài sản theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số tài sản ngắn hạn mà mình đang nắm giữ, quản lý có hiệu quả hơn và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp hơn.

2.5.2 Nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu tài sản ngắn hạn

- Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: hoạt động cụ thể của công ty theo đuổi thường có ảnh hưởng quan trọng đến mức tài sản ngắn hạn của công ty:

Nếu công ty là doanh nghiệp sản xuất thì lượng tiền và tương đương tiền lại nhỏ mà chủ yếu lượng tập trung dưới dạng hàng tồn kho là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và chi phí sản xuất dở dang.

Nếu công ty là công ty chuyên cung cấp dịch vụ thì lượng hàng tồn kho sẽ thường ở mức thấp hơn công ty thương mại, nhưng lượng tiền và tương đương tiền của công ty dịch vụ thường rất lớn do bản chất của công ty dịch vụ là chuyên cung cấp dịch vụ là quá trình sản xuất dịch vụ đồng thời chuyển giao dịch vụ, tiêu dùng dịch vụ nên thường công ty dịch vụ sẽ tiến hành thu tiền trước khi sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp thương mại lượng hàng tồn kho sẽ cần nhiều bởi lẽ công ty cần điều chỉnh hàng hóa trong hàng hóa trong quá trình kinh doanh, lượng tiền và tương đương tiền trong kinh doanh sẽ lớn và số nợ phải thu khó đòi sẽ tăng lên.

Chính vì vậy, loại hình kinh doanh đóng vai trò rất lớn quyết định tới cơ cấu và lượng tài sản ngắn hạn của công ty.

- Quy mô của công ty: các công ty nhỏ thường có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn công ty lớn. Bởi lẽ:

Công ty lớn có một lợi thế về tính kinh tế theo quy mô trong quản lý tài sản ngắn hạn và có khả năng dự đoán luồng tiền tốt hơn. Chính vì vậy, các công ty nhỏ luôn chịu khá nhiều thiệt thòi và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho hiệu quả nhất. Công ty lớn có điều kiện tiếp cận thị trường vốn và huy động tài sản ngắn hạn tốt hơn các công ty nhỏ.

Chính vì lẽ đó, các công ty nhỏ cần tập trung cao lượng vốn vào trong tài sản ngắn hạn để sản xuất kinh doanh, đồng thời do không chủ động được nguồn vốn nên công ty thường chuyển lượng vốn dài hạn sang tài trợ cho tài sản ngắn hạn đây là chiến lược kinh doanh thận trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp quy mô lớn, do họ chủ động hơn trong vốn kinh doanh và tiếp cận với nguồn vay dài hạn dễ dàng hơn nên có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định để tăng năng suất, giảm chi phí cấu thành nên sản phẩm. Do đó, tỷ trọng sử dụng tài sản ngắn hạn cũng giảm đi.

- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu: khi doanh thu tăng thông thường phải thu khách hàng và hàng lưu kho cũng tăng một lượng tương đối, kéo theo sự gia tăng của khoản mục phải trả người bán, vì thế mà cũng ảnh hưởng tới lượng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp kinh doanh tốt, tăng trưởng doanh thu lớn thì lượng tiền và tương đương tiền thường có xu hướng tăng. Bên cạnh đó các khoản phải thu khách hàng cũng tăng, việc này thực chất là doanh nghiệp đang nới lỏng các chính sách quản lý các khoản phải thu để nâng cao doanh thu khiến cho các khoản nợ phải thu tăng lên. Đồng thời, khi doanh thu tăng, tốc độ và lượng hàng tồn kho được tiêu thụ cũng tăng dẫn tới doanh nghiệp phải tăng cường nhập kho hàng hóa để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tăng lên. Hàng tồn kho tăng kéo theo khoản phải trả nhà cung cấp có xu hướng tăng. Chính vì vậy, doanh thu tăng hoặc giảm cũng có ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp.

- Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: doanh nghiệp muốn duy trì độ linh hoạt thì cần duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp thì rủi to người cho vay thấp giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn. Thêm nữa, khi doanh nghiệp duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp thì rủi ro thanh toán của doanh nghiệp sẽ ở mức thấp giúp cho khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn đặc biệt là nguồn vay dài hạn.

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản ngắn hạn có thể phân ra thành ba nhóm chính sau:

+ Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, giá cả của vật tư.

+ Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.

+ Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp.

2.6 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Từ Quang Phương (2013), định nghĩa “Hiệu quả biểu hiện quan hệ so sánh giữa

các kết quả kinh tế - xã hội đạt được các mục tiêu đề ra với chi phí đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định”. Hiệu quả thông thường được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ thể (doanh nghiệp, nhà đầu tư,.) đưa ra. Hiệu quả thường được xem xét trên hai khía cạnh chính đó là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện quan hệ giữa các kết quả đạt được của nhà đầu tư so với chi phí nhà đầu tư bỏ ra để đạt được các kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Tùy thuộc vào từng loại hình và mục đích hoạt động của doanh nghiệp mà hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội là yếu tố hàng đầu, tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả kinh tế được các doanh nghiệp hướng đến nhiều hơn.

2.6.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tài sản ngắn hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa. Các doanh nghiệp đều cố gắng sao cho tài sản được đưa vào sử dụng hợp lý để kiếm lợi cao nhất đồng thời luôn tìm

các nguồn tài trợ để mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, đảm bảo mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Trên thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng phần lớn đều cho rằng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn được thể hiện ở hai mặt đó là bảo toàn về mặt giá trị và phải đạt được những kết quả theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh ngiệp A. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Các chỉ tiêu hoạt động là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao hệ số hoạt động, nhà quản trị tài chính phải biết những tài sản nào chưa sử dụng, không sử dụng, chưa khai thác hết giá trị hoặc không tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Vì vây, doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng sao cho có hiệu quả hoặc loại bỏ ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu hoạt động, đôi khi còn gọi là các chỉ tiêu hiệu quả hoặc các chỉ tiêu luân chuyển. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu này thì người ta hay sử dụng các chỉ tiêu dưới đây:

* Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

λ, λ Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =---,---Z---

TSNH bình quẫn

Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao cho thấy tài sản ngắn hạn được luân chuyển càng nhanh, đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng hiệu quả.

* Hệ số đảm nhiệm của TSNH

λ TSNH bĩnh quẫn

Hệ số đ m ả nhiệm của TSNH = —---—-—-—■---—

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số TSNH cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số đảm nhiệm TSNH càng thấp bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng TSNH càng cao bấy nhiêu.

B. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Do đặc điểm của TSNH có tính thanh khoản cao, cho nên việc sử dụng hiệu quả TSNH là sự lựa chọn đánh đổi giữa khả năng sinh lời với tính thanh khoản. Do đó

khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây.

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng nợ ngắn hạn (bao hàm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được xác định như sau:

7,ιι, ιj 7 , Tổng TSNH

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = —---7—■—

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này bằng 1 cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn đang ở mức an toàn. Nếu hệ số này nhỏ hon 1 cho thấy rằng doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong thanh toán ngắn hạn. Nếu hệ số này lớn hon 1 cho thấy rằng doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà vẫn còn tài sản ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Thông thường, hệ số này thấp (nhỏ hon 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp

có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, nếu

hệ số này quá cao, tức là lượng TSNH tồn trữ quá lớn và bộ phận tài sản này không vận

động, không sinh lời sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy vây, hệ số này lớn hay nhỏ hon còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, TSNH thường chiếm tỉ trọng lớn hon trong tổng tài sản nên hệ số này tưong đối cao.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trong các loại tài sản ngắn hạn thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho thường được coi là kém nhất. Do vậy để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hon, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu của tổng tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho với tổng nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định như sau:

λ, z T ng TSNH — Hàng t n khoổ ồ

Hệ SO kh năng thanh toán nhanh ả =---3— ---

Tổng nợ ngan hạn

Khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH mà không tính đến hàng tồn kho. Nó được tính toán trên cơ sở những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng còn được gọi là tài sản có tính thanh khoản, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả TSNH trừ hàng tồn kho. Do đó, hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả cá khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào HTK. Thông thường, khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 1 vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán bớt hàng tồn kho.

Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn rất quan tâm vì thông qua các chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể đánh giá được tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy vậy, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Do đó, để đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn cần xem xét thêm khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.

* Hệ số khả năng thanh toán ngay (hệ số khả năng thanh toán tức thời)

Hệ số khả năng thanh toán ngay là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tương đương tiền với tổng nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hệ số khả năng thanh toán ngay được xác định bằng công thức:

~ Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ SO khả năng thanh toán ngay =---2— ---

Tổng nợ ngan hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngay là một chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà tỷ số về khả năng thanh toán ngay bằng bao nhiêu là hợp lý. Thông thường, tỷ số này xấp xỉ 0,5 là tốt. Nếu quá lớn cho thấy tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng tiền nhiều làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không cao. Ngược lại, nếu tỷ số này quá nhỏ lại phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh, khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả ngay.

Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh nên ở mức bằng 1 và tỷ số khả năng thanh toán ngay nên ở mức 0,5 là hợp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, các tỷ số này được chấp nhận là cao hơn hay thấp hơn còn tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất kinh doanh, mặt hàng kinh doanh của mỗi ngành kinh doanh, cơ cấu, chất lượng của tài sản ngắn hạn...

C. Các chi tiêu phản ánh năng lực hoạt động tài sản ngắn hạn

*Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì doanh thu bán hàng cần thiết của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá hiệu

Một phần của tài liệu 778 nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần liên doanh sơn quốc tế mỹ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w