2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại côngty cổ
3.3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt
Qua phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng TSNH tại công ty CPLD Sơn Quốc Tế Mỹ năm 2016 - 2018, ta thấy được rằng công ty hiện chưa quản lý tốt tài sản bằng tiền và tương đương tiền. Khoản mục này hiện vẫn đang biến động thất thường, do công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ nào mà chỉ dựa theo trực quan, kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp so với trung bình ngành. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới lịch sử tín dụng của công ty nếu có bất ngờ xảy ra. Do đó, để tăng hiệu quả sử dụng, quản lý tiền mặt công ty nên:
Thứ nhất, xác định một cách hợp lý lượng tiền mặt. Lượng tiền mặt dự trữ phù hợp là lượng tiền dự trữ tối ưu, đáp ứng được 3 nhu cầu trọng yếu: chi trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dự phòng cho các khoản phát sinh không nằm trong kế hoạch, dự phòng chi các khoản do thị trường thay đổi đột ngột mà phát sinh.
Thứ hai, sau khi xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu, để giảm thiểu rủi ro, thất thoát xuống mức thấp nhất công ty cần áp dụng ngay các chính sách, quản lý và quy trình sau:
- Thiết lập rõ ràng các bước cho 1 quy trình tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vào và ra.
Xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận thực hiện trong quy trình. - Thường xuyên đối chiếu sổ sách kế toán với số tiền mặt trong thực tế tại ngân
quỹ, có kế hoạch đối soát, so sánh sổ sách kế toán với bảng sao kê ngân hàng để kịp thời phát hiện ra các khoản chênh lệch và xử lý.
- Kỳ thu tiền trung bình của công ty đang có xu hướng đi lên, vậy nên công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau để rút ngắn thời gian này xuống. Cụ thể, có chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng thanh toán sớm; tạo mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với khách hàng đặc biệt là khách hàng uy tín. Đồng thời tận dụng được các khoản tiền chưa phải chi để đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời trong ngắn hạn.