2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại côngty cổ
3.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn. Hơn nữa, kỳ thu tiền trung bình của công ty có xu hướng tăng lên và hiện đang khá cao. Điều này thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn. Nếu muốn nâng cao hiệu quả sử dụng quản lý khoản phải thu công ty cần phải giảm được số vốn bị chiếm dụng này xuống.
Đầu tiên, ngay từ khâu bán hàng, cung cấp sản phẩm công ty phải hạn chế bị chiếm dụng ngay bằng cách thay đổi chính sách tín dụng không quá lỏng như hiện tại. Bên cạnh đó, công ty phải đẩy mạnh thực hiện công tác thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Để làm thực hiện được các điều trên, công ty có thể xem xét áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Công ty nên thẩm định khả năng thanh toán của khách hàng 1 cách kỹ lưỡng, trên cơ sở đó sẽ thiết lập chính sách tín dụng cho phù hợp với khách hàng và cố gắng đem lại lợi ích phần nhiều về cho công ty, nhưng cũng không để đối tác thiệt thòi.
- Trong trường hợp khách hàng là khách hàng mới, công ty chưa có nhiều thông tin, không nắm bắt được khả năng thanh toán của khách hàng mới. Công ty nên thu tiền ngay, bảo lãnh qua ngân hàng hoặc nhận ứng trước 1 phần giá trị của hợp đồng. - Trong trường hợp khả năng thanh toán của khách hàng là thấp, công ty không
nên mạo hiểm mà có thể từ chối luôn đơn hàng nếu không được thanh toán ngay. - Bên cạnh đó, công ty phải theo dõi thường xuyên thời gian của các khoản nợ,
khách hàng nợ, khả năng thanh toán của khách hàng nợ 1 cách chặt chẽ để biết được khoản nợ nào đến hạn, khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó xem xét, xử lý sớm các trường hợp nhằm phòng tránh sự chiếm dụng vốn gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất cũng như thanh toán của công ty.
- Công ty nên có một bộ phận phụ trách riêng về mảng quản lý nợ. Những nhân viên trong bộ phận này theo dõi khoản nợ, quản lý việc thu hồi nợ, có các kỹ năng mềm như gọi điện thoại, thuyết phục khách hàng thanh toán, cam kết sẽ thanh toán. Bộ phận có thể giải quyết tùy vào thời hạn của khoản nợ, chẳng hạn:
+ Đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc sắp đến hạn, bộ phận cần theo dõi, gửi thông báo đến khách hàng trước ít nhất 1 tuần cho khách hàng. Đồng thời, bộ phận có thể chuẩn bị thủ tục sẵn sàng cho việc thanh toán của khách hàng nhẳm rút ngắn thời gian nhất có thể.
+ Đối với khoản nợ quá hạn: bước đầu bộ phận phải phải phân tích và tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao khách hàng chưa thanh toán và đối tượng khách hàng này là khách hàng mới hay là khách hàng truyền thống của công ty. Căn cứ vào hai điều này, bộ phận đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Chẳng hạn, phạt bằng lãi suất, nhân viên phụ trách trong công ty trực tiếp cử người đến gặp khách hàng để đôn đốc, hoặc với những khoản nợ khó đòi công ty nên có biện pháp cứng rắn chính là nhờ sự can thiệp của pháp luật.