Thực trạng vận dụng chính sách phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm bảo long phú thọ (Trang 64 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng vận dụng chính sách phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân

tại Công ty bảo hiểm Bảo Long Phú Thọ

3.2.2.1. Một số chính sách của Nhà nước liên quan tới phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ

Trong một khoảng thời gian nhất định, các doanh nghiệp BHPNT có một lượng vốn nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, do đó sẽ phát sinh những vấn đề về khả năng chi trả cho người tham gia BH cũng như an toàn tài chính. Yếu tố kinh doanh mang tính đặc thù trong hoạt động của các doanh nghiệp BHPNT, đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý giám sát của Nhà nước.

Việc đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BHPNT ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong việc gợi ý chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp BHPNT và bảo vệ quyền lợi của người tham gia BH.

Nếu như QLNN trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung mang tính mệnh lệnh, hành chính cao, thì QLNN trong nền kinh tế thị trường là cung cấp dịch vụ công. Nếu hàng hóa đó có chất lượng phù hợp thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển và ngược lại. Do đó, Nhà nước cần xem xét để cung cấp dịch vụ công ngày càng tốt hơn và đạt được mục tiêu quản lý. Nếu coi QLNN là một dịch vụ công được Nhà nước cung ứng thì việc áp dụng mô hình phân tích mức độ quan trọng -

mức độ thực hiện (IPA) là phù hợp để đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của DN BHPNT ở Việt Nam hiện nay.

Và thêm một điểm nhấn không thể không nhắc tới là, theo AVI, kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đã có lãi từ nghiệp vụ trong năm 2015, 2016, 2017. Ngành bảo hiểm không phải chịu những tổn thất lớn như năm 2014 với các sự cố tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… và nhờ quy định không cho nợ đọng dây dưa phí bảo hiểm.

Điều này có được là nhờ Thông tư 194/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, quy định không cho nợ phí bảo hiểm đã khắc phục được tình trạng nợ phí kéo dài, tồn đọng trong nhiều năm qua.

Dù hoạt động của khối bảo hiểm phi nhân thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực trong năm qua, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết để khối doanh nghiệp này phát triển lành mạnh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh. Ví dụ để dẫn chứng cho yêu cầu này là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành bằng cách hạ giá phí dưới chuẩn vẫn tiếp diễn, hợp tác nội khối vẫn còn lỏng lẻo,... Thực tế cho thấy, tình hình cạnh tranh giành giật dịch vụ khách hàng ngày càng gay gắt, tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm các dự án, bảo hiểm thân tàu... Cạnh tranh hạ phí chủ yếu vẫn là mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm dưới chuẩn.

Đây là lý do khiến trước đây, rất nhiều mảng nghiệp vụ bị lỗ. Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức cổ phần sẽ không có lãi để trả cổ tức cho cổ đông hoặc trả cổ tức thấp và nếu muốn phát triển kinh doanh bảo hiểm, DN phải tăng vốn hoặc bù đắp năng lực tài chính, đảm bảo biên khả năng thanh toán bằng vốn pháp định dẫn đến doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn. Thậm chí, đã xảy ra tình trạng có doanh nghiệp bị “hụt hơi” trong cạnh tranh, phải cơ cấu lại.

Trong 2016, một loạt các chính sách mới của nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực. Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ “bộn bề” nhiều việc hơn.

Chẳng hạn như quy định có hiệu lực từ 1/1/2016 liên quan đến việc tách quỹ chủ hợp đồng chủ sở hữu để phân bổ doanh thu hoa hồng chi phí đầu tư; hay tiêu chuẩn chuyên gia tính biên khả năng thanh toán dự phòng nghiệp vụ khiến các doanh nghiệp phải xoay sở gấp về tài chính để đáp ứng yêu cầu.

Thêm vào đó, việc Bộ Tài chính chủ trương xây dựng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản công và sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết nghiệp vụ này dự báo sẽ làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng doanh thu.

Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, trong đó có bảo hiểm công trình xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nhà khảo sát thiết kế và bảo hiểm tai nạn người lao động cũng vừa chính thức được ban hành. Từ đây, cũng đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về việc nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu bảo hiểm, đặc biệt là cho các công trình lớn.

Chưa kể, đó còn là một số tác động bên ngoài đã và đang ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần sớm hạn chế và chấm dứt trong thời gian tới. Đó là văn hóa mua bảo hiểm theo hướng lựa chọn doanh nghiệp trả hoa hồng cao cho môi giới đại lý. Từ đó dẫn đến trường hợp doanh nghiệp trả không đúng quy định, vượt khung của nhà nước buộc phải hạch toán vòng vo, dẫn đến tăng chi phí, tăng rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Đó còn là các tranh chấp về bảo hiểm, theo đó việc xử lý qua tòa án, trọng tài phần nhiều thua thiệt nghiêng về phía DNBH, khiến DN đang gặp khó.

Ngoài ra, đối với bảo hiểm học sinh - sinh viên, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đột ngột nghiêm cấm các trường học, giáo viên thu hộ phí bảo hiểm thân thể tự nguyện (do các DNBH cung cấp) cũng sẽ tiếp tục khiến các doanh nghiệp phải có động thái ứng xử hợp lý trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn hẳn so với khối nhân thọ (xét cả về cơ hội lẫn thách thức). Và việc phải làm với khối này đó là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong đó, việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan và điều kiện hoạt động kinh doanh làm cho

nhiều hàng hóa, doanh nghiệp và công dân ASEAN vào hoạt động tại Việt Nam làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là là bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

Hay việc tham gia Hiệp định kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở rộng phát triển các ngành nghề dệt may, giày da, giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp, phải tái cơ cấu đưa lên sản xuất lớn làm gia tăng nhu cầu bảo hiểm.

Các tiêu chí đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BHPNT:

Việc đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BHPNT có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, một trong những phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng các tiêu chí để đánh giá.

Dựa trên mô hình các tiêu chí QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á, có thể nêu các tiêu chí đánh giá QLNN đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BHPNT Việt Nam theo mô hình kết quả đầu ra, bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.

-Tính hiệu lực thể hiện sức mạnh và năng suất quản lý của bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BHPNT (từ tiêu chí 1.1 đến tiêu chí 1.8).

- Tính hiệu quả thể hiện thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa và chi phí ở mức tối thiểu của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BHPNT, bao gồm: tính hiệu quả về mặt kinh tế và các lợi ích về mặt xã hội thông qua 7 tiêu chí. Kể từ giữa năm 2017, nhiều chính sách mới trong lĩnh vực BH bắt đầu có hiệu lực. Điều này dự báo sẽ làm tăng các chi phí, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp BH, nhất là khối phi nhân thọ. Có hai nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp khối này được dự báo tăng trưởng thấp hoặc giảm so với 2017 là: thứ nhất, bắt đầu từ năm 2017, các doanh

nghiệp sẽ phải tăng chi phí đóng BHXH cho người lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Trước đây, BHXH nộp theo lương cơ bản, nhưng nay mức đóng BH sẽ tăng dần theo lương thực nhận. Thứ hai, các doanh nghiệp BH phải áp dụng quy

dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 7/2017. Điều này có thể làm tăng chi phí dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp BH.

3.2.2.2. Môi trường marketing trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam trên cơ sở vận dụng chính sách

a. Thực trạng về môi trường vĩ mô - Môi trường dân số học:

Tính đến 0h ngày 1-12-2017, dân số Việt Nam đạt 90.493.352 người. Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam mới chỉ có 10% dân số mua BH và chi phí cho BH chỉ chiếm 2% GDP trong khi ở các nước phát triển là 40-60% dân số mua BH và chi phí cho BH chiếm 10-15% GDP. Như vậy tiềm năng về nhu cầu BH tại Việt Nam còn rất lớn, là yêu tố thuận lợi để doanh nghiệp BH phát triển ( Tổng cục Thống kê).

Tốc độ tăng dân số Việt Nam là 1,05%, quy mô và tốc độ tăng dân số là 02 chỉ tiêu dân số học tác động đến quy mô nhu cầu. Dân số lớn và tăng cao tạo một thị trường lớn và tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp, công ty BHBL cũng không ngoại lệ.

- Môi trường kinh tế:

Trong giai đoạn 2015-2017, nền kinh tê Việt Nam tiêp tục tăng trưởng, năm 2017 GDP đạt 3.937.856 tỷ đồng, tăng 5,93% so với năm 2016, năm 2016 tăng 5,4% so với năm 2015, tạo điều kiện cho các ngành trong đó có BHPNT cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng trong thời gian qua đã có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, tình hình trên đang gây ra những biến động rất lớn về nhu cầu thị trường, khu vực kinh tế tư nhân trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tạo ra một lượng lớn công ăn làm việc cho người lao động. Tính đến 01/01/2017 cả nước đã có 764.374 doanh nghiệp đăng ký /thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê cho thấy tại thời điểm 1/1/2016, cả nước có 347.693 doanh nghiệp đang hoạt động.

Đáng chú ý là lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7- 9%/năm, đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác là 9-11,5%. Thậm chí, một

số doanh nghiệp tình hình tài chính lành mạnh đã được vay với lãi suất 6,5-7%/năm tạo điều kiện để phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Kinh tế phát triển, thu nhập, đời sống, nhu cầu của người dân nâng lên thì nhu cầu về tham gia BH ngày càng tăng và được chú trọng hơn, lúc này họ sẵn sàng trả những mức chi phí cao hơn để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Điều đó đã mở ra những cơ hội lớn cho hoạt động kinh doanh BH nhưng cũng kèm theo những khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp.

- Môi trường văn hóa xã hội:

Trình độ dân trí trong thời gian qua luôn được chú trọng nâng cao, người dân có ý thức hơn về bảo vệ cộng đồng và bản thân, tạo điều kiện để phát triển các loại hình BH. Một số địa phương xem việc mua BH là sản phẩm trọn gói do ngân hàng triển khai là chuyện đương nhiên, chi phí nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư quan niệm lạc hậu rằng không nên mua cái “xui rủi” vào mình.

- Môi trường chính trị pháp luật:

Việt Nam là một trong số các nước có nền Chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước phát triển. Đồng thời Nhà nước ngày càng dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đối với lĩnh vực BHPNT, trong thời gian qua Bộ Tài chính đã ban hành, sửa đổi và bổ sung các quy định nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và thuận lợi cho các doanh nghiệp BH hoạt động. Cụ thể, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua khoá 8 kỳ họp thứ X tháng 12/2000 và có hiệu lực ngày 01/4/2001, tạo thêm môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh BH theo xu hướng hội nhập quốc tê. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, đều quy định các DN phải mua BH theo quy định của pháp luật. Một số bộ luật, văn bản pháp quy liên quan đên bảo hiểm như: Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Lao động,... được Nhà nước ban hành và quản lý chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh BH bắt buộc và tự nguyện của doanh nghiệp.

- Môi trường công nghệ:

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BHPNT đẩy mạnh áp dụng các phần mềm cũng như triển

khai các tiện ích mới của sản phâm đối với khách hàng. Hiện tại Công ty BHBL đang sử dụng phần mềm bancassurance để kiểm soát doanh thu sản phâm BH bảo an tín dụng, xe máy, phần mềm bảo hiểm gồm 5 đường dẫn là: hóa đơn ấn chỉ, nghiệp vụ (nhập doanh thu các nghiệp vụ khác ngoài BATD, xe máy như xe cơ giới, tài sản kỹ thuật, hàng hóa...), báo cáo nghiệp vụ, tài chính, báo cáo tài chính để nhập số liệu doanh thu, phát hành hóa đơn, duyệt hoa hồng, nhập bồi thường, nhập chi phí, lấy số liệu báo cáo. Hai phần mềm nêu trên tuy chưa được hoàn chỉnh, còn sai sót trong công tác quản lý ấn chỉ, khai thác số liệu và cập nhật các trường dữ liệu chưa đầy đủ, nhưng cũng đã hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 nói riêng và quá trình từ khi Công ty thành lập cho đến nay nói chung.

b. Thực trạng về môi trường vi mô - Khách hàng:

Doanh thu theo khách hàng cá nhân, hộ gia đình tăng mạnh và có giá trị lớn qua các năm 2015 - 2017. Với lợi thế từ Agribank, hiện tại 90% khách hàng của BHBL là có quan hệ vay vốn tại Agribank. Vì vậy, các khách hàng này đã được Agribank thẩm định, tạo sự yên tâm đối với BHBL về chất lượng khách hàng của nhóm khách hàng này; bên cạnh đó cũng giảm bớt áp lực cạnh trạnh thị trường ngoài, đây là lợi thế lớn của Công ty. Tất cả các khách hàng này họ đến với công ty là vì uy tín, thương hiệu và mối quan hệ vay vốn với Agibank, cũng như sự thuận lợi trong tham gia sản phẩm tài chính trọn gói. Mỗi nhóm khách hàng có những đặc trưng khác nhau và mang những quyền lợi, trách nhiệm khác nhau như ở các ban quản lý dự án, các công trình thủy điện họ chỉ tham gia về BH xây dựng lắp đặt, BH tài sản cho nên trong quá trình phục vụ và hợp tác rất nhanh gọn. Còn có nhóm khách hàng khác như DNTN, công ty TNHH, cổ phần,... là nhóm khách hàng tham gia chủ yếu BH xe ô tô và BH tài sản và nhóm khách hàng hộ vay vốn, nếu nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng chính sách phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm bảo long phú thọ (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)