3 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu 786 nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải thắng nguyệt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

1 .3 2 Các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh

1.4. 3 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Có thể hiểu kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng, do vậy nếu DN lựa chọn kênh phối không hợp lý có thể sẽ làm giảm sản lượng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hàng hóa không tiêu thụ được và DN sẽ thất bại trong cạnh tranh .

Sơ đồ minh họa dưới đây biểu diễn một kênh phân phối truyền thống thường được các DN sử dụng:

Sơ đồ 1.1 Hệ thống kênh phân phối truyền thống

(Nguồn: https://voer.edu.vn/)

Trong nền kinh tế thị trường, kênh phân phối thể hiện được vai trò quan trọng: - Chi phí vận chuyển thường tăng lên sau mỗi lần biến động giá nguyên liệu, điều đó đặt ra cho mỗi DN phải tìm ra cho mình những phương thức vận chuyển hợp lý nhất, tiết kiệm nhất trong lưu thông cho sản phẩm của mình.

- Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh như hiện nay những DN chỉ dựa vào lợi thế về công nghệ để cạnh tranh thì khó tồn tại lâu, bởi đối thủ rất dễ bắt chước hoặc đầu tư vào những công nghệ thế hệ sau tiên tiến hơn. Hơn nữa hiệu quả sản xuất không thể tăng vô hạn, khi nó gần đạt điểm tối đa thì các DN khó có thể hy vọng vượt trội ở mặt này, do vậy các DN cạnh tranh vẫn cần đặt nhiều hy vọng vào hệ thống phân phối của mình.

- Hiện nay các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chất lượng, kích cỡ, chính vì vậy các DN rất dễ gặp khó khăn trong thời hạn giao sản phẩm có chất lượng cho khách hàng đúng hạn và nhiệm vụ quan trọng này lại tin tưởng đặt lên vai của những nhà phân phối.

- Khi thông tin phát triển, các DN sản xuất đã có nhiều thay đổi lớn trong phương pháp quản lý hàng tồn kho. Nếu để số lượng hàng hóa tồn kho lớn sẽ làm tăng chi

phí bảo quản, lưu kho và làm giảm chất lượng của sản phẩm. Khi đó các DN có xu hướng giảm hàng tồn kho xuống mức cần thiết thấp nhất để giảm chi phí giá thành. Điển hình nhất trong phương pháp quản lý này là phương pháp “Just in time - Jit” của Nhật Bản. Chính phương pháp quản lý này đã giúp cho các DN Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thương trường và đã thắng được các DN Mỹ. Để thực hiện hiệu quả phương pháp này không gì tốt hơn là các DN phải lựa chọn được kênh phân phối hợp lý nhất cho mình.

Có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm, như bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua các công ty bán buôn của mình hoặc các hãng bán buôn độc lập.Tùy vào từng lọai sản phẩm hàng hóa như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng. mà D có thể lựa chọn cho mình một hình thức sao cho phù hợp nhất, việc lựa chọn và xây dựng kênh phân phối phải dựa trên các kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của thị trường. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã khiến hệ thống giao thông được cải thiện đáng kể nên các DN đã có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn kênh phân phối sản phẩm, trong đó các DN đều có xu hướng chọn kênh phân phối trực tiếp vì hình thức này cho phép DN phát triển các quan hệ hợp đồng và hệ thống các đơn hàng cá biệt.

Một phần của tài liệu 786 nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải thắng nguyệt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w