3 .3 .1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nướctạo môi trường kinh doanh ổn định. tạo môi trường kinh doanh ổn định.
Chính phủ cần có những định hướng, chính sách ưu tiên ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Nhà nước cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để DN dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: đất đai, năng lượng, giảm được chi phí sản xuất, ...
Để tăng khả năng hội nhập giữa các vùng kinh tế và toàn cầu thì Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật như: luật xây dựng, luật cạnh tranh, luật đấu thầu, ... sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và sân chơi quốc tế.
Với mỗi thời kì khác nhau của nền kinh tế, Nhà nước cũng nên thay đổi luật để phù hợp với thời điểm nền kinh tế của quốc gia lúc bấy giờ. Tuy nhiên dù hệ thống pháp luật có thay đổi thì cũng cần phải minh bạch, ổn định và không phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
Nợ xấu đang là vấn đề gây nhức nhối không chỉ ở Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt mà còn ở nhiều công ty khác trên toàn quốc. Mỗi công ty dù có thực hiện các biện pháp để hạn chế nợ xấu nhưng nợ xấu vẫn tồn tại và cần sự trợ giúp của Nhà nước. Để có thể giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần giải quyết các vấn đề: cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn và hiệu quả hoạt động của tổ chức, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn và thúc đấy khả năng sản xuất kinh doanh của các DN
* Riêng đối với Huyện Yên Lập
- Chú trọng hơn và đấy nhanh công tác giải phóng mặt bằng. - Bố trí vốn thanh toán đúng thời gian quy định.
- Ban hành chính sách thu hút đầu tư.
- Thực hiện các giải pháp hỗ trợ các DN như: hỗ trợ về tài chính, áp dụng công nghệ mới, ...
3 .3 .2. Đấy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục hành chính
Hiện nay, Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt có rất nhiều công trình dự án với vốn đầu tư của Nhà nước nhưng các thủ tục hành của các cơ quan công quyền của Nhà nước Việt Nam dù được cải thiện nhưng vẫn còn rườm rà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thi công, thu hồi vốn của Công ty mà còn gây rất nhiều khó khăn cho trong quá trình hoạt động và phát triển.
Do đó, Chính phủ cần phải đấy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, bỏ bớt các thủ tục không cần thiết trong thông quan hàng hóa, mở chi ngân sách, .để tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN. Bên cạnh việc đấy nhanh các thủ tục, Nhà nước không được buông lỏng thậm chí thắt chặt các khâu quản lý, hoạt động, sản xuất và kinh doanh của DN.
3 .3 .3. Nhà nước chú trọng và đầu tư hơn vào quá trình đào tạo khoa học kỹ thuật và nghiên cứu
Hiện nay, hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước còn nhiều bất cập: quá chú trọng vào lý thuyết trong khi thực hành lại chưa đươc quan tâm nhiều, lao động có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng còn tồn tại với số lượng lớn, ... Làm cho số lượng lao động trong nước rất đông và trẻ nhưng năng lực làm việc chưa cao nên vẫn phải thuê các lao động có tay nghề từ nước ngoài. Điều này làm cho DN tăng chi phí lớn, tiền trong nước bị tuồn ra nước ngoài và giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Nhà nước cần cải thiện tình trạng này để có thể tận dụng lợi thế về dân số trẻ của nước ta và giảm lượng tiền trong nước tuồn ra nước ngoài. Một số biện pháp để cái cách hệ thống giáo dục như:
- Nhà nước nên tổ chức lại hệ thống giáo dục, đào tạo, đề ra các khóa hướng dẫn người dân lựa chọn những ngành nghề phù hợp với sở thích và trình độ. Các trường học, trường dạy nghề đào tạo không chỉ kiến thức mà cần cải cách đào tạo các kỹ năng để nâng cao chất lượng lao động sau này.
- Chính phủ tạo điều kiện để các cán bộ, viện nghiên cứu,, ... có điều kiện sang các nước phát triển học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ các thiết bị, công nghệ, vốn, ... để tạo tiền đề và cơ sở giúp đỡ họ trong quá trình nghiên cứu. Khi những cá nhân, tổ chức có những sáng chế hay, mang lại nhiều lợi ích Nhà nước cũng nên có những chế độ ưu đãi, khen thưởng để khích lệ họ tiếp tục nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi đưa ra một số mục tiêu trước mắt và trong tương lai của Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt, chương 3 đưa ra một số biện pháp về nâng cao khả năng tài chính, năng lực Marketing, gia tăng chất lượng lao động và máy móc, .để nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, cũng đề ra một số kiến nghị với Nhà nước để giúp cho mọi tổ chức và DN nội bộ có thể có điều kiện phát triển tốt hơn.
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa làm cho các nhu cầu về xây dựng tăng cao, đây là cơ hội lớn cho các công ty xây dựng nói riêng và toàn ngành xây dựng nói chung. Quá trình hội nhập gia tăng mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho các công ty nhưng bên cạnh đó nó cũng mang theo vô vàn thử thách. Sự gia tăng về cơ hội phát triển làm cho ngày càng có nhiều DN được mở ra. Các DN trong nước không chỉ phải cạnh tranh khốc liệt với nhau mà phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Điều này làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và đòi hỏi các DN phải tạo lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nếu không sẽ bị thụt lùi và dần dần bị đào thải ra khỏi thị trường.
Qua thực trạng phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt trong 3 năm gần đây em nhận thấy: công ty có lợi thế về kinh nghiệm và đã có uy tín trên thị trường- luôn hoàn thành công trình đúng thời hạn, số lượng máy móc đa dạng, ... Tuy nhiên công ty vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng về: năng lực sản xuất, tài chính, Marketing, ... làm cho quá trình hoạt động của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới, công ty cần cải tiến thêm về nhiều mặt để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và giữ được vị thế trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2017, 2018, 2019 của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Thắng Nguyệt.
2. Báo cáo tài chính các năm 2017,2018, 2019 của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Thắng Nguyệt.
3. Điều lệ hoạt động của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Thắng Nguyệt. Sách
4. GS. TS. Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
5. Dương Ngọc Dũng (2010), “chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Poter”, Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Văn Hảo (2011), “Kinh tế chính trị”, Nhà xuất bản thống kê.
7. Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa- Tiêu chuẩn Việt Nam 6814-1994.
8. Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng- Thuật ngữ và định nghĩa- Tiêu chuẩn Việt Nam 6814-1994
9. PSG. TS. Ngô Kim Thanh (2015), giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
10. Báo của đài tiếng nói Việt Nam. Tài liệu trực tuyến
11. Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch 2021 - 2025
https://vietstock.vn/2020/04/thu-tuong-chi-thi-xay-dung-ke-hoach-phat-trien-ktxh- 5-nam-2021-2025-761-
747694.htm?fbclid=IwAR3BrCKLcaIalEWkVbEvcaOyTrSr8ZuK9ZffJ7- KfLRUVDmY1pVkdqZOWX4
12. http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Toc-do-tang-truong-nganh-xay- dung-nam-2019-dat-tu- 992/383622.vgp?fbclid=IwAR2ohwRwDsIFjgpqfB6x5HcXh8IICUpysesYHliSpb5 1X3Ngdby0T58Fm g 13. https://voer.edu.vn 14. https://camnangphaply.vn/sach-trang-doanh-nghiep-viet-nam- 2019/?fbclid=IwAR1fCV3DYSlHZo6Pkib4hF-ftAKRvLjyro6J47b6 m8- vBUkxDp7Q2j77zI 15. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2018-11 -01/wb-viet-nam-xep- thu-69- 190-ve-moi-truong-kinh-doanh-2019- 63771.aspx?fbclid=IwAR1FGEifVUg as-iCPVSEzQOFLv1xRT-UJDSUt- us7ZFp91 JIMjLVwvikVQ hội đồng
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HỘI ĐỒNG
Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Giảng viên