1 .3 2 Các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
2.2 .1 Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của Côngty
2 .2.1.1. Đối thủ cạnh tranh
Xã hội càng ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về xây dựng tăng cao, làm cho các DN kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều và gia tăng sức cạnh tranh trong ngành. Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt cũng không ngoại lệ, công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với ngày càng nhiều DN.
Tính đến thời điểm Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt thành lập thì huyện Yên Lập chỉ có 13 công ty xây dựng, nhưng các công ty đó tập trung chủ yếu vào công trình kỹ thuật dân dụng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 2009- 2017, số lượng các DN trong lĩnh vực xây dựng tăng lên nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ riêng địa bàn huyện Yên Lập đã có đến gần 40 DN hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Và đã xuất hiện những DN có cùng mục tiêu với Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt là tập chung vào công trình đường bộ. Điều này đòi hỏi DN cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh để có thể giữ vững được vị trí của mình.
Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt đang phải cạnh tranh trực tiếp với một số công ty như: Công ty TNHH Yên Long, Công ty TNHH Ngọc Thạch, Công ty TNHH Khai thác Xây dựng Phúc Sơn, Công ty TNHH Tư vấn Giao thông Hải Anh.
- Công ty TNHH Yên Long - MST: 2600231450
+ Điểm mạnh: Có kinh nghiệm phong phú và lâu năm trong công tác thi công các công trình đường sắt và đường bộ, có vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng quản lý tốt do ít ngành nghề.
+ Điểm yếu: Máy móc vẫn chưa thực sự hiện đại, chưa am hiểu thị trường và thị phần hoạt động vẫn còn khá hạn chế.
- Công ty TNHH Ngọc Thạch - MST: 2600293231
+ Điểm mạnh: Có kinh nghiệm lâu năm, máy móc và thiết bị đa dạng, hiện đại, thị phần rộng lớn, thế mạnh trong xây dựng các công trình dân dụng và nhà để ở.
+ Điểm yếu: Nguồn nhân lực không có sẵn, phải thuê bên ngoài nên quản lý không được thật sự chặt chẽ và hiệu quả, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
- Công ty TNHH Khai thác Xây dựng Phúc Sơn - MST: 2600938715
+ Điểm mạnh: Có thế mạnh trong xây dựng công trình công ích, có thị phần rộng lớn, máy móc nhiều và hiện đại.
+ Điểm yếu: Chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, nhân lực không có sẵn phải thuê bên ngoài, ngành nghề đang kinh doanh rộng nên quản lý còn chưa thật sự chặt chẽ.
- Công ty TNHH Tư vấn Giao thông Hải Anh - MST: 2600977288
+ Điểm mạnh: Chất lượng công trình luôn được đảm bảo, máy móc kỹ thuật hiện đại, am hiểu thị trường.
+ Điểm yếu: Chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành xây dựng, nhân lực chưa có sẵn phải thuê ngoài, thị phần còn hạn chế.
2 .2 .1 .2. Khách hàng
Do xã hội ngày càng phát triển và đặc điểm khu vực địa lý, khí hậu, đất đai tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ nên nhu cầu về xây dựng công trình đường bộ tăng cao.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành, chất lượng và tiến độ hoàn thành công trình luôn đảm bảo Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt vẫn luôn là đối tác đáng tin cậy của các khách hàng. Một số đối tác lớn và quan trọng của công ty như:
Bảng 2.2. Một số đối tác lớn và quan trọng của Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt
Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cao về chất lượng công trình cũng như tiến độ hoàn thành.
2 .2.1.4. Yếu tố kinh tế
Theo báo cáo "Môi trường Kinh doanh 2019: Đào tạo để cải cách" - Doing Business 2019, của Ngân hàng Thế giới (WB), trong số 190 nền kinh tế được khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 69 về môi trường kinh doanh, giảm 1 bậc so với báo cáo DB 2018. Tuy nhiên, sự giảm bậc này không phải do các chỉ số của nền kinh tế Việt Nam không có sự cải thiện mà do sự cải thiện các chỉ số kinh tế của các quốc gia khác cao hơn Việt Nam. Vì năm 2019, theo thang điểm 100 thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam đạt mức 68,36 điểm, cao hơn 1,59 điểm trong DB 2018 (66,77 điểm). WB cũng đưa ra đánh giá xếp hạng về các lĩnh vực trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cụ thể:
Biểu đồ 2.4. So sánh chỉ số thành phần của Doing Business năm 2018 và 2019 của Việt Nam
H Thành lập doanh nghiệp
H Cắp phép xây dựng B Tiếp cận điện nâng M Đăng kỷ tài sản H Tiếp cận tín dụng
H Báo vệ có đông thiêu số
■ Nộp thuế và BHXH H Xuất nhập khẳu H Thực thi hợp đồng
I Giãi quyết phá sán
tiếp cận tín dụng nhưng vẫn ở mức hạng khá cao. vẫn còn một số các chỉ tiêu sụt giảm thứ hạng khá lớn như: nộp thuế và bảo hiểm xã hội, bảo vệ cổ đông thiểu
số,...
Năm 2019, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam khá ổn định, lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và có sự tăng trưởng khoảng 7% so với năm 2018, nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với nền kinh tế của các nước bạn. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để cải thiện môi trường kinh doanh.
Cuối năm 2019, ngành xây dựng cũng có nhiều chuyển biến tích cực do nền kinh tế ổn định, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, cải thiện môi trường kinh doanh,... Bên cạnh đó là sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng nhưng giá nguyên vật liệu không bị đấy lên cao và tỷ lệ đô thị hóa tăng lên cũng góp phần làm cho ngành xây dựng có điều kiện thuận lợi hơn , đặc biệt là xây dựng công nghiệp.
Xu hướng “ bình thường mới” của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và giúp các DN tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài với chi phí thấp. Nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước như: điểm nghẽn trong đầu tư cở sở hạ tầng, áp lực chiến tranh thương mại Mỹ- Trung,...đặc biệt trong tình cảnh cả thế giới đang chống trọi với đại dịch Covid- 19, làm cho nền kinh tế của Việt Nam càng gặp khó khăn hơn. Năm 2020 hứa hẹn sẽ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không kém thách thức với nền kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt. Vì vậy, DN cần vạch ra định hướng rõ ràng cho mình trong thời gian tới.
2 .2.1.5. Yếu tố pháp luật - chính trị
Vào những năm gần đây, môi trường kinh doanh Việt Nam đã có những biến chuyển đáng kể theo hướng tích cực. Theo báo cáo của WB, Việt Nam là một trong hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 16 năm qua. Chỉ riêng từ khi thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện 13 bậc so với năm 2016, từ thứ hạng 82 lên 69 vào năm 2018 trên tổng số 190 quốc gia.
Trong năm 2018, các Bộ, các Ngành đã xây dựng các Nghị quyết về điều kiện kinh doanh và đã được thông qua bởi Nhà nước. Đặc biệt, một số điều kiện kinh doanh không cần thiết và rườm rà đã được lược bớt, rút ngắn yêu cầu về thời gian và số lượng, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh về địa điểm và cơ sở vật chất. Tuy được cải thiện nhưng môi trường kinh doanh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Thủ tục hải quan, quản lý tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khá rườm rà và thực hiện còn chậm dẫn tới kéo dài thời gian thông quan và quản lý.
- Chỉ số Đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản không có bất kỳ cải cách nào. Dù có nhiều chuyển biến tốt đẹp nhưng so với các nước phát triển trên thế giới thì môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn có một khoảng cách khá lớn và tồn tại nhiều lỗ hổng. Điều đó thúc đấy Nhà nước cần đề ra những biện pháp, chính sách để thúc đấy nền kinh tế phát triển hơn.
Vào đầu năm 2019, Nhà nước ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP 2019 về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019 đề ra nhiều mục tiêu liên quan đến cải cách kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin. Nghị quyết cũng yêu cầu bãi bỏ quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, giảm chi phí cho DN, cắt giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành và công khai danh sách này... Việc thực hiện Nghị quyết giúp các DN được hưởng lợi rất lớn và tạo tiền đề cho các DN phát triển.
Đến năm 2020, bộ Xây dựng đặt mục tiêu tăng trưởng 9-10% so với năm 2019 và sẽ xây dựng và hoàn thiện bộ quy phạm về luật đầu tư, đấu thầu,.. Đây sẽ là cơ hội lớn cho toàn ngành xây dựng nói chung và Công ty TNHH XDVVT Thắng Nguyệt nói riêng có bước tiến lớn trong năm 2020.
2 .2.1.6. Yếu tố công nghệ
Trình độ công nghệ là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng phát triển trong lâu dài của DN và của cả nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự cải tiến về khoa học, công nghệ là cơ hội cho những DN biết tận dụng cơ hội nhưng cũng sẽ là thách thức lớn với các công ty không chịu thay đổi. Điều này làm cho các công ty tụt hậu so với các đối thủ và lâu dần bị đào thải bởi thị trường.
Theo khảo sát của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ ( trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) năm 2019: trong số các DN được điều tra chỉ có 23% trong số đó có hoạt động đổi mới, cải tiến máy móc công nghệ. Và theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện nay Việt Nam có tỷ lệ nhập khấu công nghệ chỉ ở mức 10% (trong khi của các nước đang phát triển trung bình là 40%). Đặc biệt, trong số đó có nhiều công nghệ thuộc thập niên 80- 90 của thế kỷ trước và có đến 75% máy móc được nhập khấu đã hết khấu hao.