4. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Xây dựng chính sách đãi ngộ cho người lao động
1.3.2.1. Xây dựng hệ thống lương hợp lý
Tiền lƣơng đƣợc đánh giá là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội, nó tạo ra động lực để tăng trƣởng kinh tế và giải quyết công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao năng lực cũng nhƣ hiệu quả quản lý nhà nƣớc và khai thác tiềm năng sáng tạo của ngƣời lao động. Một khi tiền lƣơng, thƣởng thiếu công bằng, hợp lý, chƣa phản ánh và gắn với trách nhiệm, chất lƣợng công việc cũng nhƣ chính sách lƣơng chƣa có tính hệ thống, bài bản, chƣa thực sự là đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả làm việc... thì hệ quả dễ dàng có thể nhận ra là nhà quản lý khó có thể thu hút và giữ chân đƣợc những nhân viên giỏi; thêm vào đó, đội ngũ ngƣời lao động thiếu động lực phấn đấu hoàn thành công việc, quỹ lƣơng thì tăng nhƣng mục tiêu kinh doanh thì ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực nhƣ hiện nay thì hơn bao giờ hết, việc xây dựng và kiện toàn chính sách lƣơng, thƣởng và đãi ngộ là cực kỳ cần thiết. Việc trả công thấp, ứng xử thiếu công bằng, minh bạch đều làm nhà quản lý khó có đƣợc đúng và đủ nguồn lực lao động quan trọng số một này. Mức tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu sau đây:
Tiền lƣơng phải đảm bảo cho việc tái sản xuất và mở rộng sức lao động cũng nhƣ không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. Điều này có nghĩa là tiền lƣơng phải đảm bảo đời sống bản thân cho ngƣời lao động và gia đình họ ít nhất ở mức độ trung bình so với mặt bằng trung của xã hội. Không những chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ mà còn phải có tích luỹ về sau.
Tiền lƣơng phải dựa trên cơ sở là sự thoả thuận giữa ngƣời có sức lao động và ngƣời sử dụng sức lao động, song nó luôn luôn phải bảo đảm bằng hoặc lớn hơn mức lƣơng tối thiểu mà Nhà nƣớc qui định.
Tiền lƣơng phải tƣơng xứng so với sự đóng góp của ngƣời lao động và phải công bằng. Sự công bằng trong trả lƣơng thể hiện ở sự so sánh giữa mức độ
cống hiến vì công việc và thù lao đƣợc nhận về tƣơng ứng giữa những ngƣời khác nhau trong tổ chức và ở sự so sánh với mức lƣơng bình quân trên thị trƣờng.
Tiền lƣơng phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu: Tiền lƣơng là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời lao động; một chế độ tiền lƣơng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ; đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý tiền lƣơng.
Đồng thời khi xây dựng hệ thống tiền lƣơng chi trả cho ngƣời lao động thì hệ thống này phải đáp ứng đƣợc những nguyên tắc cơ bản của nó. Những nguyên tắc này là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng đƣợc một cơ sở trả lƣơng, quản lý tiền lƣơng và chính sách thu nhập thích hợp. Các nguyên tắc này bao gồm:
- Nguyên tắc 1: Trả lƣơng ngang nhau cho lao động ngang nhau. Khi lao động có chất lƣợng ngang nhau thì tiền lƣơng phải trả ngang nhau, nghĩa là khi hai hay nhiều lao động cùng làm một công việc, thời gian, tay nghề và năng suất lao động nhƣ nhau thì tiền lƣơng đƣợc hƣởng nhƣ nhau, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác,… Chế độ XH hiện nay, nguyên tắc này không mất đi mà tiếp tục tồn tại.
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng bình quân. Qui định này là một nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lƣơng vì có nhƣ vậy mới tạo cơ sở cho giảm giá thành và tăng tích lũy. Tiền lƣơng là một bộ phận của thu nhập quốc dân, một phần giá trị mới sáng tạo, tiền lƣơng là hình thức và là công cụ cơ bản thực hiện nguyên tắc này. Điều đó đồng thời có nghĩa rằng xét ở tầm vĩ mô, chỉ đƣợc phép phân phối và tiêu dùng trong phạm vi thu nhập quốc dân, tốc độ tăng tiền lƣơng không đƣợc tăng hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Tiền lƣơng bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động ( nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động …). Năng suất lao động tăng không phải chỉ do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên…). Nhƣ vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng của tiền lƣơng bình quân.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Trình độ lành nghề bình quân khác nhau ở các ngành nghề khác nhau thì khác nhau.Thể hiện mặt chất lƣợng lao động trong Doanh nghiệp trả lƣơng thì trả theo chất lƣợng lao động. Điều kiện lao động khác nhau không những giữa các ngành nghề mà nội bộ từng Doanh nghiệp cũng khác nhau. Vì thế khi điều kiện lao động khác nhau thì tiền lƣơng khác nhau. Do đó để tái sức lao động khác nhau thì tiền lƣơng khác nhau. Vị trí quan trọng của ngành: Trong từng tời kỳ nhất định thì mỗi thời kỳ có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thì tiền lƣơng phải cao để mục đích khuyến khích lao động vào ngành nghề đó.
1.3.2.2. Xây dựng các hình thức thưởng hợp lý
Cơ chế thị trƣờng hiện nay đang đặt các doanh nghiệp trƣớc một sức ép cạnh tranh rất quyết liệt. Vấn đề cải tiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lƣơng, tiền thƣởng là rất quan trọng và cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm, giá thành, nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Tiền thƣởng là khoản tiền bổ sung thêm ngoài tiền lƣơng và tiền công nhằm khuyến khích ngƣời lao động mà tiền lƣơng, tiền công không làm đƣợc.
Để thƣởng có tác dụng tạo động lực, công tác tiền thƣởng phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:
- Phải lựa chọn các hình thức thƣởng và quyết định thƣởng hợp lý. - Thƣởng phải kịp thời, thƣởng phải đảm bảo công bằng, hợp lý.
Chỉ có nhƣ vậy thì mới tác động ngay và kịp thời đến tâm lý của ngƣời lao động để phấn đấu hòan thành công việc có hiệu quả nhất. Họ sẽ nhận thấy đƣợc bất kỳ cố gắng nào của họ đều đƣợc tổ chức ghi nhận một cách nhanh chóng và công bằng đối với những ngƣời xung quanh và với chính bản thân họ. Ngƣời quản lý khi đấy sẽ tạo đƣợc động lực cho ngƣời lao động. Các hình thức tiền thƣởng thƣờng áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm:
- Thƣởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng; - Thƣởng nâng cao chất lƣợng sản phẩm;
- Thƣởng tiết kiệm nguyên vật liệu; thƣởng sáng kiến;
- Thƣởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp;
- Thƣởng tìm đƣợc nơi cung ứng tiêu thụ, ký kết hợp đồng mới; - Thƣởng hoàn thành vƣợt mức năng suất lao động.
Ngoài các hình thức thƣởng nhƣ trên, các doanh nghiệp còn có thể thực hiện các hình thức thƣởng khác: thƣởng đảm bảo ngày công, thƣởng tiết kiệm thời gian…, tùy theo các điều kiện và yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ phúc lợi và phụ cấp
Ngoài tiền lƣơng và tiền thƣởng là hai công cụ chủ yếu để kích thích vật chất đối với ngƣời lao động, các loại phúc lợi và phụ cấp cũng có tác dụng tạo động lực rất quan trọng đối với ngƣời lao động.
Phụ cấp là khoản mà doanh nghiệp trả thêm cho ngƣời lao động, do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện không bình thƣờng hoặc không ổn định. Trên cơ sở định nghĩa nhƣ vậy chúng ta thấy đƣợc phụ cấp có hai tác dụng chính:
- Nâng cao thu nhập: Các khoản trợ cấp thêm cho ngƣời lao động sẽ giúp cho ngƣời lao động có thêm thu nhập, bù đắp cho những trách nhiệm nặng nề hơn mà họ phải đảm đƣơng. Ngoài ra, trợ cấp có tác dụng kích thích tinh thần đối với ngƣời lao động. Ngƣời lao động biết rằng ban quản lý của doanh nghiệp đã hiểu đƣợc sự khó nhọc trong công việc mà họ đang làm, họ cảm nhận đƣợc sự thấu hiểu từ phía cấp trên đối với họ. Do đó họ tin tƣởng vào ban quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ chế độ phúc lợi với nhân viên mà ban quản lý đề ra.
- Chế độ phụ cấp còn có tác dụng tạo sự công bằng giữa những ngƣời lao động. Những ngƣời lao động làm ở các môi trƣờng làm việc độc hại, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm thì họ phải đƣợc trợ cấp cao để họ có thêm khoản thu nhập đề phòng cho những rủi ro rất lớn đang rình rập họ.
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng hỗ trợ về cuộc sống ngƣời lao động
Dịch vụ cho người lao động là các khoản tài chính gián tiếp hỗ trợ cuộc sống cho ngƣời lao động nhƣng ngƣời lao động phải trả thêm một khoản tiền nào đó.
Việc cung cấp các hoạt động phúc lợi và dịch vụ có ý nghĩa rất lớn đối với cả ngƣời lao động và doanh nghiệp: Đảm bảo cuộc sống thông qua việc nâng cao thu nhập, hỗ trợ viện phí, khám sức khoẻ miễn phí….; Tăng cƣờng uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút những nhân tài vào làm việc; Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động; Tạo niềm tin, gây dựng sự tin tƣởng của ngƣời lao động với công ty.