Tỷ lệ người lao động thôi việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.5.4. Tỷ lệ người lao động thôi việc

Tỷ lệ thôi việc, đơn giản thì đƣợc hiểu là tốc độ thay đổi nhân viên của đơn vị hay công ty. Tốc độ này đƣợc đo hàng tháng và đo hàng năm.Công thức tính của nó đơn giản:

Tỷ lệ thôi việc = Tổng Số thôi việc (chỉ tính nhân viên chính thức) /Nhân sự trung bình (chỉ tính nhân viên chính thức)

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc của doanh nghiệp thấp hoặc thậm chí bằng 0 chƣa nói lên đƣợc rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố

là nguyên nhân của hiện tƣợng này, chẳng hạn nhƣ thiếu cơ hội việc làm trong khu vực, những ràng buộc về tài chính khiến nhân viên không dám nghỉ việc, hình ảnh của doanh nghiệp không đƣợc tốt khiến các nhà tuyển dụng tránh xa doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là doanh nghiệp có quá nhiều nhân viên già, không muốn thay đổi công việc nữa. Một lý do nữa là, có thể nhân viên của doanh nghiệp này không đƣợc đánh giá cao. Những nhà tuyển dụng thực thụ luôn luôn tìm cách thu hút nhân tài từ các công ty khác, kể cả trong giai đoạn khó khăn. Do đó, nêu nhân viên của bạn không hấp dẫn doanh nghiệp khác thu hút thì có nghĩa là nhân viên này có giá trị không cao.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thập dữ liệu:

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liêu:

Việc nghiên cứu luận án dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu có liên quan đến động lực và tạo động lực. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu hết sức quan trọng và thông dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội. Mục đích của phƣơng pháp nghiên cứu này là thông qua việc phân tích các khối

Thu thập dữ liệu Mô hình lý thuyết Mục tiêu, vấn đề nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập số liệu sơ cấp

Xử lý số liệu và dữ liệu. Tổng hợp kết quả

Đề xuất giải pháp hoàn thiện Phân tích thực trạng doanh nghiệp tìm

tài liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến động lực và tạo động lực, ngƣời nghiên cứu có thể:

- Thấy đƣợc các tác giả khác đã nói gì về vấn đề này, các điểm mạnh, điểm yếu gì cần bàn luận thêm trong các nghiên cứu của họ

- Tìm kiếm các tài liệu làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn

Bên cạnh đó, học viên cũng sử dụng các bài phỏng vấn của các tác giả khác đã đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm làm phong phú, mạnh mẽ và thuyết phục hơn cho những luận cứ, luận chứng đƣa ra trong luận án. Từ việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, học viên nghiên cứu tổng hợp các quan điểm và đƣa ra kết luận của mình theo cách tiếp cận riêng.

2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát

Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng động lực, các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực của Ngƣời lao động tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng nhƣ hiệu quả sử dụng, tìm kiếm giải pháp hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực hiện nay trong nội bộ Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

Quy trình xử lý dữ liệu

Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng phỏng vấn là các cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

Bƣớc 2: Thiết kế bảng hỏi (phiếu khảo sát) và xây dựng thang đo.

Bƣớc 3: Xác định lịch phỏng vấn, triển khai phỏng vấn, phát và thu phiếu khảo sát. Tiến hành phân loại, đánh giá, hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu

Bƣớc 4 : Thực hiện xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel. Bƣớc 5: Tổng hợp kết quả.

Theo đó, từ khung lý thuyết về động lực và hệ thống công cụ tạo động lực, xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn với Ngƣời lao động tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp, xây dựng lại phiếu điều tra cho hoàn chỉnh trƣớc khi tiến hành điều tra chính thức, trực tiếp và gián

tiếp tại các bộ phận khác nhau của công ty với số lƣợng 100 ngƣời lao động tại các ban ngành. Bảng hỏi đƣợc thiết kế các câu hỏi, đan xen các câu hỏi đánh giá nhận thức của Ngƣời lao động tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam về sự tồn tại của hệ thống công cụ tạo động lực; vai trò của từng công cụ; khả năng sắp xếp thứ bậc (tầm quan trọng) của các công cụ theo đánh giá của Ngƣời lao động tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Các phòng ban tiến hành điều tra bằng bảng hỏi gồm khối vận hành và khối kinh doanh. Việc lựa chọn các phòng ban để tiến hành điều tra mang tính đại diện cho từng khối ngành. Việc điều tra mang tính xác xuất bất ngờ. Sau đấy khi tổng hợp thông tin từ những phiếu hỏi của những ngƣời này sẽ làm đại diện cho ý kiến chung của các cán bộ trong công ty. Việc phân tích chỉ mang tính tƣơng đối vì mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những ý kiến, nhận định khác nhau về các câu hỏi đƣợc thiết kế trong bảng hỏi nên kết quả khảo sát chỉ mang tính tƣơng đối. Thời gian điều tra đƣợc tiến hành năm 12/2018 đến năm 8/2019 và giả định đối với các câu hỏi là trong trƣờng hợp chỉ một mình nhân tố đƣợc hỏi là biến đổi còn các nhân tố khác là bất biến. Số liệu phân tích chỉ đại diện cho mình đối với trong nội bộ Ngƣời lao động Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam chứ không mang tính đại diện chung cho toàn bộ ngƣời lao động trong xã hội. Kết thúc điều tra là quá trình làm sạch phiếu điều tra, kết hợp xử lý số liệu điều tra. Các kết quả định lƣợng từ cuộc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi đã đƣợc sử dụng làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng động lực và việc sử dụng các công cụ tạo động lực ở Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam hiện nay.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp sử dụng để nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sách, luận án, các bài báo… về vấn đề tạo động lực lao động trong Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

- Phƣơng pháp thống kê và thống kê phân tích: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng hợp số liệu, tài liệu cụ thể tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. Liệt kê danh sách những thông tin cần thiết để khảo sát và thống kê lại những kết quả nhận đƣợc dựa theo các hạng mục đã đề ra

- Phƣơng pháp so sánh: Quá trình thực hiện luận án có sự so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra sự thống nhất hay chƣa thống nhất, độ chênh giữa lý luận và thực tiễn về động lực và tạo động lực, về công tác sử dụng hệ thống các công cụ để tạo động lực cho của Ngƣời lao động tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. So sánh việc thực hiện các tiêu chí đã đề ra để đánh giá hiệu quả công tác tạo động lực tại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam so với các công ty khác cùng ngành để thấy đƣợc sự khác biệt.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ

VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

3.1.1. Khái quát chung

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam với tiền thân là Tổng Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên do Tập Đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam đầu tƣ 100% vốn, đƣợc thành lập theo Quyết định 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.Tổng công ty đƣợc cổ phần hóa theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 8/12/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Phƣơng án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Ngày 14/1/2019 PV Power chính thức chuyển cổ phiếu POW sang sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE);

Sau khi hoàn thành cổ phần hóa và tổ chức thành công ĐHĐCĐ lần thứ nhất vào ngày 26/6/2018; Tổng công ty đã triển khai các thủ tục hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự tại Công ty mẹ để hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với mô hình Công ty cổ phần. Trên cơ sở Nghị quyết số 26-NQ/BTW của Ban Thƣờng vụ Tổng công ty và Nghị quyết số 03/NQ-ĐLDK ngày 05/7/2018 của Hội đồng quản trị Tổng công ty, một số nhiệm vụ liên quan đến việc kiện toàn mô hình tổ chức & nhân sự đã đƣợc triển khai thực hiện:

- Hoàn thành thủ tục thành lập mới và ban hành chức năng nhiệm vụ Văn Phòng/các Ban chức năng thuộc Công ty cổ phần (Quyết định số 25/QĐ-ĐLDK và số 26/QĐ-ĐLDK ngày 05/7/2018);

- Hoàn thành thủ tục bổ nhiệm nhân sự Ban điều hành cơ quan Tổng công ty; cán bộ lãnh đạo quản lý tại các Ban chức năng Tổng công ty và các thủ tục bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng tại các đơn vị trực thuộc;

- Hoàn thành sắp xếp, bố trí lao động tại Cơ quan Tổng công ty Điện lực Dầu khi Việt Nam - CTCP trên cơ sở Quyết định số 27/QĐ-ĐLDK ngày 05/7/2018;

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành, đáp ứng nhu cầu của Tổng công ty Điện lực Dầu khi

Việt Nam, Tổng công ty đã thực hiện thành lập Ban Kiểm soát nội bộ Tổng công ty trên cơ sở Quyết định số 195/QĐ-ĐLDK ngày 07/8/2018 của Hội đồng quản trị Tổng công ty sau khi đƣợc Tập đoàn chấp thuận chủ trƣơng (tại văn bản số 1340/DKVN-QTNL ngày 30/7/2018).

Cơ cấu tổ chức Cơ quan Tổng công ty sau khi hoàn thiện sắp xếp bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát, Văn Phòng và 09 Ban chuyên môn (Tài chính Kế toán & Kiểm toán, Tổ chức Nhân sự, Kinh tế kế hoạch, Thƣơng mại, Đầu tƣ - Xây dựng, Kỹ thuật, Pháp chế - Quan hệ cổ đông, An toàn - Sức khỏe - Môi trƣờng và Ban Kiểm soát nội bộ trực thuộc HĐQT).

Tổng công ty quy định cụ thể về số lƣợng cấp phó của Văn phòng, các Ban chức năng (theo đó: Ban An toàn - Sức khỏe - Môi trƣờng tối đa không quá 02 Phó Ban, Ban Tổ chức Nhân sự và Ban Pháp chế và Quan hệ cổ đông tối đa không quá 03 Phó Ban, Văn Phòng và các Ban chức năng khác tối đa không quá 04 Phó Ban - Không bao gồm Phó Chánh VP kiêm nhiệm).

Tổng số CBCNV Cơ quan Tổng công ty đến ngày 31/12/2018 là 252 ngƣời (bao gồm 15 ngƣời quản lý chuyên trách Tổng công ty và Ban Chuẩn bị Đầu tƣ các Dự án Điện khí), trong đó:

- Độ tuổi bình quân: 39. - Cơ cấu về giới tính:

+ Nam: 149 ngƣời (chiếm 59,1%) + Nữ: 103 ngƣời (chiếm 40,9%) - Cơ cấu về trình độ:

+ Trên Đại học và Đại học: 231 ngƣời, chiếm 91,67%; + Cao đẳng và trung học: 02 ngƣời, chiếm 0,79%; + Công nhân kỹ thuật và lái xe: 17 ngƣời, chiếm 6,75%; + Lao động phổ thông: 02 ngƣời; chiếm 0,79 %

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh

Năm 2018 là năm tiếp tục khó khăn đối với các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung và với PV Power nói riêng. PV Power đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; tuy nhiên với sự quyết liệt chỉ đạo quyết liệt của

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và bằng mọi sự nỗ lực, đoàn kết không ngừng của tập thể lãnh đạo, CBCNV và ngƣời lao động, PV Power đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm đƣợc giao, ƣớc các chỉ tiêu đến cuối năm, cơ bản đạt và vƣợt mức kế hoạch giao, cụ thể:

- Quản lý kỹ thuật, vận hành sản xuất, sửa chữa bảo dƣỡng các nhà máy điện ổn định, an toàn tuyệt đối, đáp ứng yêu cầu huy động của A0, tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành về môi trƣờng, tham gia thị trƣờng điện đạt kết quả cao, cụ thể:

- Sản lƣợng điện toàn TCT ƣớc đạt 20.858,6 Tr.kWh (đạt 97% KH Tập đoàn giao); - Doanh thu toàn TCT cả năm ƣớc đạt 33.363 tỷ đồng vƣợt KH 6%; Doanh thu Công ty mẹ đạt 24.272 tỷ đồng vƣợt KH 8%.

- Lợi nhận trƣớc thuế toàn TCT năm 2018 ƣớc đạt 2.315 tỷ đồng đạt 100% KH Tập đoàn giao; LNTT Công ty mẹ ƣớc đạt 2.565 tỷ đồng, đạt 124% KH Tập đoàn giao.

- Nộp ngân sách nhà nƣớc toàn TCT ƣớc đạt 1.360 tỷ đồng, bằng 110% KH; Công ty mẹ nộp ngân sách 796 tỷ đồng đạt 113% KH.

- Thực hiện an toàn, chất lƣợng, đạt và hoàn thành trƣớc tiến độ công tác BDSC định kỳ các nhà máy điện, cụ thể: đại tu nhà máy thủy điện Đakđrinh vƣợt tiến độ từng tổ máy từ 4 đến 10 ngày; Trung tu nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2 hoàn thành trƣớc tiến độ từng tổ máy 6 đến 8 ngày; hoàn thành đúng tiến độ Trung tu TM số 1 NMĐ Vũng Áng 1, tiểu tu NMTĐ Hủa Na, tiểu tu NMĐ NT2.

- Hoàn thành công tác Cổ phần hóa Tổng công ty: IPO vào 31/1/2018; Tổ chức ĐHĐCĐ lần thứ nhất thành công ngày 26/6/2018, chuyển hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ 01/7/2018; Trở thành Công ty đại chúng ngày 31/8/2018; Tổ chức ĐHĐCĐ bất thƣờng ngày 23/11/2018 và hiện đang triển khai thủ tục chuyển sàn giao dịch HOSE.

- Hoàn thành Pre-FS dự án Nhơn Trạch 3 &4, đƣợc Tập đoàn thông qua và đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ngày 28/9/2018. Hiện đang trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét phê duyệt.

- Thoái vốn tại 2 đơn vị CTCP Đầu tƣ Phát triển điện Tây Bắc và CTCP Thủy điện Sông Vàng với giá trị đạt gần 100 tỷ đồng.

Bảng 3.1 Tổng hợp doanh thu năm 2018 của PV Power Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu TH năm 2017 KH 2018 TH năm 2018 Tỷ lệ so sánh 1 2 3 4=3/2 5=3/1

I DOANH THU CÔNG TY MẸ 21.678,7 22.495,5 24.272,3 108% 112%

1 Doanh thu trực tiếp của Công ty mẹ 21.215,0 21.887,3 22.996,4 105% 108%

1.1 Doanh thu từ sản xuất điện 21.162,5 21.785,2 22.818,4 105% 108%

1.2 Doanh thu, thu nhập khác 52,5 102,1 181,9 178% 346%

2 Cổ tức từ các đơn vị thành viên 463,7 608,2 1.275,9 210% 275%

II DOANH THU TOÀN TỔNG

CÔNG TY 31.454,8 31.416,8 33.363,5 106% 106%

1 Doanh thu trực tiếp của Công ty mẹ 21.215,0 21.887,3 22.996,4 105% 108% 2 Các đơn vị thành viên 10.239,8 9.529,5 10.423,8 109% 102%

Nguồn: Bao cáo tình hình kinh doanh của Tổng công ty

Doanh thu của toàn Tổng công ty năm 2018 ƣớc đạt 33.363,5 tỷ đồng, bằng 106% KH năm Tập đoàn giao, bằng 106% so với năm 2017. Trong đó:

Doanh thu trực tiếp Công ty mẹ đạt 22.996 tỷ đồng, bằng 105% KH Tập đoàn giao, bằng 108% so với năm 2017.

Doanh thu các Công ty thành viên: 10.423,8 tỷ đồng, bằng 109% KH năm Tập đoàn giao, bằng 102% so với năm 2017.

Doanh thu Công ty mẹ năm 2018 đạt 24.272,3 tỷ đồng, bằng 108% KH năm Tập đoàn giao, bằng 112% so với năm 2017.

Mặc dù sản lƣợng điện cả năm 2018 thấp hơn KH đƣợc giao, tuy nhiên doanh thu Công ty mẹ/toàn Tổng Công ty cao hơn KH giao là do:

Giá khí thực tế (tính theo giá dầu) cao hơn giá khí lập KH (giá khí Cà Mau: 6,03 USD/Tr.BTU so với KH là 4,5 USD/Tr.BTU; giá khí NT1,NT2 là 7,1 USD/Tr.BTU so với KH là 6,1 USD.Tr.BTU); đồng thời các nhà máy tham gia thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)