1 Các nhân tố về bản thân người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 36 - 37)

4. Kết cấu của luận văn

1.4 1 Các nhân tố về bản thân người lao động

1.4.1.1. Đặc điểm cá nhân của người lao động

Đặc điểm cá nhân của từng ngƣời lao động nhƣ giới tính, độ tuổi, mục tiêu, nguyện vọng, sở thích, điều kiện sống, tính cách… cũng tác động không nhỏ đến động lực lao động của họ. Nếu nhà quản lý biết rõ đặc điểm cá nhân của từng NLĐ để bố trí công việc hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đến việc tạo động lực cho chính những NLĐ này. Mặt khác nếu biết kết hợp giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức, hƣớng mục tiêu cá nhân vào mục tiêu của tổ chức thì sẽ làm cho NLĐ gắn bó, trung thành với tổ chức và công việc. Do vậy tổ chức cần phải hiểu rõ mục tiêu của mỗi cá nhân và phải có những biện pháp để đƣa mục tiêu cá nhân sao cho mục tiêu đƣợc đƣa ra đó phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Chính vì thế mà các nhà quản lý phải luôn quan tâm, tiếp cận và tìm hiểu đến những nhu cầu và nguyện vọng của NLĐ của mình.

1.4.1.2. Khả năng, năng lực thực tế của người lao động

Khả năng hay còn gọi là năng khiếu là những thuộc tính cá nhân giúp NLĐ có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó đƣợc dễ dàng và khi họ đƣợc hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ đƣợc phát huy tối đa, hiệu quả lao động của họ sẽ cao hơn so với những ngƣời khác. Năng lực thực tế của NLĐ là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà họ đã đúc kết đƣợc trong suốt quá trình học tập và lao động của mình. Mỗi NLĐ có những khả năng riêng nên động khiến họ làm việc tích cực hơn cũng khác nhau. Khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy năng lực của mình thì động lực lao động sẽ tăng lên nhanh chóng. Năng lực vừa là yếu tố di truyền vừa là kết quả của sự rèn luyện. Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng cho con ngƣời. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng đắn năng lực của nhân viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhân sự trong doanh nghiệp. Nhà quản lý sẽ phải trả lời câu hỏi: “ Liệu đƣa ngƣời lao động vào vị trí nào thì có thể

phát huy tối đa đƣợc khả năng và năng lực cả sẵn có và đang còn ở trạng thái tiềm năng đợi khai thác đƣợc để mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp?”.

Chính vì vậy mà những nhà quản lý phải luôn quan tâm, tìm hiểu đƣợc năng lực và khả năng của ngƣời lao động để bố trí đƣợc công việc sao cho phù hợp nhất đối với họ và cân đối đƣợc lợi ích của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 36 - 37)