Đối với cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 74 - 82)

3. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI VN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TT BCTC VÀ GIÁ

3.3.3. Đối với cơ quan quản lý

3.3.3.1. Tác động của kết quả nghiên cứu đến các cơ quan quản lý liên quan

Đối với các cơ quan quản lý, kết quả nghiên cứu cho thấy cần nâng cao vai trò của TT BCTC do mối quan hệ giữa TT BCTC và giá CP ở VN còn chƣa cao, trong cả việc so sánh với kết quả của các nƣớc có TTCK phát triển và cả các nƣớc trong khu vực. Do đó, việc quản lý để tăng cƣờng tính minh bạch và chất lƣợng TT BCTC cũng nhƣ ngăn chặn các hành vi tiêu cực là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của TTCK VN.

Ngoài ra, mục tiêu chung của các cơ quan quan lý liên quan là ổn định và phát triển TTCK.Việc làm này thể hiện qua việc quản lý để tăng hiệu quả đầu tƣ; thu hút nhà đầu tƣ và tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng; quản lý các vấn đề về minh bạch nhƣ chất lƣợng, thời điểm công bố, hành tiêu cực để gia tăng tính hiệu quả của TTCK. Đặc biệt trong kết quả TT BCTC có mối quan hệ với giá CP mà bài nghiên cứu chứng minh thì việc quản lý này sẽ giúp TT BCTC phản ánh đƣợc giá trị nội tại của giá CP và qua đó lại gia tăng thêm tính hiệu quả cho thị trƣờng.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy TT BCTC ở VN tác động giá CP với một độ trễ nhất định. Điều này sẽ cản trở tính hiệu quả của thị trƣờng và là trở ngại nếu cơ quan quản lý muốn phát triển hơn nữa TTCK. Bởi lẽ trên TTCK, thành công hay thất bại của nhà đầu tƣ cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời gian. Lợi dụng độ trễ này, các hành vi tiêu cực của những đối tƣợng xấu có thể tận dụng để gây mất cân bằng cho thị trƣờng. Nên điều này đòi hỏi cơ quan quản lý một lần nữa phải gia tăng vai trò của TT BCTC đối với giá CP nhằm giảm độ trễ, gia tăng tính hiệu quả cho thị trƣờng.

3.3.3.2. Một số giải pháp đề nghị cho cơ quan quản lý

3.3.3.2.1. Nâng cao vai trò giải thích giá CP cho chỉ tiêu lãi cơ bản trên CP (EPS)

EPS là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích BCTC, cùng với chỉ số liên quan là P/E (chỉ số giá trên thu nhập), đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một tiêu chuẩn so sánh để ra quyết định đầu tƣ. Trong bài nghiên cứu, chúng tôi cũng đã chứng minh chỉ số EPS có tác động đến giá CP và thị trƣờng CP nhạy cảm với chỉ tiêu này. Tác động này theo kết quả nghiên cứu là cùng chiều và do đó giá trên thị trƣờng sẽ tăng khi EPS tăng và giảm khi EPS giảm. Nhƣng thực tế, chỉ tiêu EPS vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Do đó, việc cơ quan quản lý hoàn thiện chỉ tiêu EPS này để phản ánh tốt hơn giá trị nội tại của CP là một việc làm hết sức cần thiết.

Trƣớc hết, tiếp theo phần trình bày trong chƣơng 1, chúng ta hãy cùng làm rõ những hạn chế thực tế của chỉ tiêu EPS. Theo đó, các hạn chế này bao gồm:

– Hiện tại, chỉ tiêu EPS đƣợc các doanh nghiệp phản ánh theo năm tài chính. Đây là một biến quan trọng có tác động đến giá CP nên việc phản ánh EPS theo năm tài chính hay cụ thể là việc tính và công bố chỉ tiêu lã cơ bản trên CP (EPS) đƣợc thực hiện theo năm tài chính và không đổi trong suốt năm tài chính tiếp theo sẽ hạn chế vai trò của chỉ tiêu EPS đối với giá CP và tính hiệu quả của thị trƣờng.

– VAS 30 và thông tƣ 21 có hƣớng dẫn cách tính EPS trong một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ phát hành CP mới, mua bán CP quỹ hay chia cổ tức bằng CP...Tuy nhiên, các văn bản trên chƣa hƣớng dẫn cách tín EPS nếu trong trƣờng hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, phát hành quyền chọn, chứng quyền hay quyền mua CP... Những sự kiện này đều ảnh hƣởng đến EPS, đăc biệt khi các trái phiếu chuyển thành CP, các quyền mua CP (rights) đƣợc thực hiện...thì lợi ích của cổ đông hiện hƣu sẽ bị ảnh hƣởng lớn. Do đó, trong công thức tính EPS cần phải lƣu ý đến ảnh hƣởng trong tƣơng lai này. Nhất là khi các nhà quan lý muốn phát triển TTCK phái sinh, một hình thức cao cấp của sự phát triển, khá phổ biến ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, Anh...

– Trong công thức tính EPS, theo VAS 30 và thông tƣ hƣớng dẫn khác, vẫn chƣa loại trừ ảnh hƣởng của việc trích lập các quỹ không dành cho cổ đông nhƣ quỹ khen thƣởng phúc lợi hay quỹ khen thƣởng cho khách hàng, quỹ thƣởng cho Hội đồng quản trị...Theo đó, chỉ tiêu “Lãi hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông” vẫn chƣa trừ khoản này ra. Theo chuẩn mức kế toán quốc tế, các khoản này là chi phí và cần đƣợc trừ ra khỏi phần lãi dành cho cổ đông vì xét về tính chất, chúng không phải lãi dành cho cổ đông. Trên thực tế, việc các công ty quá đà trong việc trích lập Quỹ khen thƣởng phúc lợi sẽ ảnh hƣởng đến việc phản ánh giá trị nội tại của CP của thông tin trên chỉ tiêu EPS. Đây là một vấn đề đƣợc bàn luận khá sôi nổi trong thời gian qua, để minh họa cho những tác động của việc trích lập quỹ khen thƣởng phúc lợi đến công thức tính EPS, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ BCTC đã kiểm toán năm 2012, Nghị quyết Đại hội cổ đông thƣờng niên 2013 của 9 công ty khác nhau niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM là : Công ty cổ phần Sữa VN năm (VNM), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM), Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài gòn Thƣơng Tín (STB), Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Tổng công ty cổ phần dịch vụ Tổng hợp dầu khí (PET), Công ty cổ phần phân phối khí thấp áp Dầu khí VN (PGD), Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Công ty cổ

phần FPT (FPT), Công ty Cổ phần chứng khoán Sài gòn (SSI)...Và tiến hành tính chỉ tiêu EPS theo VAS 30 và theo VAS 30 nhƣng khoản mục “Lãi hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông” đƣợc điều chỉnh giảm phần lợi nhuận sau thuế phân bổ cho quỹ khen thƣởng phúc lợi rồi tiến hành so sánh biến động EPS theo hai cách tính trên, cũng nhƣ biến động trong một số chỉ tiêu phân tích tài chính khác của 9 công ty này5. Dƣới đây là bảng tóm tắt các biến động trong chỉ tiêu EPS năm 2012 theo hai cách tính trên.

Bảng 9 - Bảng tóm tắt biến động chỉ tiêu EPS năm 2012 tính theo VAS và theo điều chỉnh VAS của một số CTNY trên Sở GDCK TP.HCM

EPS NĂM 2012

Công ty VAS Điều chỉnh

VAS Khoản chênh lệch Ghi chú +/– % SSI 1,328 1,183 (145) –10.92% FPT 5,665 5,069 (596) –10.52% VNM 6,981 6,287 (694) –9.94% STB 1,029 946 (83) –8.07% DPM 7,990 7,376 (615) –7.69% PET 2,720 2,512 (208) –7.63% PGD 5,315 5,113 (202) –3.81% HAG 651 633 (18) –2.75% REE 2,704 2,695 (9) –0.35%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2012, Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2013 của từng công ty.

Từ bảng trên, ta dễ dàng thấy rằng chỉ tiêu EPS tính theo VAS 30 sẽ phát sinh chênh lệch và ảnh hƣởng đến tính hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tƣ. Mức độ chênh lệch là tùy thuộc vào con số quỹ khen thƣởng phúc lợi hay khen thƣởng cho giám đốc, ban điều hành, thƣởng cho khách hàng...của từng công ty. Tuy vậy, con số trung bình chênh lệch là giảm 6.85%, là một con số không hề nhỏ.

Ngoài ra, cũng theo công thức VAS 30, ta tiếp tục phân tích tiếp tác động của việc tính lãi phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông mà không loại trừ việc trích quỹ khen thƣởng phúc lợi,

5

khen thƣởng cho giám đốc, ban điều hành, thƣởng cho khách hàng... đến việc tính các chỉ tiêu tài chính khác ảnh hƣởng đến giá CP và quyết định của nhà đầu tƣ thì ta có bảng tóm tắt sau:

Bảng 10 – Bảng tóm tắt biến động các chỉ tiêu P/E, ROE, ROA năm 2012 của các công ty tính theo VAS và theo điều chỉnh VAS

Công ty Chỉ tiêu VAS Điều chỉnh VAS Khoản chênh lệch +/– % Ghi chú

VNM P/E 12.606 13.998 1.392 11.00% ROE 0.378 0.340 (0.038) –9.90% ROA 0.294 0.265 (0.029) –9.90% DPM P/E 4.480 4.854 0.373 8.33% ROE 0.337 0.311 (0.026) –7.69% ROA 0.295 0.272 (0.023) –7.69% STB P/E 19.336 21.041 1.705 8.80% ROE 0.075 0.069 (0.006) –8.10% ROA 0.007 0.006 (0.001) –8.10% REE P/E 6.140 6.160 0.020 0.35% ROE 0.1558 0.1553 (0.00055) –0.35% ROA 0.0999 0.0996 (0.00035) –0.35% PET P/E 6.140 6.16 0.020 0.35% ROE 0.151 0.140 (0.012) –7.63% ROA 0.044 0.041 (0.003) –7.63% PGD P/E 5.381 5.594 0.213 3.96% ROE 0.229 0.220 (0.009) –3.81% ROA 0.111 0.107 (0.004) –3.81% HAG P/E 33.167 34.103 0.937 2.82% ROE 0.036 0.035 (0.001) –2.75% ROA 0.0112 0.0109 (0.00031) –2.75% FPT P/E 6.214 6.944 0.730 11.70% ROE 0.249 0.223 (0.026) –10.50% ROA 0.108 0.097 (0.011) –10.50% SSI P/E 12.270 13.780 1.500 12.30% ROE 0.090 0.080 (0.010) –10.9% ROA 0.060 0.050 (0.010) –10.9%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2012, Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2013 của từng công ty.

Theo nhƣ bảng trên, ta thấy cách tính theo VAS 30 sẽ làm cho EPS, ROE, ROA cao hơn cách tính điều chỉnh, P/E thấp hơp cách tính điều chỉnh. Mà đây là các thông tin ảnh hƣởng trọng yếu

đến quyết định của nhà đầu tƣ. Việc tính theo VAS 30 sẽ làm tăng mức độ hấp dẫn của CP trên thị trƣờng, tạo nên lợi ích cho công ty phát hành và tạo rủi ro cho quyết định của nhà đầu tƣ, có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ. Do đó, công thức tính EPS hiện tại theo VAS 30 ở VN cần đƣợc hoàn thiện.

Từ những thực trạng chính về hạn chế của chỉ tiêu EPS nhƣ trên, chúng tôi, trong chừng mực của một bài nghiên cứu khoa học của sinh viên, đƣa ra một số giải pháp cho cơ quan quản lý để hoàn thiện chỉ tiêu này. Các giải pháp nhƣ sau:

 Các cơ quan chức năng nên qui định bắt buộc các CTNY tại Sở GDCK TP.HCM, hằng quý, tính toán lại chỉ tiêu EPS trên cơ sở 4 quý gần nhất gồm lợi nhuận sau thuế của 4 quý gần nhất chia cho bình quân số CP phổ thông lƣu hành trong 4 quý gần nhất. Điều này sẽ giúp nhà đầu tƣ đánh giá chính xác giá trị nội tại của CP hay sức mạnh của doanh nghiệp và giúp tăng tính hiệu quả, kịp thời cho chỉ tiêu EPS qua đó tăng tính hiệu quả của thị trƣờng.

 Hội tụ chuẩn mực kế toán VN VAS 30 với IAS 33 trên tinh thần học tập cách tính đến các tác động pha loãng thu nhập trên CP trong tƣơng lai trong trƣờng hợp phát hành một số chứng khoán phái sinh, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi, quyền mua CP...

 Cơ quan quản lý nên chỉnh sửa lại công thức tính EPS, trong đó, khoản mục tính “lãi hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu CP phổ thông” cần loại trừ tác động của các loại quỹ không phải lãi dành cho cổ đông nhƣ quỹ khen thƣởng phúc lợi, khen thƣởng cho giám đốc, ban điều hành và thƣởng cho khách hàng...vì các quỹ này cũng đƣợc trích lập từ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.3.3.2.2. Bắt buộc phản ánh EPS pha loãng trong BCTC

Hiện nay, VAS 30 có đề cập đến chỉ tiêu “Lãi suy giảm trên CP”, tuy nhiên Thông tƣ 21 chỉ hƣớng dẫn chi tiết về trình bày chỉ tiêu “Lãi cơ bản trên CP – EPS” còn việc trình bày chỉ tiêu “lãi suy giảm” thì không đƣợc hƣớng dẫn trong Thông tƣ 21, mà chỉ quy định là: “Việc tính lãi suy giảm trên CP và trình bày chỉ tiêu này trên BCTC sẽ có hƣớng dẫn chi tiết sau khi Luật chứng khoán và các văn bản hƣớng dẫn Luật chứng khoán có các quy định về công cụ tài chính”.

Để đƣa ra các quyết định đầu tƣ, nhà đầu tƣ luôn cần phải xem xét đồng thời cả EPS cơ bản và EPS pha loãng. Trong một doanh nghiệp mà có nhiều trái phiếu chuyển đổi thì EPS pha loãng

là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, đây là chỉ tiêu dự báo EPS trong năm tới chứ không phải EPS cơ bản.

Cũng theo VAS 30, “việc tính lãi suy giảm trên CP là nhằm đảm bảo tính nhất quán với lãi cơ bản trên CP, cung cấp thƣớc đo lợi ích của mỗi CP phổ thông trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính tới tác động của các CP phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đang lƣu hành trong kỳ”. Nhƣ vậy, VAS 30 yêu cầu phải trình bày “lãi suy giảm” trong khi Thông tƣ 21 không đề cập đến, dẫn đến việc thiếu hƣớng dẫn cũng nhƣ yêu cầu bắt buộc trình bày chỉ tiêu này trên BCTC.

Mặt khác, trong mẫu biểu của Báo cáo KQHĐKD hiện nay theo Quyết định 15/2006/QĐ–BTC, thì cũng không yêu cầu trình bày chỉ tiêu này.

Đối với các CTNY trên Sở GDCK TP.HCM, hiện nay, trong thuyết minh BCTC mục Lãi cơ bản trên CP thì một số công ty có trình bày về khoản mục Lãi suy giảm trên CP bên cạnh Lãi cơ bản. Ví dụ điển hình là trong BCTC của REE, HAG, FPT... Tuy nhiên, do không bắt buộc nên đa số các công ty đều không trình bày khoản mục Lãi suy giảm trên CP. Theo kiến nghị của chúng tôi, các cơ quan quản lý nhƣ UBCK Nhà nƣớc, Sở GD CK TP.HCM hay Bộ tài chính nên có qui định cụ thể rõ ràng về chỉ tiêu Lãi suy giảm trên CP và bắt buộc các CTNY trên các Sở GDCK phải trình bày cùng với chỉ tiêu lãi cơ bản trên CP trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phải thuyết minh chi tiết về chỉ tiêu này trong Thuyết minh BCTC.

3.3.3.2.3. Quản lý về thời gian công bố TT BCTC

Thực trạng doanh nghiệp nộp chậm BCTC còn khá phổ biến tại Sở GDCK TP.HCM. Theo nhƣ phân tích ban đầu trong phần thực trạng, có khá nhiều doanh nghiệp bị Sở GDCK TP.HCM nhắc nhở về việc chậm công bố BCTC hay chậm công bố BCTC đã kiểm toán nhƣng cho đến nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại, thực tế khắc phục là không cao. Điều này gây ảnh hƣởng đến tính kịp thời của TT BCTC và ảnh hƣởng đến tác động của TT BCTC đến giá CP hay quyết định nhà đầu tƣ. Xét thấy giải pháp cho vấn đề này là UBCKNN, Sở GDCK TP.HCM nên có những quy định nghiêm khắc hơn hay tăng cƣờng mức xử phạt đối với hành vi chậm công bố BCTC hay chậm công bố BCTC của các CTNY trên Sở.

3.3.3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC

Chất lƣợng của kiểm toán độc lập sẽ ảnh hƣởng khá nhiều đến chất lƣợng TT BCTC công bố của các CTNY. Tuy nhiên, các vấn đề về kiểm soát chất lƣợng của kiểm toán độc lập hay các

vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên vẫn còn khá hạn chế. Do đó, Bộ Tài chính nên có những quy định hay thực hiện việc kiểm soát chất lƣợng hoạt động của hoạt động kiểm toán độc lập. Điều nên đƣợc thực hiện theo từng năm cùng với việc công bố đại chúng về chất lƣợng kiểm toán độc lập của các công ty cụ thể, và có thể do Hội kiểm toán viên hành nghề VN đảm trách.

Bên cạnh đó, cần nâng cao tính thực thi của Luật Kiểm toán độc lập hay tính chấp hành của các qui định về đạo đức nghề nghiệp và chế tài dành cho các kiểm toán viên.

3.3.3.2.5. Tăng cường chế tài cho các hành vi tiêu cực trên TTCK

Theo nghị định 108/2013/NĐ–CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK cùng thông tƣ 217/2013/TT–BTC hƣớng dẫn chi tiết của bộ Tài chính thì mức phạt cho các hành vi tiêu cực trên TTCK cao nhất là phạt tiền từ 1,200,000,000 đến 1,400,000,000 đồng đối với các hành vi gian lận hoặc tạo dựng thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán (theo điều 29, nghị định 108/2013/NĐ–CP). Đây là một mức phạt khá cao so với mức 500,000,000 đồng trong nghị định 85/2010/NĐ–CP trƣớc đây. Tuy nhiên, mức phạt này cần phải đi kèm với các hình thức răn đe khác nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực trên

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)