Thực trạng TT BCTC của các CTNY trên Sở GDCK TP.HCM

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 46 - 51)

2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ BCTC, GIÁ CP VÀ TT BCTC CỦA CÁC CTNY TẠ

2.3.Thực trạng TT BCTC của các CTNY trên Sở GDCK TP.HCM

Nhìn chung, theo đánh giá của rất nhiều các chuyên gia kinh tế và tài chính thì các thông tin kế toán mà các công ty niêm yết công bố ra công chúng đảm bảo đúng nội dung yêu cầu của Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc (ví dụ nhƣ Thông tƣ số 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính Hƣớng dẫn về việc công bố thông

tin trên thị trƣờng chứng khoán ban hành ngày 15 tháng 1 năm 2010). Tuy nhiên, đại đa số các công ty mới chỉ công bố các thông tin mang tính chất bắt buộc mà chƣa chú trọng đến các công bố tự nguyện. Mặc dù vậy, các công bố bắt buộc đƣợc công bố cũng chƣa thực sự hữu ích cho ngƣời sử dụng thông tin. Trên thực tế, thông tin đƣa ra từ các công ty niêm yết tại VN còn “hạn chế, nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp” (Nguyễn Văn Phong, 2006). Ông Phong cũng nhấn mạnh rằng các công bố của rất nhiều các công ty niêm yết đƣợc đặt ở “nơi vô cùng hẻo lánh” mà không phải cổ đông nào cũng dễ dàng tìm đƣợc; và một số công ty lại còn không công bố báo cáo thƣờng niên trên trang web của mình. Do vậy, vấn đề công bố thông tin nói chung và thông tin kế toán nói riêng của các công ty niêm yết tại VN còn có một số mặt hạn chế sau: Thứ nhất, các thông tin kế toán chƣa đƣợc công bố kịp thời, nếu không muốn nói là còn chậm trễ làm ảnh hƣởng lớn đến việc ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Theo Thông tƣ 52 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, công ty đại chúng phải lập báo cáo thƣờng niên và công bố thông tin về báo cáo thƣờng niên chậm nhất là 20 ngày sau khi công bố báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán. Trong khi đó, công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính năm không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nhƣ vậy, chậm nhất thì đến 31/03 thì các công ty niêm yết (có niên độ tài chính 01/01 – 31/12) phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán. Và 20 ngày sau đó, tức là vào 20/04 là hạn chót nộp báo cáo thƣờng niên.

Tuy nhiên, theo thống kê của Vietstock, tính đến phiên giao dịch 24/05/2013, trên cả hai sàn vẫn còn hơn 60 doanh nghiệp chƣa công bố báo cáo thƣờng niên 2012 mặc dù đã hết hạn chót một tháng.

Hình 6 - Biểu đồ thể hiện tình hình công bố BCTC thƣờng niên 2012 của các công ty niêm yết trên HOSE (tính đến 24/05/2013)

Số công ty chƣa công bố Báo cáo thƣờng niên 2012 tại sàn HOSE chiếm tỷ trọng nhỏ (2.72% ứng với 8 công ty). Trong đó có một số công ty lớn “phớt lờ” vấn đề này nhƣ FCM, ITD, NTB và MKP. Ngoài ra, hai quỹ là Quỹ đầu tƣ Tăng trƣởng ACB (HOSE: ASIAGF) và Quỹ đầu tƣ Cân bằng Prudential (HOSE: PRUBF1) cũng chƣa công bố báo cáo thƣờng niên. Tuy nhiên, cũng phải lƣu ý rằng, với loại hình quỹ đại chúng thì Thông tƣ 52 không nhắc đến báo cáo thƣờng niên trong danh sách bắt buộc công bố thông tin định kỳ. Điều này vô hình chung là rào cản các nhà đầu tƣ trong việc tiếp cận thông tin kế toán của công ty niêm yết, nhất là các nhà đầu tƣ cá nhân.

Ngoài ra, tình trạng các doanh nghiệp xin gia hạn nộp báo cáo giữa niên độ và báo cáo thƣờng niên vẫn diễn ra hết năm này sang năm khác, kỳ này sang kỳ khác. Rõ ràng ở đây tính kịp thời và cập nhật của thông tin cần công bố đã bị vi phạm; và tất nhiên là điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định của ngƣời sử dụng thông tin, nhất là các nhà đầu tƣ.

Thứ hai là theo quy định hiện hành thì báo cáo của các công ty niêm yết hiện đƣợc trình bày theo Chế độ và Chuẩn mực kế toán VN, có nghĩa là đƣợc trình bày trên cơ sở giá gốc (historical cost) chứ không phải là theo giá trị hợp lý. Đây là một trong những rào cản làm chậm tiến độ niêm yết của một số công ty VN trên sàn ngoại nhằm tăng vốn kinh doanh khi mà nguồn vốn trong nƣớc là có hạn. Điều này có nghĩa là những con số mà ngƣời sử dụng thông tin thấy trên các báo cáo tài chính của các công ty chƣa chắc đã phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang chịu ảnh hƣởng của lạm phát nhƣ hiện nay. Do

vậy, các nhà đầu tƣ không thể hoàn toàn dựa vào thông tin công bố trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định mua hay bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà mình đang nắm giữ, cũng nhƣ là mua hay bán với giá bao nhiêu là đảm bảo có lời. Thông thƣờng thì doanh nghiệp có thể đƣợc định giá dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta nhƣ hiện nay, thiếu hẳn một hệ thống cơ sở có khả năng và uy tín trong việc định giá doanh nghiệp thì việc căn cứ và các báo cáo tài chính mà cụ thể hơn là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp là cách duy nhất. Thế mà các báo cáo này lại chƣa đƣợc điều chỉnh theo giá trị hiện tại thì thử hỏi rằng các nhà đầu tƣ có thể căn cứ vào đâu để đƣa ra quyết định nếu nhƣ không dựa vào các tin đồn thổi hay dựa vào cảm tính. Điều này làm cho thị trƣờng chứng khoán vốn đã bất ổn ngày lại càng bất ổn hơn.

Thứ ba là chất lƣợng các báo cáo tài chính công bố của các công ty niêm yết là một vấn đề cần đặt ra câu hỏi. Theo ông Trần Bắc Hà (2007) – Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tƣ – Phát triển VN “nhiều thông tin do các công ty niêm yết đƣa ra còn thiếu tính trung thực, chính xác”. Cũng đồng quan điểm với ý kiến này, Phó giám đốc công ty Quản lý Quỹ VietFund, ông Đỗ Sông Hồng (2007) cho rằng “có hiện tƣợng nhiều công ty niêm yết che giấu, thay đổi thông tin hoặc không thông báo chính xác tới nhà đầu tƣ”. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (2009), chất lƣợng các báo cáo tài chính của nhiều công ty niêm yết còn có một số vấn đề, đó là vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa báo cáo tài chính trƣớc và sau khi đƣợc kiểm toán; và thuyết minh báo cáo tài chính quý của nhiều doanh nghiệp còn thiếu sự minh bạch hoặc sơ sài. Thật vậy, vẫn còn đó những tình huống gây mừng hụt cho nhà đầu tƣ khi báo cáo tài chính trƣớc kiểm toán của doanh nghiệp báo có lãi nhƣng sau kiểm toán lại chuyển thành lỗ nặng. Điển hình là trƣờng hợp công ty Cổ phần Hàng hải Đông đô (mã DDM-HOSE) từ lãi chuyển thành lỗ 73,4 tỷ đồng sau khi báo cáo tài chính năm 2010 đƣợc kiểm toán. Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu có thể tin tƣởng vào tính chuyên nghiệp cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của những ngƣời làm kế toán tại các công ty niêm yết.

Thứ tƣ là phần lớn các doanh nghiệp chƣa chú trọng đến công bố tự nguyện cũng nhƣ chƣa hiểu rõ đƣợc lợi ích do các công bố này mang lại cho doanh nghiệp. Hiện tại thì các công ty niêm yết ở VN mới chỉ chú trong đến việc công bố bắt buộc ty theo luật định, có nghĩa là chỉ công bố những gì pháp luật yêu cầu, chứ chƣa chú trọng đến việc các công bố tự nguyện. Theo nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới ở các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán phát triển

nhƣ Mỹ, Úc thì các thông tin đƣợc công bố tự nguyện của các công ty niêm yết có ảnh hƣởng lớn đến quyết định quản lý của nhà đầu tƣ. Thông thƣờng thì các nhà đầu tƣ sẽ quan tâm hơn đến cổ phiếu của các công ty mà họ có cơ hội đƣợc tiếp cận với nhiều thông tin nhất. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nhà đầu tƣ sẽ có cơ hội nắm bắt và theo dõi thƣờng xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty niêm yết giúp họ ra quyết định chuẩn xác liên quan đến hoạt động đầu tƣ của mình. Theo một số nhà nghiên cứu thì công bố tự nguyện còn là một kênh PR cho công ty niêm yết.

Thứ năm, chất lƣợng của các dịch vụ kiểm toán mà khá nhiều các công ty kiểm toán cung cấp là khó xác minh và vẫn chƣa thể kiểm soát đƣợc một cách chặt chẽ, đặc biệt đối với các khoản mục nhạy cảm nhƣ lợi nhuận khi kiểm toán. Học tập bài học thế giới trong sự kiện Enron và sự sụp đổ của Arthur Andersen (một trong Big Five lúc bấy giờ) thì ta sẽ thấy rõ tại sao cần phải kiểm soát chất lƣợng dịch vụ kiểm toán. Chính việc thổi phồng lợi nhuận hiện tại bằng việc sử dụng hàng loạt thủ thuật kế toán, gian lận đã khiến cho giá CP lên cao và do Enron phát hành quyền chọn mua CP nên đã càng nâng giá CP công ty lên cao, kéo theo giá quyền chọn mua cũng tăng cao không kém. Khi đó, việc mua bán CP và quyền chọn mua đã đem lại một món lợi khổng lồ cho Enron. Vậy mà với uy tín của một công ty kiểm toán hàng đầu, Arthur Andersen đã làm ngơ trƣớc những hành vi gian lận của Enron và khi mà sự việc vỡ lỡ thì mọi ngƣời mới bắt đầu cân nhắc lại sự “đảm bảo” hay chất lƣợng bấy nay của dịch vụ kiểm toán. Ở VN, tính đến nay, sự kiện Bông Bạch Tuyết (BBT) có lẽ là đáng quan tâm nhất, sau sự kiện này, từng không ít ngƣời giảm niềm tin vào công ty kiểm toán. Theo BCTC đã kiểm toán thì BBT có lãi, nhƣng khi tiến hành kiểm toán lại thì BBT lỗ. Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc vào cuộc và kết luận phát hiện một trong những nguyên nhân là do kiểm toán viên đã không đƣa vào khoản loại trừ chi phí quảng cáo trong BCTC năm 2005 cua BBT. Còn năm 2006 và 2007 thì ý kiến loại trừ của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán của BBT là thông tin không đầy đủ và gây hiểu lầm cho nhà đầu tƣ. Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, kiểm toán viên ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hƣởng trọng yếu kết quả kinh doanh, nhƣng chƣa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán. Qua sự kiện này, ta cần nhìn nhận và kiểm soát lại chất lƣợng kiểm toán, đặc biệt khi mà nó có ảnh hƣởng không hề nhỏ đến quyết định nhà đầu tƣ và giá cổ phiếu của công ty khi đa phần các nhà đầu tƣ trên TTCK VN là nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp và họ không hiểu rõ bản chất của báo cáo kiểm toán, cứ nghĩ rằng BCTC sau khi đƣợc kiểm toán là không sai sót.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 46 - 51)