Đối với doanh nghiệp, nhà phát hành

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 66 - 69)

3. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI VN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TT BCTC VÀ GIÁ

3.3.1. Đối với doanh nghiệp, nhà phát hành

3.3.1.1. Tác động của kết quả nghiên cứu

Với kết quả nghiên cứu cho thấy biến EPS hay lợi nhuận có tác động đến giá CP thì doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến các biến lợi nhuận, EPS và đặc biệt là việc nâng cao chất lƣợng quản trị để cắt giảm biến chi phí, gia tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp nên nhận thấy tầm quan trọng của lợi nhuận đối với giá CP và đối với việc tăng vốn bằng cách thu hút nhà đầu tƣ thông qua việc quản trị phù hợp và có những chính sách quản lý chú tâm hơn đến việc tăng lợi nhuận cho công ty.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên là đối tƣợng chủ chốt trong việc nâng cao vai trò của TT BCTC đối với giá CP thông qua việc đảm bảo tính minh bạch, chất lƣợng TT BCTC mà mình công bố, hạn chế các hành vi tiêu cực. Việc làm này sẽ giúp nâng cao niềm tin của nhà đầu tƣ vào TTCK nói chung và vào doanh nghiệp nói riêng. Qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị bản thân và thu hút nhà đầu tƣ.

3.3.1.2. Một số giải pháp đề nghị cho doanh nghiệp phát hành

3.3.1.2.1. Tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng quản trị giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Trƣớc khi bàn về việc cắt giảm chi phí, ta có thể thấy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn gia tăng doanh thu của mình để việc kinh doanh sinh lợi hoặc ít nhất là duy trì lợi nhuận ổn định đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy doanh thu chịu tác động của nhiều yếu tố, từ các yếu tố vi mô doanh nghiệp đến các yếu tố vĩ mô môi trƣờng, phụ thuộc vào ngƣời tiêu dùng, cầu của thị trƣờng, đối thủ

cạnh tranh bên cạnh năng lực của doanh nghiệp. Đây là một biến khó thay đổi so với biến chi phí vì doanh nghiệp không thể kiểm soát hoàn toàn doanh số bán ra nhƣng có thể kiểm soát chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của bản thân.

Việc gia tăng lợi nhuận là một mục tiêu chung của nhiều doanh nghiệp. Lợi nhuận cao và tăng trƣởng liên tục giúp làm đẹp BCTC, thể hiện tầm và giá trị của doanh nghiệp. Do vậy, bên cạnh vấn đề tăng doanh thu, nhà quản lý luôn quan tâm đến việc cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt khi kết quả nghiên cứu chứng minh thông tin về lợi nhuận có ảnh hƣởng đến giá CP hay giá trị vốn hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí nhƣ thế nào hay các loại chi phí nào cần đƣợc cắt giảm lại phụ thuộc vào từng điều kiện của những doanh nghiệp nhất định. Thông thƣờng, việc cắt giảm chi phí đƣợc thực hiện theo lộ trình và bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Chẳng hạn dựa trên thuyết nhân – quả để xác định đâu mới chính là nguyên nhân gây ra kết quả là chi phí và thực hiện việc quản trị nguồn chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí nhân công và công sức nếu cứ thực hiện quản lí đối với các chi phí không cần thiết. Ngoài ra, việc tận dụng các mô hình quản trị chi phí hiện đại và phát triển bộ phận kế toán chi phí, kế toán quản trị trong doanh nghiệp là việc làm không thể thiếu đƣợc trong xu thế ngày nay.

Lợi nhuận phần nào thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp nhƣng để có sức khỏe tốt thì phải cần có những nhà quản trị có tài năng và có tầm nhìn. Bởi không phải nhà quản lý nào cũng có thể đủ khả năng và tố chất lãnh đạo để gánh trách nhiệm lèo lái doanh nghiệp vƣợt qua cuộc khủng hoảng mà vẫn kiếm đƣợc lợi nhuận nhƣ ngày nay.

Ngoài ra, chính việc áp dụng các chính sách, lý thuyết hay qui định kế toán một cách hợp lý cũng là cách để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Việc làm này phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của nhân viên kế toán trong công ty. Chẳng hạn sử dụng các phƣơng pháp khấu hao phù hợp với yêu cầu quản trị và thông tin cần thể hiện trên BCTC, sử dụng linh hoạt các ƣớc tính kế toán trên cơ sở vẫn đảm bảo tính trung thực và hợp lý cho BCTC. Tuy vậy, việc vận dụng quá đà phƣơng pháp này sẽ dẫn đến tính minh bạch kém cho TT BCTC nên cần cân nhắc và hạn chế hơn.

Nhƣ vậy, việc gia tăng doanh thu, kiểm soát chi phí và nâng cao chất lƣợng quản trị, chất lƣợng nhân sự là những giải pháp căn bản giúp doanh nghiệp ổn định hay gia tăng lợi nhuận của mình. Ngoài những thay đổi từ chính bản thân doanh nghiệp thì các chính sách vĩ mô hỗ trợ của nhà

nƣớc cũng là điều cần thiết. Đặc biệt trong ngữ cảnh nghiên cứu cho thấy biến lợi nhuận tác động đến giá CP của các CTNY.

3.3.1.2.2. Nâng cao tính minh bạch của TT BCTC công bố

Có thể nói, việc giám sát của cơ quan chức năng chỉ là công cụ giúp đỡ nhà đầu tƣ phần nào nắm rõ đƣợc hoạt động của doanh nghiệp và trong chừng mực, mang tính răn đe, hạn chế những vi phạm nhất định về công bố thông tin. Cơ quan quản lý chức năng không thể nào đi sâu hết vào hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, để nhà đầu tƣ tiếp cận thông tin đƣợc chính xác thì bản thân doanh nghiệp phải là đối tƣợng đảm bảo minh bạch TT BCTC. Có nhƣ thế, các thông tin về lợi nhuận mới thực sự phản án chính xác giá trị nội tại của CP.

Cùng với kết quả nghiên cứu trên, có thể nói, TT BCTC đóng một vai trò quan trọng, tác động giá CP và nên là cơ sở phân tích của nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, cả hai biến là TT BCTC và giá CP đều sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu đi niềm tin của nhà đầu tƣ. Niềm tin của nhà đầu tƣ là nền tảng và động lực phát triển với mọi TTCK, đặc biệt là các thị trƣờng còn non trẻ nhƣ TTCK VN. Và cũng chính niềm tin của nhà đầu tƣ mới khiến cho TT BCTC phát huy đƣợc sự hữu ích của mình. Nói nhƣ vậy là để nhấn mạnh rằng TTCK nên đƣợc xây dựng trên niềm tin của nhà đầu tƣ đối với các CTNY. Niềm tin này đƣợc tạo dựng khi mà công chúng có thể tin tƣởng vào số lƣợng hay tính đầy đủ, toàn diện và chất lƣợng các thông tin trên BCTC công bố. Và để làm đƣợc điều này, các CTNY cần phải:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phải chú trọng một số vấn đề về công bố TT BCTC nhƣ về mặt thời gian, chất lƣợng BCTC và cả về việc lựa chọn công ty kiểm toán có uy tín, chuyên môn và độ tín nhiệm cao. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng đƣờng dây nóng phản ánh hay xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ nhằm giám sát tiến trình lập báo cáo, các phƣơng pháp kế toán, quy trình kiểm tra nội bộ...để nâng cao chất lƣợng TT BCTC. Thứ hai, CTNY cần sử dụng các phƣơng tiện thông tin đại chúng để công bố rộng rãi TT BCTC cho nhà đầu tƣ và những đối tƣợng quan tâm TTCK để gia tăng tính công khai và tính dễ tiếp cận cho TT BCTC.

Thứ ba, kế toán và nhà quản trị không nên hay hạn chế áp dụng các phƣơng pháp kế toán một cách có chủ đích gây sai lệch TT BCTC và ảnh hƣởng đến giá CP của doanh nghiệp hay quyết định nhà đầu tƣ, đặc biệt là các hành vi sử dụng ƣớc tính kế toán để chi phối thông tin lợi nhuận. Ví dụ nổi cộm hiện nay là các doanh nghiệp giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá

tình hình con nợ đƣợc cải thiện, giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm tô hồng bức tranh tài chính của doanh nghiệp và các thủ thuật khác giữa công ty “mẹ” và “con” nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hay nhƣ thuyết minh BCTC một cách qua loa, không đầy đủ nhằm che đi những thông tin xấu, những khoản nợ tiềm tàng, những khoản doanh thu ghi nhận không trung thực, hợp lý...

Thứ tƣ, các doanh nghiệp VN nên làm quen với khái niệm IR và đƣa mô hình này ứng dụng vào doanh nghiệp mình. IR (Investor relations) hay quan hệ với nhà đầu tƣ là một bộ phận chuyên biệt của quan hệ công chúng (PR) chịu trách nhiệm xây dựng chiến lƣợc cổ đông, xây dựng mối quan hệ với các cổ đông, công bố thông tin và là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà đầu tƣ. Bộ phận IR của doanh nghiệp sẽ giải quyết các vấn đề về thông tin nhƣ là: thông tin không đủ, thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tƣợng...Ví dụ điểm hình nhất cho nhu cầu IR ở VN có thể nói là việc thành lập Ban quan hệ với cổ đông của FPT sau khủng hoảng với cổ đông năm 2007. Sau đó, trong thời gian gần đây, bộ phận IR đƣợc thành lập ở nhiều công ty niên yết lớn. Tóm lại, việc đầu tƣ chi phí cho bộ phận IR sẽ góp phần tăng tính hữu ích của TT BCTC cho nhà đầu tƣ, giảm các hành vi tiêu cực và thông tin bất cân xứng giúp nâng cao tính minh bạch cho TT BCTC.

Thứ năm, doanh nghiệp VN cần xây dựng một niềm tin từ phía công đồng và nhà đầu tƣ thông qua các cam kết về tính minh bạch của TT BCTC công bố, chú trọng cam kết về chỉ tiêu lợi nhuận và EPS, bên cạnh việc công bố định kỳ theo qui định pháp luật, chuẩn mực liên quan.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)