0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các nghiên cứu thực nghiệm khác và bài học rút ra cho nghiên cứu tại VN:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HỈNH OHLSON (1995) VÀ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM (Trang 37 -38 )

Trên cở sở mô hình Ohlson (1995), nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc tiến hành để kiểm chứng mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP trên nhiều thị tƣờng chứng khoán khác nhau. Những nghiên cứu đầu tiên tiến hành tại TTCK Mỹ [Collins, Maydew &Weiss (1997)] rồi dần đƣợc mở rộng ra khắp thế giới, lan đến Anh, Đức, Na Uy [King & Langli (1998)], Trung quốc [Chan et al. (2001)] và Thụy điển [Halonen et al. (2013)]. Kết quả thu đƣợc nghiêng hẳn về phía tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với giá CP và TT BCTC. Trong đó, Collins, Maydew &Weiss (1997) cho thấy TT BCTC theo mô hình Ohlson giải thích đƣợc 54% biến động giá CP trên TTCK Mỹ. Theo King & Langli thì sức giải thích giá CP của TT BCTC ở thị trƣờng Anh và Đức lần lƣợt là 70% và 40%. Riêng đối với các nƣớc với thị trƣờng mới nổi thì kết quả là tồn tại một khoảng cách lớn trong sức giải thích giá CP và TT BCTC so với các nƣớc phát triển và còn tùy vào đặc điểm của từng thị trƣờng. Điều này đƣợc trình bày khá rõ trong bài nghiên cứu của Yan Bao (2004) so sánh mối liên hệ TT BCTC và giá CP của bảy nƣớc Đông Nam Á và Đông Á là: Hàn quốc, Hong kong, Malaysia, Singapore, Thái lan, Indonesia và Philippines. Nhìn chung, vẫn chứng minh đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa hai TT BCTC là EPS, BPS và giá CP.

Tuy vậy, các nghiên cứu này đều dựa trên hình thái bán mạnh của giả thiết thị trƣờng hiệu quả và áp dụng mô hình Ohlson (1995) đơn thuần.

Riêng ở VN, nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) có thể nói là hoàn chỉnh nhất. Đây cũng là cơ sở định hƣớng cho việc tìm hiểu nghiên cứu để xây dựng một mô hình nghiên cứu phù hợp cho bài nghiên cứu của chúng tôi. Bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng sử dụng kết hợp mô hình Ohlson (1995) và lý thuyết hiện đại của Aboody, Hughes & Liu(2002) để xây dựng một lý thuyết và mô hình vô cùng vững chắc cho các nghiên cứu về mối liên hệ giữa TT BCTC

và giá CP tại VN. Tuy vậy, tác giả nghiên cứu và lấy số liệu mẫu của TTCK trong giai đoạn 2003–2007, đặc biệt trong giai đoạn 2006–2007, giá CP bị pha loãng do nhiều nguyên nhân và năm 2008 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế khiến giá CP không phản ánh đƣợc hết giá trị của doanh nghiệp và nhu cầu nhà đầu tƣ. Dù có tiến hành khá nhiều điều chỉnh trong giá CP nhƣng xét cho cùng, tác động của các nguyên nhân khác đã pha loãng giá CP và ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến kết quả mô hình. Ngoài ra, mô hình của tác giả, nhƣ đã nói, thực hiện khá nhiều bƣớc phức tạp do nghiên cứu trong giai đoạn năm 2006– 2007 khi giá CP biến động quá cao do đó tạo nên những khác biệt lớn so với các bài nghiên cứu xây dựng mô hình trong giai đoạn sau 2008. Cụ thể, kết quả của bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Dũng (2009) cho thấy giá trị sổ sách và lợi nhuận thể hiện qua biến BVPS và EPS có tác động đến giá CP nhƣng giá CP theo kết quả nghiên cứu sẽ phản ứng chậm và/hoặc dƣới mức với công bố TT BCTC và có sự tự điều chỉnh theo thời gian. Mức độ giải thích biến động giá CP của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM của hai biến EPS và BVPS là từ 40%. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa giá CP đầu năm 2007, khi thị trƣờng lên cao, với TT BCTC niên độ năm 2006 mạnh hơn mối liên hệ này của các năm còn lại và sự gia tăng này chỉ đến từ vai trò của lợi nhuận còn giá trị sổ sách không có đóng góp gì đáng kể. Theo bài nghiên cứu, khi thị trƣờng chứng khoán thăng hoa thì vai trò của lợi nhuận đối với việc giải thích biến động giá CP cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) ra thì có rất ít bài nghiên cứu ở Việt Nam tập trung vào việc đo lƣờng tác động của TT BCTC lên giá CP mà chủ yếu phân tích vai trò của công bố thông tin đối với sự phát triển của TTCK cũng nhƣ các giải pháp nhằm nâng cao minh bạch thông tin hay hạn chế gian lận TT BCTC. Có thể kể đến nhƣ Nguyễn Thế Thọ (2006), Mai Hoàng Minh (2007), Bùi Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Ái Nhiên (2012)...

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HỈNH OHLSON (1995) VÀ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM (Trang 37 -38 )

×