Mẫu nghiên cứu và mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 54 - 57)

3. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI VN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TT BCTC VÀ GIÁ

3.1.2. Mẫu nghiên cứu và mô tả dữ liệu

Phạm vi nghiên cứu là các CTNY trên Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu phục vụ cho việc ƣớc lƣợng các mô hình bao gồm lợi nhuận thuần trên CP (EPS), giá trị sổ sách trên CP (BPS), giá CP (P) và chỉ số VN-Index. Tất cả đƣợc lấy từ kho dữ liệu của Chuyên trang chứng khoán CP VN (www.cophieu68.vn), trong 4 năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Nhƣ vậy, ta có bộ

dữ liệu bảng gồm 77 công ty và trong mỗi niên độ, mỗi công ty có các chỉ số về giá trị sổ sách trên CP của niên độ tƣơng ứng ( ), lợi nhuận thuần trên CP của niên độ tƣơng ứng , giá CP và chỉ số VN-Index vào các thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 3, 6,

9, 12 tháng .

Để giá CP không bị làm nhiễu bởi các sự kiện làm thay đổi giá CP nhƣng không làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu với một tỷ lệ tƣơng ứng, ví dụ nhƣ việc chia cổ tức, trả cổ tức bằng CP hay phát hành thêm CP,… chúng tôi tiến hành điều chỉnh giá CP theo các sự kiện đƣợc thu thập

từ website của Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ chuyên trang www.cophieu68 và trang thông tin của các CTNY.

Sau quá trình thu thập và xử lý số liệu, mẫu cuối cùng gồm 308 quan sát công ty – năm (của 77 công ty trong 4 năm). Bảng 2 trình bày các thống kê mô tả của mẫu. Lợi nhuận thuần trên CP của các CTNY trên Sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009–2012 là khoảng 4,840 đồng. Giá trị tối thiểu cho thấy có các công ty thua lỗ nhƣng chiếm một tỷ trọng rất ít (chỉ có 3 công ty trong tổng số 77 công ty, chiếm gần 4%). Giá trị sổ sách trên CP trung bình là hơn 24,277 đồng. Số quan sát của các biến và ít hơn một quan sát so với các biến khác, đó là do công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB) chỉ mới lên sàn vào ngày 19/05/2010 nên không có dữ liệu về giá CP (tháng 12/2009) và (tháng 3/2010).

Bảng 2 - Thống kê mô tả mẫu

Biến Trung bình Trung vị Độ chệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Số quan

sát EP S 4,839.81 3,968.00 3,802.03 –1,056.00 32,507.0 308 BP S 24,277.74 21,155.50 19,824.69 2,572.00 328,774.0 308 29,800.33 24,400.00 21,060.47 3,800.00 142,000.0 307 28,074.54 23,121.09 21,172.09 2,864.73 145,704.3 307 27,067.01 23,030.25 18,791.90 2,493.72 122,155.6 308 26,924.85 22,207.28 20,090.04 1,847.63 141,692.0 308 26,591.07 22,042.08 19,065.80 2,541.56 122,500.5 308

Bảng 3- Trình bày ma trận tƣơng quan giữa các biến gồm hệ số tƣơng quan Pearson và tƣơng quan hạng Spearman.

Bảng 3 - Ma trận tƣơng quan BPS EPS BPS -Pearson 1 -Spearman EPS -Pearson 0.185** 1 -Spearman 0.456** -Pearson 0.170** 0.722** 1 -Spearman 0.493** 0.702** -Pearson 0.174** 0.710** 0.953** 1 -Spearman 0.492** 0.709** 0.968** -Pearson 0.148** 0.608** 0.879** 0.926** 1 -Spearman 0.451** 0.671** 0.924** 0.959** -Pearson 0.125* 0.598** 0.837** 0.881** 0.966** 1 -Spearman 0.423** 0.689** 0.903** 0.933** 0.967** -Pearson 0.134* 0.581** 0.818** 0.858** 0.931** 0.960** 1 -Spearman 0.432** 0.652** 0.859** 0.887** 0.918** 0.954** ** và *: Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%

Kết quả cho thấy các biến giá CP có tƣơng quan mạnh với nhau nhƣng giảm dần khi đƣợc điều chỉnh cho biến động trong khoảng thời gian tƣơng lai xa hơn. Thông tin trên BCTC là lợi nhuận thuần trên CP (EPS) có tƣơng quan mạnh nhất với giá CP điều chỉnh cho biến động giá trong khoảng thời gian 3 tháng ( . Có thể nhận định rằng đây là kết quả ban đầu cho thấy trên TTCK VN, TT BCTC đƣợc phản ánh vào giá CP với một độ trễ nhất định. Điều đáng lƣu ý là giá sổ sách trên CP có tƣơng quan rất thấp đối với giá CP đƣợc điều chỉnh trong các thời kỳ, và bƣớc đầu thấy đƣợc thông tin giá sổ sách trên CP không ảnh hƣởng nhiều đến giá CP trên TTCK. Các đặc điểm trên sẽ đƣợc kiểm chứng lại cụ thể hơn khi kiểm định các mô hình kinh tế lƣợng trong phần sau.

Hệ số tƣơng quan giữa hai biến độc lập tƣơng đối lớn (trên 0.8) và có ý nghĩa thống kê ở mức cao nhất (1%) đòi hỏi chúng ta cần phải tiến hành nhận dạng hiện tƣợng đa cộng tuyến trong

mô hình. Sử dụng phƣơng pháp nhân tử phóng đại phƣơng sai (Varience Inflation Factor – VIF) cho thấy không có dấu hiệu đa cộng tuyến (Xem phụ lục 2). Ngoài ra, áp dụng kỹ thuật Stepwise Regression cũng cho thấy việc để hai biến độc lập này trong mô hình là hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)