2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ BCTC, GIÁ CP VÀ TT BCTC CỦA CÁC CTNY TẠ
2.2. Biến động giá CP tại sàn chứng khoán TP.HCM
Thực hiện chủ trƣơng xây dựng và phát triển kinh tế thị trƣờng, từ đầu những năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở VN. Trên cơ sở đề án của các Bộ, Ngành, ngày 28//11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ra đời thị trƣờng chứng khoán.
Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán, Thị trƣờng chứng khoán VN chính thức đƣợc khai sinh. Cùng ngày, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức đƣợc tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của Thị trƣờng chứng khoán VN.
Sau 7 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 công ty niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lƣu ký. Cấu trúc thị trƣờng đã đƣợc rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán VN trong năm 2005. Đến cuối năm 2012, số lƣợng CTNY đã lên tới 294 công ty.
Hình 1 - Biểu đồ thể hiện sự tăng trƣởng số lƣợng các CTNY trên HOSE (2009–2012)
Hình 2 - Biểu đồ thể hiện quy mô niêm yết trên SGDCK TP.HCM (tính đến 2013)
Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tƣơng xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hƣởng của TTCK VN.
Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trƣờng, 60% về giá trị giao dịch. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, HOSE cũng đã triển khai lệnh MP và đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund) để đƣa vào giao dịch.
TTCK VN chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành Sở GDCK TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và Sở GDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005. Với vai trò là một thị trƣờng mới nổi và trải qua bao thăng trầm, thị trƣờng chứng khoán VN nói chung, hay sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM nói riêng, đã tỏ rõ vai trò dẫn dắt nền kinh tế trong suốt giai đoạn từ 2000 đến nay. Khởi đầu thị trƣờng với hai mã CP REE, SAM, với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ đƣợc niêm yết ban đầu, chƣa thu hút đƣợc sự chú ý của các nhà đầu tƣ. Nhƣng đến cuối năm 2012, đã có hơn 700 mã CP đƣợc niêm yết tại hai Sở chứng khoán (HNX là 322 mã và HOSE là 412 mã). Trải qua giai đoạn phát triển hơn 12 năm, mặt bằng giá CP đã đƣợc hình thành. Không kể giai đoạn đầu phát triển, tính từ thời điểm giai đoạn bùng nổ TTCK 2006 – 2008, có thể thấy có một sự phân hóa mặt bằng giá khá rõ rệt (Xem Hình 3). Giá CP giai đoạn 2009 – 2012 thấp hơn rõ rệt so với giai đoạn bùng nổ trƣớc đó (2007 – 2008).
Hình 3 - Biểu đồ chỉ số giá VN-Index giai đoạn 2000 – 2012
Nguồn www.cafef.vn
Sự phân hóa giá CP ngày càng sâu sắc, nhiều mã CP giao dịch dƣới giá trị thực của doanh nghiệp; cùng với việc vốn hóa quá lớn của một số CTNY so với các công ty khác đã khiến cho chỉ số giá chứng khoán không còn là thƣớc đo chính xác sức khỏe của nền kinh tế. Trong 2 năm 2011 và 2012, số lƣợng CP có giá giao dịch dƣới 10,000 đồng chiếm ½ thị trƣờng (Xem hình 4). Từ biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc ta có thể phần nào giải thích đƣợc câu hỏi giảm giá nhƣng không thể giải thích hết đƣợc sự biến động quá lớn này.
Hình 4 - Biểu đồ phân hóa giá trên 2 sàn CK theo thời gian (giai đoạn 2009 – 2012)
Không nhƣ những TTCK phát triển trên thế giới, VN còn chịu nhiều sự chi phối từ các cơ chế quản lý thị trƣờng của Nhà Nƣớc, do đó giá CP cũng chƣa thực sự biến động tự do. Tuy nhiên với cách xác định giá tham chiếu và quy định biên độ giá sẽ giúp nhà đầu tƣ kiểm soát đƣợc rủi ro trong TTCK chƣa phát triển nhƣ VN. Nền kinh tế và hình ảnh doanh nghiệp lại chƣa đƣợc đánh giá đúng theo thực tế, biểu hiện qua chỉ số P/E giai đoạn 2009 – 2012 (Xem hình 5).
Hình 5 - Chỉ số P/E của VN–Index giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: VFS Research
Trên TTCK, một cách thông thƣờng, nhà đầu tƣ sẽ nhìn vào giá CP để đánh giá doanh nghiệp. Thế nên trong giai đoạn TTCK ngày càng đi xuống nhƣ hiện nay thì câu hỏi đặt ra là giá CP hay giá trị doanh nghiệp đang trở nên quá rẻ? Tính đến thời điểm 2012, tính chung cả 2 sàn CK có khoảng 400 CP xuống thấp dƣới mệnh giá, chiếm hơn 60% số lƣợng cổ phiếu đang niêm yết. Trong số các mã giảm giá bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh lỗ và cả những doanh nghiệp hoạt động lành mạnh nhƣng đang chịu ảnh hƣởng của thị trƣờng nên không đƣợc giao dịch đúng giá trị thực. Thị trƣờng trong thời gian qua nhƣ bị càn quét qua bởi cơn bão lớn – cơn bão khủng hoảng – nên dù doanh nghiệp có tin tốt hay hay hoạt động bình thƣờng cũng có khả năng bị giao dịch dƣới mệnh giá. Do vậy, đã xuất hiện những ý kiến muốn rút doanh nghiệp khỏi thị trƣờng niêm yết. Bởi lý do là nếu để doanh nghiệp giao dịch với mức giá quá thấp nhƣ thế sẽ làm giảm hình ảnh cũng nhƣ hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc giá CP xuống thấp nhƣ hiện nay sẽ đƣa doanh nghiệp vào tình trạng dễ bị thâu tóm.
Biến động giá cũng là cơ hội kiếm lời cho các nhà đầu tƣ nhạy bén. Hầu hết nhà đầu tƣ VN chủ yếu là lƣớt sóng tìm cơ hội mua vào những CP có giá đang tăng mặc dù doanh nghiệp đó kinh doanh chƣa hẳn là tốt. Mặt bằng giá ngành nghề cũng bị méo mó vì khối lƣợng giao dịch của những mã CP không lành mạnh. Theo ý kiến của chuyên gia thì giá CP cao hơn hay thấp hơn
mệnh giá không quan trọng mà ohải nhìn vào khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Thị trƣờng chủ yếu là những nhà đầu tƣ ngắn hạn nên hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hƣởng. Nếu thời gian cung ứng vốn không tƣơng ứng với thời gian sử dụng vốn thì thanh khoản của doanh nghiệp sẽ khó khăn.
Trong khi đó, những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp và có nguồn vốn lớn sẽ lựa chọn mã CP hợp lý để đầu tƣ vì mặt bằng giá CP rớt xuống thấp. Ngoài khoản cổ tức, nhà đầu tƣ chủ yếu kiếm đƣợc lợi nhuận từ thặng dƣ giá cổ phiếu. Bởi vì khi nền kinh tế bắt đầu hoặc có tín hiệu ổn định thì tất cả sẽ đƣợc phản ánh vào TTCK, nơi mà giá CP thể hiện đƣợc phần nào mức độ hợp lý giữa cung và cầu trao đổi.
Tuy vậy, bất chấp nền kinh tế khó khăn, quan sát mặt bằng chung, biến động giá CP trong các giai đoạn chịu tác động nhiều từ biến lợi nhuận. Các công bố thông tin về lợi nhuận của các công ty là một trong những tác động đẩy giá cổ phiếu cuối năm tăng cao. Đơn cử trƣờng hợp Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2012 với lãi hợp nhất quý 3 tăng cao đột biến, tăng 74%, đạt 87 tỷ đồng nhờ sự gia tăng đột biến của doanh thu tài chính cao gấp 15 lần cùng kỳ, đạt hơn 60 tỷ đồng mà chủ yếu khoản này là từ bán vốn góp tại Công ty Năng lƣợng Đại Việt. Hay trƣờng hợp khác là Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thƣơng Tín (SCR) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm với lãi ròng là 101, 36 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trƣớc. Và sau những thông tin lợi nhuận đó, giá CP của hai mã này cũng tăng giá hơn so với thời điểm trƣớc khi công bố thông tin lợi nhuận.
Thị giá CP trên TTCK biến động hàng ngày, có những CP tăng mạnh so với giá niêm yết ban đầu, song cũng có những CP lại liên tục giảm giá. Sự biến động giá này tạo nên các cơ hội kiếm lời cho nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, các nhà đầu tƣ, tổ chức, nhà phân tích CK,… đều muốn xác định đƣợc giá trị thực của CP. Để từ đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ, trên cơ sở cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro.