Tổng quan về mô hình Ohlson (1995)

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 31 - 35)

Mô hình Ohlson (Ohlson Model – OM) có thể đƣợc phân tích thành 2 bộ phận: Thứ nhất là mô hình định giá CP dựa trên lợi nhuận thặng dƣ (Residual Income Model – RIM) và thứ hai là chuỗi thông tin (Information dynamics) do Ohlson đề xuất năm 1995.

1.4.1.1. Mô hình thu nhập thặng dư (Residual income model – RIM)

Thành phần thứ nhất – RIM xuất hiện lần đầu trong nghiên cứu của Preinreich công bố năm 1938. Ngoài ra, cùng với nhiều nghiên cứu khác nhƣ Edwards và Bell (1961), Peasnell (1982) và Stark (1997), đã chỉ ra rằng mô hình chiết khấu cổ tức có thể đƣợc biến đổi để thể hiện giá trị kinh tế của vốn cổ phần trong mối liên hệ với giá trị sổ sách kế toán và lợi nhuận bất thƣờng (hay lợi nhuận thặng dƣ), thay vì cổ tức. Trong trƣờng hợp đó, thu nhập bất thƣờng hay lợi nhuận thặng dƣ trên CP đƣợc xác định bằng thu nhập bình thƣờng trừ chi phí của vốn chủ sở hữu nhƣ sau:

Trong đó, là chi phí vốn chủ sở hữu (hay lợi suất yêu cầu) và là giá trị sổ sách.

Một điều kiện cần thiết cho sự tƣơng đƣơng của cổ tức và các chỉ số kế toán của mô hình nói chung là thặng dƣ hoàn toàn (clean surplus) hoặc mối quan hệ thu nhập toàn diện (comprehensive income relation). Điều này đòi hỏi lợi nhuận kế toán bao gồm tất cả các thay đổi trong giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trừ các giao dịch với các chủ sở hữu, và có thể thể hiện nhƣ sau:

Ở đây, là cổ tức đƣợc xác định theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các giao dịch với chủ sở hữu, bao gồm cả phát hành CP mới và việc mua lại CP.

Sử dụng định nghĩa các khoản thu nhập bất thƣờng và mối quan hệ thặng dƣ hoàn toàn (clean surplus relation) đƣợc mô tả trong phƣơng trình (1) và (2), cổ tức có thể đƣợc thể hiện bằng các khoản lợi nhuận thặng dƣ và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhƣ sau:

Thay biến vào công thức của mô hình chiết khấu cổ tức thể hiện trong phƣơng trình (4), giả định thị trƣờng hiệu quả, và tỷ lệ chiết khấu là không đổi theo thời gian, mức giá hiện tại của một cổ phần có thể đƣợc biểu diễn dƣới dạng các biến kế toán nhƣ sau (công thức (5)):

Với một giả định khác là →0 và t→∞, công thức của mô hình thu nhập thặng dƣ (RIM) có thể đơn giản thành:

Hay ta cũng có thể thể hiện lại công thức theo bài nghiên cứu của Ohlson (1995) nhƣ sau:

Với : giá trị nội tại của CP tại thời điểm t;

: Lợi nhuận thặng dƣ trên CP vào thời điểm t+ ; : giá trị sổ sách trên CP vào thời điểm t;

: kỳ vọng toán học dựa trên thông tin đại chúng vào thời điểm t.

Nhƣ vậy, theo mô hình thu nhập thặng dƣ, giá trị nội tại của một CP gồm hai phần là giá trị sổ sách của CP đó và tổng giá trị hiện tại của các dòng lợi nhuận thặng dƣ trong tƣơng lai của công ty.

Một trong những điểm chính thu hút của mô hình thu nhập thặng dƣ đối với các nhà nghiên cứu là nó cung cấp một liên kết lý thuyết vững chắc giữa giá CP và hai biến kế toán phù hợp với mô hình chiết khấu cổ tức. Mặt khác, giống nhƣ bản thân mô hình chiết khấu cổ tức, mô hình thu nhập thặng dƣ có thể gây khó khăn trong việc áp dụng bởi vì nó đòi hỏi phải ƣớc tính trong một thời gian không xác định (vô cùng). Vì vậy, để thực hiện mô hình, các giả định đơn giản hóa về mối quan hệ giữa các giá trị hiện tại và tƣơng lai phải đƣợc áp dụng.

1.4.1.2. Chuỗi thông tin (Information dynamics)

Từ mô hình RIM, Ohlson đã dựa trên một giả thuyết quan trọng liên quan đến chuỗi thời gian của dòng lợi nhuận thặng dƣ để xây dựng mô hình của mình. Gỉa thiết này đƣợc Ohlson (1995) đƣa ra căn cứ vào tính tồn lƣu của lợi nhuận đã đƣợc ghi nhận trong các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đó cũng nhƣ dựa trên thự tiễn BCTC chỉ là một bộ phận của tập hợp các thông tin có thể ảnh hƣởng đến kỳ vọng của thị trƣờng về lợi nhuận tƣơng lai của doanh nghiệp:

Với là hệ số tồn lƣu lợi nhuận thặng dƣ (persistence coefficient), ; là sai số có kỳ vọng bằng 0.

là tác động của thông tin vào thời điểm t đến kỳ vọng của thị trƣờng về lợi nhuận thặng dƣ tƣơng lai nhƣng chƣa (hoặc không) đƣợc phản ánh trong BCTC. Hệ số đƣợc giả thiết nằm trong khoảng (0,1) phản ánh kết quả của hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về chuỗi thời gian của lợi nhuận. Theo đó, tổng quan, công thức này có ý nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tƣ về khả năng sinh lời tƣơng lai của công ty phụ thuộc một phần vào TT BCTC hiện tại và các thông tin khác chƣa đƣợc phản ánh trong BCTC.

Với là hệ số tồn lƣu ảnh hƣởng của thông tin, ; n là sai số có kỳ vọng bằng 0;

v là thông tin, thay vì thu nhập thặng dƣ, nên rất hữu ích trong việc dự đoán lợi nhuận thặng dƣ tƣơng lai.

Tiếp đó, Ohlson cho thấy, với các công thức nêu trên, mô hình thu nhập thặng dƣ có thể đƣợc đơn giản bằng việc thể hiện giá CP trong một sự kết hợp tuyến tính giữa giá trị sổ sách hiện tại, lợi nhuận hiện tại hay TT BCTC.

1.4.1.3. Mô hình Ohlson (1995)

Từ hai công thức (8) và (9) tạo thành chuỗi thông tin Ohlson và đƣợc kết hợp với mô hình thu nhập thặng dƣ RIM trên, đi đến mô hình Ohlson cho phép diễn giải giá CP trong mối liên hệ với TT BCTC:

Trong đó:

Với hay bằng một cộng lãi suất phi rủi ro, trong giả định trung lập về rủi ro.

Việc kết hợp giữa mô hình thu nhập thặng dƣ (RIM) và chuỗi thông tin do Ohlson đề xuất cho phép Ohlson rút ra đƣợc mô hình riêng của mình để nghiên cứu mối liên hệ giữa giá CP và hai TT BCTC là lợi nhuận và giá trị sổ sách trên một thị trƣờng hiệu quả khi giá CP phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Ngoài ra, mối liên hệ giữa giá CP và lợi nhuận và giá CP và giá trị sổ sách hiện tại là tỷ lệ thuận, điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó. Công thức (10) trong bài nghiên cứu sau đó đƣợc hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm khác chứng minh và đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá cao.

Có thể nói, điểm thu hút đặc biệt của mô hình Ohlson đối với các nhà nghiên cứu thực nghiệm là, không giống nhƣ mô hình thu nhập thặng dƣ cơ bản đòi hỏi phải có các ƣớc tính về thu nhập bất thƣờng (hay thu nhập thặng dƣ) trong tƣơng lai, sự kết hợp tuyến tính động trong khuôn khổ mô hình Ohlson cho phép giá đƣợc thể hiện trong các biến số hiện tại.

Mặt khác, giống nhƣ bất kỳ mô hình khác, mô hình Ohlson cũng có những hạn chế nhất định. Trƣớc hết, mô hình nghiên cứu các biến công ty đơn lẻ và không dự đoán rằng các thông số đều giống nhau cho tất cả các công ty (mặc dù điều này thƣờng đƣợc ngụ ý trong các nghiên cứu khác). Thứ hai, mô hình Ohlson dựa trên giả định thị trƣờng hiệu quả và điều đó rất khó đáp ứng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)