Giá trị sổ sách (giá trị sổ sách trên mỗi CP – BPS):

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 28 - 30)

Nếu nhìn vào khía cạnh vật chất của doanh nghiệp chẳng hạn nhƣ máy móc thiết bị, nhà xƣởng, có thể đúng phần nào khi nói giá CP bằng tổng giá trị ròng của tài sản doanh nghiệp chia cho số cổ phần. Tuy có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa thƣ giá của CP và giá thị trƣờng của nó nhƣng vấn đề này cần đƣợc xem xét kỹ hơn. Khi xét về mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng có thể chƣa đủ để đo lƣờng giá trị CP. Nói một cách có cơ sở hơn, yếu tố quan trọng nhất vẫn là số lợi nhuận kiếm đƣợc trên việc đầu tƣ CP hay số lãi trên mỗi CP.

Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa BPS và EPS ảnh hƣởng giá cố phiếu. Do đó, trong phần này, chúng tôi cũng trình bày về công thức tính cũng nhƣ tầm quan trọng của thông tin này của BCTC.

1.3.2.1. Cách tính giá trị sổ sách trên mỗi CP (BPS)

Theo đó, nhƣ đã trình bày phía trên, công thức tính giá trị sổ sách trên mỗi CP là: Giá trị sổ sách trên mỗi CP =

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, để đảm bảo tính thống nhất cho dữ liệu nghiên cứu sao cho có tính so sánh đƣợc với các bài nghiên cứu khác, chúng tôi sử dụng công thứ gốc của chỉ tiêu giá trị sổ sách trên mỗi CP trình bày trong đa số các bài nghiên cứu liên quan là:

Giá trị sổ sách trên mỗi CP =

Do giá trị sổ sách trên mỗi CP cho biết giá trị mà các cổ đông thƣờng nhận đƣợc trong trƣờng hợp công ty bị phá sản và các tài sản đƣợc thanh lý. Vì vậy, tài sản vô hình nhƣ "Lợi thế thƣơng mại" phải đƣợc loại trừ ra khỏi tài sản ròng vì những tài sản loại này không thể bán đƣợc (hoặc rất khó để bán) khi thanh lý.

1.3.2.2. Tầm quan trọng của giá trị sổ sách trên mỗi CP (hay BPS)

Ngoài việc cho biết giá trị mà các cổ đông thƣờng nhận đƣợc trong trƣờng hợp công ty bị phá sản và các tài sản đƣợc thanh lý, BPS còn là yếu tố quan trọng cấu thành nên chỉ số P/B (Tỷ lệ giá CP trên giá trị sổ sách), đƣợc dùng để so sánh giá trị CP trên thị trƣờng với giá trị sổ sách (giá trị đích thực) của doanh nghiệp. Chỉ số P/B có ý nghĩa liên quan đến độ an toàn của khoản đầu tƣ dài hạn. Hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn. Một hệ số P/B thấp lại có ý nghĩa là CP này đƣợc định giá thấp và thích hợp để mua và nắm giữ nó nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hệ số thấp cũng có thể là do doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể là không hợp lý nếu đầu tƣ vào CP của doanh nghiệp này.

Tuy vậy, chỉ số P/B là một trong những chỉ số tài chính mà nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm khi đầu tƣ, là một trong những công cụ giúp nhà đầu tƣ có thể xác định giá CP hợp lý. Và do chỉ số P/B đƣợ ctính trên cơ cở giá trị của BPS nên nhà đầu tƣ trong việc ra quyết định cũng sẽ cân nhắc đến BPS. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với doanh nghiệp có giá trị tài sản vô hình nhiều hơn giá trị tài sản hữu hình. Khi đánh giá chỉ số này, nhà đầu tƣ cần đƣa ra các tiêu chí khác khau cho mỗi lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán không nhất quán và giá trị tài sản ròng đôi khi bị sai lệch khá lớn do các thủ thuật của kế toán, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần đôi khi không phản ánh đúng giá trị cổ phần và do đó ít ảnh hƣởng giá CP, đặc biệt trong

hoàn cảnh nhà đầu tƣ mất lòng tin vào chất lƣợng thông tin BCTC và đặc biệt là giá trị tài sản ròng.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)