Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa thông tin BCTC và giá CP

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 30 - 31)

Trong các năm gần đây, việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa thông tin BCTC và giá CP hay tính hữu ích của thông tin BCTC và việc đƣa ra các giải pháp nâng cao tính minh bạch, hữu ích của việc công bố thông tin BCTC đang trở thành một đề tài khá nóng thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia, ở cả VN và trên thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh phát triển phức tạp của TTCK và thông tin phù hợp cho việc ra quyết định chủ yếu đƣợc lấy nguồn từ BCTC của doanh nghiệp.

Kể từ công trình nghiên cứu của Ball & Brown năm 1968, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đã bị thu hút vào việc đánh giá tính hữu ích của thông tin kế toán, và mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và giá chứng khoá trên một chừng mực nhất định. Theo đó, đã có rất nhiều nỗ lực nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra hay đo lƣờng mối liên hệ giữa thông tin BCTC và giá CP. Nhƣ mô hình định giá dựa trên thông tin kế toán cho thấy giá trị vốn chủ hữu có liên quan đến lợi nhuận kế toán (ví dụ nhƣ Ball và Brown, 1968; Collins et al, 1989), và các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán hoặc cả hai chỉ tiêu giá trị sổ sách (BV) và thu nhập (ví dụ Landsman, 1986; Barth, 1991; Shevlin, 1991). Tuy nhiên, nhìn chung, đa số các nghiên cứu này đều thiếu đi cơ sở lý luận vững chắc và chƣa làm rõ đƣợc cả hai vấn đề nổi bật: Những thông tin nào của BCTC sẽ tác động đến giá CP? Và Mô hình lý thuyết nào sẽ giải thích đƣợc mối liên hệ này? Chỉ khi nào đƣa ra đƣợc câu trả lời thì ta mới có thể lƣợng hóa tác động của thông tin BCTC lên giá CP một cách chính xác đƣợc.

Và với việc trả lời đƣợc cả hai vấn đề trên trong bài nghiên cứu của mình năm 1995, giáo sƣ đại học New York, James Ohlson đã xây dựng một nền lý thuyết vững chắc và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến dòng nghiên cứu về mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP từ đó đến nay. Mô hình Ohlson (1995) đã dẫn đến việc mở rộng các nghiên cứu về mối lên hệ giữa thông tin kế toán và giá CP để bao gồm cả các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán thể hiện qua tài sản thuần và các chỉ tiêu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh ấy, hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm khác đƣợc công bố tạo nên một cơ cở bằng chứng vững vàng cho mô hình Ohlson. Tuy vậy, hạn chế của mô hình Ohlson là nó dựa trên giả thiết thị trƣờng hiệu quả và trong thực tế về một thị trƣờng không thỏa mãn giả định thị trƣờng hiệu quả thì liệu kết quả nghiên cứu có

còn chính xác không? Liệu có mô hình hay lý thuyết hiện đại nào khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này không? Chúng ta hãy cùng tham khảo các lý thuyết hiện đại để xây dựng một mô hình tối ƣu hơn trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa giá CP và các thông tin BCTC.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hỉnh Ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)