Về phân tích BCLCTT

Một phần của tài liệu 335 hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại CTCP đại hữu (Trang 54)

- Quy trình phân tích: Một quy trình phân tích gồm nhiều giai đoạn. Do vậy, khi tiến hành phân tích phải thực hiện đầy đủ, chính xác từ khâu đầu tiên để có kết quả đáp ứng yêu cầu. Doanh nghiệp cần phải xây dựng một kế hoạch phân tích và trình tự sắp xếp công việc hợp lý. Nhà quản trị tài chính cần phải phân chia công việc và nhiệm vụ cụ thể cho nhóm phân tích, để mỗi cá nhân chuyên trách một phần hành và đảm bảo hoàn thành quá trình phân tích kịp thời và đúng hạn.

- Nội dung phân tích: Khi tiến hành phân tích có thể tiến hành phân tích nhiều nội dung, mỗi nội dung phân tích sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Nội dung phân tích càng đầy đủ thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng được thể hiện rõ nét, quyết định tài chính đưa ra càng chính xác

- Phương pháp phân tích: Phân tích BCLCTT có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào thì các nhà quản trị tài chính phải tính toán sao cho thích hợp nhất. Nếu chỉ sử dụng một phương pháp thì có thể đưa đến kết quả phân tích chưa khách quan, nên cần phải kết hợp các phương pháp phân tích khác nhau, để có thể đưa đến kết quả hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cần phải dựa vào mục tiêu của phân tích để giới hạn phương pháp sử dụng sao cho phù hợp, mà không nên sử dụng quá nhiều phương pháp.

- Chất lượng thông tin sử dụng cho việc phân tích: Đây là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng phân tích, là đầu vào của quá trình phân tích. Phân tích BCLCTT sử dụng mọi nguồn thông tin, từ những thông tin nội bộ trực tiếp phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, từ những thông tin về mặt số lượng đến những thông tin về mặt giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể thấy được tình hình

thống báo cáo tài chính, khi phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng công khai một số chỉ tiêu tài chính,... Đây là những nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho người phân tích xem xét, đánh giá được các mặt khác nhau trong HĐTC. Tuy nhiên, những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được lượng hóa cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng cụ thể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả, thông qua những câu chữ mang tính chất định tính. Do vậy, để phân tích tài chính có chất lượng, thì thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích phải được thu thập đầy đủ và thích hợp. Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của thông tin, tính thích hợp phản ánh ở độ chính xác, trung thực và hợp lý của những thông tin - dữ liệu đầu vào của phân tích.

+ Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp: Bao gồm các thông tin chung về tình hình kinh tế, môi trường pháp lý, thông tin về ngành hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế hoặc ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động ở trạng thái tăng trưởng hoặc suy thoái đều có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận gia tăng và do vậy kết quả kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi những biến động của tình hình kinh tế là tiêu cực, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung về tình hình kinh tế và các thông tin liên quan khác, sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Trình độ của nhân viên phân tích: Sau khi có được những thông tin bên trong và bên ngoài phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào, để đưa lại kết quả phân tích có chất lượng lại là điều hoàn toàn không đơn giản. Để đem lại một kết quả phân tích chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhân viên thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các nhân viên phân tích phải lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, hiểu rõ các nội dung và quy trình phân tích. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên

hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích BCLCTT, đòi hỏi nhân viên phân tích không những phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về kế toán tài chính doanh nghiệp, kỹ năng phân tích mà còn phải có kinh nghiệm lập báo cáo, đưa ra các kiến nghị và định hướng, có hiểu biết rộng và phẩm chất đạo đức tốt.

- Nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích BCLCTT của chủ doanh nghiệp: Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng phân tích. Mặc dù, việc phân tích BCLCTT đã trở nên tương đối phổ biến nhưng nhiều nhà quản lý chưa hiểu hết được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này nên phân tích tài chính chưa trở thành một hoạt động thường xuyên, chưa được chú trọng một cách hợp lý. Từ nguyên nhân đó mà chất lượng phân tích chưa được cao, đôi khi chỉ mang tính hình thức do yêu cầu bắt buộc trong báo cáo mà không phục vụ cho việc ra quyết định tài chính, xây dựng định hướng và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

- Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể tách rời với hoạt động chung của ngành. Do vậy, hoạt động phân tích BCLCTT sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích, tạo ra cái nhìn tổng quan, xác định được vị thế của doanh nghiệp so với các công ty cùng hoạt động trong ngành và tránh được việc đánh giá một cách chủ quan. Người ta chỉ có thể nói các chỉ tiêu của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự, mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình. Từ đó, đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI HỮU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI HỮU

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên giao dịch: Công ty cổ phần Đại Hữu Loại hình: Công ty sản xuất

Thị trường hoạt động: Trong nước và quốc tế

Văn phòng: Tầng 22, LICOGI13 Tower, Số 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân

Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp Quất Động, H. Thường Tín, Hà Nội Số lượng nhân viên: từ 301- 500 người

Năm thành lập: 2002 Mã số thuế: 0101206367

Tầm nhìn: Đại Hữu hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu Việt

Nam, bằng chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm dịch vụ chính như: Sản xuất bao bì, kinh doanh nguyên liệu sản xuất bao bì và thu mua nông sản; nhằm gia tăng sự thịnh vượng cho khách hàng và cán bộ công nhân viên.

Sứ mệnh: Đại Hữu thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng

các giải pháp sản xuất bao bì PP - PE - BOPP, kinh doanh nguyên liệu sản xuất bao bì và thu mua nông sản với chất lượng cao cùng dịch vụ hoàn hảo.

Giá trị cốt lõi:

Cùng phát triển - Hợp tác - Sáng tạo - Chuyên nghiệp - Lợi ích chung

Văn hóa doanh nghiệp:

Lợi ích chung - Hợp tác - Sáng tạo - Đoàn kết - Tiết kiệm - Cùng phát triển “Đặt lợi ích chung lên trên, Công ty phát triển, cá nhân tiến bộ.”

“Mỗi cá nhân biết hợp tác, khiêm tốn giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc: đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả. Hoàn thành công việc là cá nhân hoàn thành và tập thể hoàn thành.”

“Siêng năng, sáng tạo là phẩm chất cần có để đáp ứng khối lượng công việc ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp.”

“Tự giác học tập & trao đổi kinh nghiệm để rèn luyện nhân cách, nâng cao chuyên môn, làm chủ công nghệ.”

“Tiết kiệm của cải, thời gian để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, tạo nên môi trường lành mạnh, chuyên nghiệp và phát triển.”

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công tyNgành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh

Bao bì: Các loại bao bì như PP, PE và BOPP được công ty sản xuất và cung

cấp cho đối tượng khách hàng là các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón và nông sản trong nước đồng thời xuất khẩu đi nhiều thị trường nước ngoài.

Nông sản: Chuyên cung cấp, kinh doanh các loại nguyên liệu như ngô, sắn...

được nhập khẩu với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hạt nhựa: Hiện tại, công ty tự hào là nguồn cung cấp hạt nhựa với nhiều mã

hàng nhất trên thị trường với hơn 130 mã hạt nhựa các loại từ PP đến PE nhằm thỏa mãn được sự đa dạng trong nhu cầu của khách hàng.

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động

Thuận lợi: Sau hơn 15 năm hoạt động kể từ khi thành lập vào năm 2002, Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Đại Hữu luôn nỗ lực phấn đấu và phát triển, trau dồi kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất bao bì trên cả nước. Do đó có thể nói rằng thuận lợi lớn nhất với công ty ở thời điểm hiện tại chính là uy tín lâu năm trong lĩnh vực sản xuất bao bì, có một lượng khách hàng thân thiết và gắn bó. Cùng với đó chính là trình độ tay nghề cao của tập thể công nhân viên có được thông qua quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.

Năm 2012, một nhà máy mới với diện tích hơn 35,000 m2 tại cụm Công nghiệp Quất Động, Thường Tín, Hà Nội được đưa vào hoạt động. Dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành cũng là một yếu tố thuận lợi để giúp nhà máy nâng cao được tổng công suất hoạt động đạt tới 15,000 tấn sản phẩm bao bì/năm.

cạnh tranh càng khốc liệt. Một trong những thách thức lớn tiếp theo các DN đều phải đối mặt đó là khó khăn cả về nguyên liệu cũng như công nghệ chưa hiện đại.

2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Qua nhiều năm hoạt động và thay đổi, bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì tổ chức linh hoạt, ra quyết định nhanh chóng để đáp ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường, giảm thiểu được chi phí.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty

a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Tại Công ty cổ phần Đại Hữu, Phòng Tài chính - Ke toán là nơi diễn ra toàn bộ công tác kế toán và hạch toán từ khâu thu nhận, luân chuyển chứng từ và ghi sổ cho đến việc lập BCTC

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần Đại Hữu

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư hàng hóa và thủ quỹ. Trong đó kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của phòng kế toán, đảm bảo công tác kế toán được thực hiện theo quy định của pháp luật. Dưới kế toán trưởng là kế toán tổng hợp, chuyên theo dõi và phản ánh số liệu chuyển đến vào sổ kế toán tổng hợp để làm căn cứ lập BCTC. Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng, theo dõi đối chiếu công nợ các khoản phải thu, phải trả với khách hàng và nhà cung cấp, tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ cho người lao động. Kế toán vật tư hàng hóa chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho của từng loạt vật tư, hàng hóa có trong kho. Đồng thời có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi biến động, trích lập khấu hao cho các TSCĐ của công ty. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý tiền trong quỹ và thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.

b. Chính sách và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty áp dụng Chế độ Ke toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và văn bản hướng dẫn do Nhà nước ban hành.

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET. Đây là phần mềm kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán.

- Kỳ kế toán của Công ty là kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm)

- Công ty sử dụng tiền tệ trong kế toán: VNĐ (Việt Nam Đồng)

c. Hình thức kế toán, chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tức là hàng tồn kho được theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động về nhập, xuất và tồn kho trên sổ kế toán. Từ đó có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng. Cuối kỳ mới tiến hành kiểm kê thực tế để so sánh, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước: Tức là giá trị lô hàng xuất kho được tính trên giá mua thực tế của những lần nhập xa nhất. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo số lượng và đơn giá của những lô hàng nhập sau cùng.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ.

2.2. THỰC TRẠNG LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN ĐẠI HỮU

Một phần của tài liệu 335 hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại CTCP đại hữu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w