TIỀN TỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI HỮU
2.3.1. Thực trạng hoạt động phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty cổphần Đại Hữu phần Đại Hữu
Thực tế công ty chưa tiến hành công tác phân tích BCLCTT sau khi tiến hành công tác lập BCLCTT. Công ty mới chỉ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên BCKQHĐKD và BCĐKT cho các đối tượng có nhu cầu hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty trong các năm vừa qua. Việc tiến hành phân tích BCLCTT tại đơn vị còn bị bỏ ngỏ và chưa nhận được sự quan tâm.
Để hiểu rõ hơn lý do tại sao Công ty chỉ lập BCLCTT mà chưa tiến hành phân tích, em đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán và tổng hợp được một số lý do sau đây:
- Do công việc phân tích không nằm trong phạm vi công việc mà Công ty giao cho phòng kế toán.
- Khối lượng công việc phòng kế toán tương đối nhiều trong khi số lượng nhân viên ít nên chưa có điều kiện để thực hiện công tác phân tích
- Do hạn chế về trình độ của nhân viên: Sau khi có được các thông tin thì việc tập hợp, xử lý và phân tích là công việc không hề đơn giản. Nhân viên kế toán dù có kiến thức chuyên môn khá vững chắc, kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực kế toán nhưng lại chưa có các kỹ năng phân tích chuyên sâu, chưa am hiểu sâu sắc về quy trình và nội dung của phân tích BCLCTT.
- Ban lãnh đạo Công ty chưa đánh giá cao lợi ích và tầm quan trọng của việc phân tích BCLCTT trong việc ra quyết định, xây dựng định hướng và chiến lược phát triển của công ty nên mới chỉ dừng lại ở bước phân tích các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vay nợ nhằm phục vụ công tác quản trị.
2.3.2. Nhu cầu thực tế về việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích từ Báo cáo lưuchuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Đại Hữu chuyển tiền tệ tại Công ty cổ phần Đại Hữu
Dù công ty chưa tiến hành phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, song thực tế cho thấy Ban lãnh đạo, Ban quản trị của Công ty cổ phần Đại Hữu đã có những yêu cầu kế toán cung cấp các chỉ tiêu phân tích từ số liệu có được trên BCLCTT để đáp ứng cho việc ra quyết định. Bên cạnh các chỉ tiêu phân tích từ BCĐKT và BCKQKD, Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích về tính hình tài chính đang trở nên quan trọng và cấp thiết hơn, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cụ thể, đó là các chỉ tiêu về:
- Tỷ trọng lưu chuyển tiền của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần: Chỉ tiêu này giúp cho Ban lãnh đạo công ty có thể biết được dòng tiền nào đang chiếm tỷ trọng cao và đem lại hiệu quả cho công ty. Liệu trong năm, luồng tiền tạo ra từ HĐKD có thể đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán các khoản nợ cũng như mua sắm vật tư, hàng hóa hay không? Đồng thời việc so sánh các chỉ tiêu phân tích này qua các năm cũng giúp Ban lãnh đạo có thể thấy được sự thay đổi, từ đó đánh giá về chất lượng hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp năm nay được cải thiện hay sụt giảm so với năm trước.
- Mức đóng góp của từng dòng thu từ 3 hoạt động trong tổng các dòng thu tiền trong kỳ thể hiện thông qua tỷ số được tính bằng luồng tiền thu được từ mỗi loại hình hoạt động trên tổng luồng tiền thu được trong kỳ. Nếu các khoản mục tạo ra
tiền chủ yếu là do các HĐKD đem lại, chẳng hạn như từ lợi nhuận ròng hay giảm các khoản phải thu thì đó là dấu hiệu của một cơ chế quản lý tốt. Khi đó tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chính từ kết quả HĐKD - chức năng chính của doanh nghiệp. Còn nếu tiền được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động khác như từ việc đi vay, bán chứng khoán đầu tư và phát hành trái phiếu thì Ban quản trị có thể nhận được dấu hiệu không bình thường về tình hình lưu chuyển tiền nói riêng và tình hình hoạt động nói chung của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền trong kỳ tới cần phải được điều chỉnh.
- Sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể trong từng hoạt động: Các số liệu có được từ việc phân tích này sẽ giúp Ban lãnh đạo doanh nghiệp biết được những nguyên nhân, biến động về luồng tiền của từng hoạt động. Từ đó, đánh giá xem liệu tiền tăng có phải là kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản nợ hay bán các TSCĐ... Tương tự nếu tiền giảm trong kỳ, nguyên nhân là do chi mua hàng, mua sắm TSCĐ hay trang trải các khoản nợ... Các kết quả phân tích này sẽ giúp Ban quản trị trong việc ra quyết định cũng như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Với các sản phẩm, dịch vụ đem lại luồng tiền lớn, Ban lãnh đạo nên tìm cách phát huy như mở rộng thị trường hay cải tiến sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Thực tế, Ban lãnh đạo Công ty cũng có yêu cầu kế toán cung cấp các chỉ tiêu phân tích lượng chi tiền để mua sắm các TSCĐ, xem liệu việc đưa ra quyết định mua sắm này có ảnh hưởng như thế nào tới tổng luồng tiền của công ty, quyết định này có thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả hoạt động cho công ty trong quá trình sản xuất và kinh doanh hay không?