Vai trò của quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 34)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

1.1.3. Vai trò của quản lý của NHNN đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên

1.1.3.1. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân

* QTDND phát huy khả năng khai thác và sử dụng vốn tại chỗ có hiệu quả và thúc đẩy sản xuất phát triển.

QTDND là loại hình tín dụng hợp tác ở nông thôn mà các thành viên của nó vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng. Nó quản trị theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế tư nhân và khu vực dân cư nông thôn bấy lâu nay còn bỏ ngỏ, trống vắng các dịch vụ ngân hàng. Do đó, vị trí QTDND ngày càng trở nên quan trọng hơn khi sản xuất hàng hóa và phát triển đòi hỏi ở nó từ hai phía: Trước hết từ sự đòi hỏi cấp thiết vốn sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đời sống ngày một gia tăng không ngừng, sau là sự đòi hỏi của hàng triệu người nông dân có những món tiền nhỏ cần gửi tiết kiệm để sinh lời.

Từ những lợi thế của mình, QTDND sẽ phát huy khả năng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi cá nhân để tập trung cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống. Bằng những hình thức thích hợp, những lợi ích trong các dịch vụ ngân hàng sẽ làm cho nguồn vốn nằm im trở nên sống động hơn, chu chuyển vốn linh hoạt hơn và hiệu quả lớn nhất là thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển, bà con nông dân yên tâm, bởi bên cạnh mình đã có dịch vụ ngân hàng trợ giúp.

QTDND không chỉ tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ mà còn khai thác có hiệu quả các tiềm năng to lớn từ nông thôn đó là: Các nguồn lợi thiên nhiên như đất đai, rừng biển, diện tích mặt nước, tài nguyên v.v... Các nguồn nhân lực ở vùng nông thôn rộng lớn như nông dân, thợ thủ công, các nghệ nhân ở các làng nghề... Trong nhiều năm qua các tiểm năng đó chưa được khai thác đáng kể. Vấn đề khai thác nó còn phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn đầu tư của hệ thống tín dụng nông thôn, đặc biệt sự đóng góp của QTDND sẽ khai thác triệt để các nguồn vốn kết hợp với nguồn lực dồi dào, tác động vào các tài nguyên còn tiềm ẩn đó tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế.

* QTDND góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp về cơ bản còn lạc hậu tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Quá trình chuyển hóa từ nền nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa là tính quy luật phổ biến ở hầu hết các nước kinh tế phát triển. Đó là tính quy luật chuyến nền sản xuất nhỏ phân tán manh mún lên nền sản xuất lớn hiện đại tập trung chuyên môn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhất định phải có sự phân công lại lao động ở nông thôn,

từng bước hình thành những vùng kinh tế nông nghiệp phát triển. Bước đầu tạo ra những quan hệ kinh tế hàng hóa, phát huy những khả năng vốn có về tự nhiên và con người, thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân. Việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình tiền tệ hóa nông thôn, nó sẽ làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho khối liên minh công – nông. Trong thực tế việc chuyển nền nông nghiệp, nông thôn nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa có tỷ suất hàng hóa cao, chất lượng hàng hóa tốt là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ của Nhà nước. Trong đó đặc biệt là hoạt động của các TCTD nông thôn mà hệ thống QTDND sẽ là nhân tố có nhiều đóng góp tích cực.

Nhiệm vụ của QTDND lúc này không chỉ là TCTC góp phần cung cấp đủ vốn cho các chủ thể sản xuất, mà còn phải kết hợp với Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) Việt Nam, các NHTM cổ phần nông thôn tạo ra đủ phương tiện thanh toán để lưu thông hàng hóa được thông suốt. Mặt khác thông qua các dịch vụ ngân hàng mà đặc biệt là tổ chức thanh toán với những hình thức thích hợp làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa các chủ thể, các vùng kinh tế được dễ dàng nhanh chóng. Qua đó thực thi được yêu cầu tiền tệ hóa nông thôn, góp phần đưa cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Qũy tín dụng nhân dân góp phần đẩy lùi tín dụng nặng lãi, đa dạng hóa mô hình các Tổ chức tín dụng, từng bước hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn.

Sau năm 1990 hệ thống HTXTD nông thôn đã bị tan rã, các NHTM cổ phần nông thôn mới ra đời, phạm vi hoạt động còn rất hạn hẹp. Lúc này thị trường vốn ở nông thôn gần như bị bỏ ngỏ. Trong khi đó nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất ở nông thôn trở nên vô cùng cấp thiết. Đây là mảnh đất tốt để các hình thức cho vay nặng lãi, hụi họ... hoành hành, cột chặt người nông dân vào cảnh nợ nần, nó cũng chính là nhân tố kìm hãm sản xuất ở nông thôn, người nông dân vốn đã nghèo lại càng trở lên kiệt quệ hơn.

Trước tình hình đó, trong nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải hình thành các TCTD dân cư phù hợp với nền kinh tế thị trường. TCTD này vừa đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, thực hiện một số dịch vụ ngân hàng đồng thời phải có tính tương trợ, tương hỗ để giúp cho người nông dân thoát khỏi vòng cương tỏa của tín dụng nặng lãi.

QTDND ra đời bước đầu đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và phát huy vai trò trung gian tài chính ở nông thôn. Bất cứ nơi nào có QTDND đi vào hoạt động thì ở đó hình thức tín dụng nặng lãi bị thu hẹp, lãi suất thị trường tín dụng không chính thức được kéo xuống. Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật HTX ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, là những định hướng cơ bản cho việc thiết lập cơ chế mới về quản lý kinh doanh tiền tệ.

Hệ thống các tổ chức kinh doanh tiền tệ - tín dụng - ngân hàng ở nông thôn nước ta hiện nay, có các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, QTDND. Hệ thống tín dụng này gồm các hình thức sở hữu khác nhau như: Nhà nước, tập thể, tư nhân, hỗn hợp các thành phần. Mỗi loại có thế mạnh riêng, chúng đan xen lẫn nhau trong quá trình hoạt động. QTDND là loại hình HTXTD mới được xây dựng thí điểm đi vào hoạt động chưa lâu nhưng nó có thể mở rộng xuống hầu hết các thôn, xã phục vụ việc huy động, cho vay rất thuận tiện, hoạt động đảm bảo an toàn... nhưng bản thân nó không phải là không có những hạn chế và những hạn chế đó có thể khắc phục bằng những ưu điểm của NHNo Việt Nam hoặc các NHTM cổ phần nông thôn.

Bởi vậy, việc tham gia của QTDND vào thị trường vốn ở nông thôn đã góp phần hoàn thiện thêm những ưu điểm vốn có và khắc phục các mặt hạn chế của mỗi tổ chức tín dụng, tạo nên một hệ thống tổ chức tín dụng được cấu trúc bởi nhiều mô hình khác nhau về chế độ sở hữu, về quy mô và phạm vi hoạt động, về trình độ công nghệ sẽ góp phần tạo ra một thị trường tài chính thật sự sống động và thông suốt ở khu vực nông thôn rộng lớn.

* Hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Chúng ta đều biết nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực rộng lớn và là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp không thể tách rời sự phát triển của ngành kinh tế khác trước hết là công

nghiệp. Nhưng lâu nay khu vực này chưa được quan tâm đúng mức, do đó từ khi đất nước bước vào cải cách mở cửa phát triển kinh tế đến nay, nông nghiệp nông thôn biến đổi rất chậm: Hạ tầng cơ sở nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp. Đối với phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó vốn sản xuất là vấn đề vô cùng quan trọng. Sự ra đời của QTDND cũng ví như chính sách khoán 10 của Đảng thời kỳ bao cấp, thổi một luồng gió mới các dịch vụ ngân hàng, vào nông nghiệp nông thôn. TCTD này kết hợp với NHNo, NHTM cổ phần nông thôn tạo ra một mạng lưới tín dụng rộng lớn, đáp ứng những đòi hỏi dịch vụ ngân hàng cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn mà lâu nay vẫn bị bỏ ngỏ. Mô hình QTDND do chính người nông dân tham gia thành lập và xây dựng lên, nó sẽ tích cực phục vụ trở lại đối với những người nông dân, những nhu cầu cần thiết cho sản xuất, đồng thời khai thác triệt để những tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn lâu nay còn ẩn chứa trong mình. Có đủ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khi nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn được đáp ứng sẽ thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp, nông thôn bao gồm: các ngành nghề (nung gạch, xây dựng, dệt thảm, nghề mộc, cơ khí sửa chữa...) và HTX thủ công (dệt khăn, sơn mài, trạm khắc, làm giấy...) cũng như hoạt động của công nghiệp chế biến (sơ chế sản phẩm nông nghiệp, xây sát gạo, chế biến thức ăn gia súc, chế biến các mặt hàng nông sản, hoa quả...). Kết quả là tạo sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong khi vẫn thay đổi địa bàn lao động cũ là nông thôn, không tạo ra sự di chuyển lao động theo địa lý.

* Thông qua hoạt động của QTDND để giúp các hộ nông dân không ngừng nâng cao trình độ hạch toán kinh tế.

Mục đích hoạt động của QTDND là giúp đỡ nhau trên tinh thần tương thân, tương ái trong tình làng nghĩa xóm. Song nguyên tắc hoạt động của QTDND lại phải “tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi”. Do vậy, mọi quan hệ vay, gửi vốn giữa khách hàng (thường là những thành viên) với QTDND đều phải hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ theo thời hạn nhất định, điều đó đòi hỏi phải sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nghĩa là thông qua các hoạt động vay vốn và trả nợ

của QTDND, các hộ nông dân phải suy nghĩ, cân nhắc, hạch toán, tiết kiệm chi phí để với vốn đầu tư nhỏ nhất, chi phí ít nhất, nhưng thu được lãi lớn nhất và thực sự đứng vững trong cơ chế thị trường. Đồng thời, trong quá trình giúp đỡ hộ nông dân về vốn, thông qua công tác thẩm định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, chăm sóc thành viên... của các QTDND đã có tác dụng kiểm soát tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh, tư vấn thêm cách quản lý, hạch toán kinh doanh cho từng hộ thành viên.

* Quá trình hình thành và phát triển hệ thống QTDND được chia thành các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn thí điểm thành lập: từ năm 1993 đến năm 1999: Đây là giai đoạn thí điểm thành lập QTDND theo quyết định 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Giai đoạn củng cố, chấn chỉnh: từ năm 2000 đến năm 2004: Thực hiện Chỉ thị 57/CT-TW của Bộ Chính trị, Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ về củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, xác định công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động của QTDND là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

+ Giai đoạn hoàn thiện và phát triển: từ năm 2005 đến nay là giai đoạn hoàn thiện việc củng cố chấn chỉnh khắc phục những tồn tại yếu kém và phát triển hệ thống QTDND đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả theo Quyết định 135/TTg.

1.1.3.2. Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với QTDND

* Xuất phát từ đặc điểm về đối tượng (các QTDND)thì vai trò quản lý của Ngân hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động của QTDND

+Thành viên tham gia quỹ tín dụng có quyền sở hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của quỹ theo tỷ lệ vốn góp.

+ Phạm vi hoạt động của quỹ tín dụng hẹp.

+ Thế mạnh của quỹ tín dụng là bám sát khách hàng: cung cấp các dịch vụ của quỹ một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

+ Mỗi quỹ tín dụng là một đơn vị kinh tế độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua hoạt động điều hòa vốn, thông tin, cơ chế phân tán rủi ro nhằm đảm bảo cho hệ thống quỹ phát triển bền vững.

* Về chủ thể quản lý (NHNN)

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân với mục tiêu góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của hệ thống QTDND; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các QTDND; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

* Về cơ chế (cơ chế quản lý đối với đơn vị kinh tế tập thể)

Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, xây dựng hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ cho các thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.

Nói chung Nhà nước quản lý QTDND thông qua một cơ chế chặt chẽ, cơ chế đó được tạo thành bởi các yếu tố như: Hệ thống các nguyên tắc quản lý; hệ thống các công cụ quản lý.

* Về môi trường hoạt động

Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì không có cái khó khăn của đơn vị nào giống với đơn vị nào, nhưng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó nó có những khó khăn cũng gần tương tự nhau. Cụ thể trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng thì đó là các khó khăn về huy động vốn, lãi suất, chất lượng tín dụng suy giảm, khả năng thanh khoản. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, là một đơn vị thuộc thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng thì chắc chắn các khó khăn trên cũng không thể tránh khỏi. Cùng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, nhưng so với các ngân hàng thương mại thì Quỹ TDND có quy mô nhỏ hơn nhiều, trong đó điểm khác nhau cơ bản là Đơn vị chỉ hoạt động trong một địa bàn nhất định và hoạt động có tính chất trong nội bộ thành viên mà thôi.

Do hoạt động trong một môi trường cùng là thành viên với nhau nên những người có vốn lúc chưa sử dụng thì gửi vào Quỹ tín dụng với hình thức tiền gửi tiết kiệm hoặc góp vốn cổ phần và những thành viên cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng thì vay lại với lãi suất hợp lý để đầu tư phát triển tránh các trường hợp phải vay tín dụng

đen. Như vậy Quỹ đã thể hiện được vai trò sự kết nối giữa các thành viên trong cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)