Kinh nghiệm về quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng

nhân dân ở một số tỉnh, thành phố

Hiện nay trong cả nước có rất nhiều tỉnh cũng đã rất thành công trong việc phát triển mô hình quỹ tín dụng nhân dân. Xét về mặt số lượng QTDND thì tỉnh Thái Bình có 85 Quỹ tín dụng và tỉnh Hải Dương có 76 Quỹ tín dụng là hai tỉnh có số lượng QTDND thuộc loại cao thứ hai và thứ ba trong cả nước chỉ sau chi nhánh thành phố Hà nội, do đó trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm về QLNN đối với QTDND ở hai tỉnh trên.

1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý của NHNN tỉnh Hải Dương đối với QTDND

Là tỉnh có số lượng Quỹ tín dụng đứng thứ 2 trong cả nước với số lượng quỹ tín dụng 76 Quỹ, trong đó có 12 Quỹ có mạng lưới hoạt động liên xã, có quỹ có liên xã đến 4 xã có 3 phòng giao dịch tại các xã liên xã khác nhau. Đối với các Quỹ tín dụng tỉnh chịu sự quản lý giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương thông qua phòng thanh tra giám sát chi nhánh tỉnh.

- Việc cấp phép thành lập các Quỹ tín dụng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về cấp phép thành lập về bộ máy con người đảm bảo theo đúng quy định tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín đối với nhân dân trong địa bàn hoạt động và đảm bảo cơ sở vật chất ban đầu có trụ sở hoạt động, trang thiết bị đảm bảo để hoạt động đảm bảo an toàn hiệu quả và đảm bảo mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển kinh tế của các thành viên.

- Hàng năm Ngân hàng Nhà nước hệ thống hóa tổ chức một số đợt hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ điều hành của cán bộ lãnh đạo Quỹ tín dụng nhằm nâng cao quản trị điều hành tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ giữa NHNN tỉnh với cấp uỷ, chính quyền địa phương nhất là cấp xã trong việc quản lý Nhà nước và chỉ đạo hoạt động đối với QTD theo đúng quy định.

- Trong đó trực tiếp quản lý giám sát các Quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh là phòng thanh tra giám sát việc nhiệm vụ quản lý giám sát các quỹ hoạt động thông qua mối quan hệ giữa bộ phận giám sát thường xuyên đó là các cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát đối với mỗi quỹ tín dụng; hàng tháng các cán bộ giám sát thông qua các báo cáo giám sát như hệ thống báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo cân đối, báo cáo tài chính để từ đó có cảnh báo rủi ro và để lên kế hoạch thanh tra đột xuất hay không. Ngoài ra chương trình công tác thanh tra thường xuyên 1 năm một đơn vị ở chi nhánh để đảm bảo luôn có sự giám sát thanh tra thường xuyên với số lượng cán bộ thanh tra mỗi đoàn 4 người thời gian từ 7 đến 10 ngày làm việc. Việc sử dụng công cụ thanh tra và chức năng xử phạt cũng mạnh tay hơn đối với các Quỹ tín dụng như năm 2013, 2014 đã xử phạt nhiều quỹ vi phạm về cho vay vượt 15% vốn tự có, không thực hiện kiến nghị của cuộc thanh tra trước, vi phạm tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu ... Vi phạm tại Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đây cũng là yếu tố dẫn đến hạn chế vi phạm trong hoạt động quản lý điều hành tại các quỹ ở tỉnh Hải Dương.

1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý của NHNN tỉnh Thái Bình đối với QTDND

Đến 31/12/2014 tỉnh Thái Bình có 85 QTDND là tỉnh đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng QTD, hoạt động của các QTD trên địa bàn ở 157 xã, phường, thị trấn; trong đó có 48 QTDND mở rộng địa bàn hoạt động sang 72 xã liền kề, tổng nguồn vốn đạt 4.256,8 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên chỉ đạo thường xuyên đến các QTD trên địa bàn tỉnh về hoạt động tiền tệ tín dụng

- NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình chú trọng triển khai các văn bản quy định pháp luật của ngành về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các TCTD trên địa bản tỉnh Thái Bình nói chung, các QTDND nói riêng.

-Thường xuyên nắm bắt, tổng hợp, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động QTDND; theo dõi sát tình hình hoạt động của QTDND để có biện pháp xử lý với cấp ủy, chính quyền địa phương đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.Việc nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động của QTDND có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ trong quá trình thí điểm, củng cố chấn chỉnh mà còn là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm cho hệ thống QTDND hoạt động đúng quy định của pháp luật, phát triển an toàn và bền vững.

-Thường xuyên chỉ đạo, điều hành đồng thời giám sát việc thực hiện các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các văn bản liên quan đến định hướng hoạt động tín dụng, lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Qua thanh tra, giám sát, NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình đã ban hành văn bản chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các QTDND

- Tăng cường giám sát, chỉ đạo hoạt động đối với QTDND yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro và Báo cáo thực trạng hoạt động và phương án xử lý QTDND yếu kém trên địa bàn tỉnh Thái Bình, định kỳ, gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng báo cáo thực trạng hoạt động của các quỹ một cách kịp thời, đầy đủ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động QTDND thường những quỹ có nguồn vốn trên 20 tỷ một năm sẽ thanh tra một lần, xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ; bám sát định hướng, chỉ đạo của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giúp QTDND xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động đảm bảo phục vụ hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)