Thực trạng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 58 - 73)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

3.2.1. Thực trạng Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

3.2.1.1. Số lượng, quy mô, cơ cấu cán bộ nhân viên các QTDND

*Số lượng QTDND: các QTDND trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2014 gồm có 65 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó đến hết năm 2010 có 58 quỹ, năm 2011 có 63 quỹ (phát triển thêm 05 quỹ gồm quỹ Đại Tập, Hùng An, Tống Phan, Đại Đồng và Ngọc Thanh, năm 2012 có 65 Quỹ (phát triển thêm 02 quỹ là quỹ Nhuế Dương và quỹ Ngọc Thanh), năm 2013 có 65 Quỹ (phát triển thêm 01 quỹ là Quỹ Thọ Vinh và Quỹ Trần Cao bị rút giấy phép hoạt động), năm 2014 có 65 Quỹ. Hiện nay 65 Quỹ nằm ở 10 huyện, thành phố của tỉnh theo bàng sau:

Bảng 3.1. Bảng các QTDND ở các huyện, thành phố tỉnh Hưng Yên năm 2014

STT Các huyện, thành phố Số lượng QTDND đóng tại địa bàn huyện, thành phố

1. Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 07 QTD 2. Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 05 QTD 3. Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên 06 QTD 4. Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 13 QTD 5. Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 10 QTD 6. Huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên 07 QTD 7. Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên 04 QTD 8. Huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 05 QTD 9. Huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên 04 QTD

10. Thành Phố Hưng Yên 04 QTD

Tổng cộng 65 QTD

* Quy mô hoạt động: Các QTDND cơ sở hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp nông thôn đến 31/12/2014 dư nợ cho vay của 65 quỹ là 1.964.476 triệu đồng, bình quân là 30.222 triệu đồng/quỹ. Địa bàn nông thôn trong tỉnh rộng lớn, nhiều nơi còn xa ngân hàng trong khi trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 65 QTDND/161 xã phường, thị trấn và trong đó có 07 Quỹ mở rộng liên xã sang xã liền kề. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại chưa tạo điều kiện tốt nhất để thu hút những món tiền nhỏ lẻ, nhàn dỗi vào ngân hàng; hoạt động cho vay còn chưa nhanh chóng kịp thời phục vụ cho nhu cầu vốn cho nông dân khi cần thiết nhất là địa bàn xa điểm giao dịch của ngân hàng. Do vậy cần có thêm cac QTDND để đáp ứng tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu gửi tiền và vay tiền của nhân dân là rất cần thiết góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương đồng thời hạn chế và đi dần xóa bỏ cho vay nặng lãi ở nông thôn.

*Cơ cấu cán bộ nhân viên ở các QTDND cơ sở: Số lượng cán bộ nhân viên đến 31/12/2014 là 583 người tại các QTD trong đó cán bộ quản lý điều hành gồm 375 người, bình quân mỗi quỹ là 9 người.

* Về chất lượng cán bộ quản lý, nhân viên QTD cơ sở:

Tổng số 583 cán bộ nhân viên trong đó số cán bộ quản lý điều hành 375 người trong đó: Sơ cấp trung cấp 296 người, chiếm 79%/tổng cán bộ quản lý; Cao đẳng, đại học 79 người, chiếm tỷ lệ 21%/tổng số cán bộ quản lý. Tổ chức bộ máy HĐQT, BKS, Ban điều hành các QTD cơ sở đã được kiện toàn theo đúng quy định của NHNN và Điều lệ Quỹ; các Quỹ đã quan tâm hơn đến công tác đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ, một số Quỹ đã cử cán bộ theo học các lớp Đại học, Trung cấp tài chính ngân hàng, kế toán. Trong các năm qua Hiệp Hội QTDND và NHNN đã mở nhiều lớp đào tạo để nâng cao quản trị điều hành của cán bộ Quỹ vì vậy chất lượng cán bộ nhân viên của QTD cơ sở ngày càng được nâng lên về chuyên môn nghiệp, đến nay thành viên HĐQT, thành viên BKS và người quản lý điều hành các QTD cơ sở cơ bản là đáp ứng được tiêu chuẩn trình độ theo Quyết định 31/2006/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN.

Bảng 3.2. Bảng phân tích trình độ cán bộ quản lý QTDND tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 Chỉ tiêu Năm Tổng số cán bộ quản lý Cán bộ quản lý có bằng Đại học, cao đẳng Cán bộ quản lý có bằng Trung Cấp Cán bộ (người) Tỷ lệ (%) Cán bộ (người) Tỷ lệ (%) 2010 305 45 14,7 260 85,2 2011 347 65 18,7 282 81,3 2012 355 69 19,4 286 80,6 2013 365 75 20,5 290 79,5 2014 375 79 21,1 296 78,9

Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Nhìn vào bảng trên cho ta thấy trình độ của cán bộ quản lý QTDND tại tỉnh tăng dần qua các năm, điều này thể hiện các quỹ đã có sự chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ để đáp ứng đòi hỏi càng tăng của hệ thống. Trong đó năm 2010 tổng số cán bộ quản lý 305 người trong đó có 45 người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 14,7%, còn lại 260 người có trình độ trung cấp chiếm 85,2%; đến năm 2014 trình độ cán bộ quản lý có bằng cao đẳng, đại học đã lên đến 79 người chiếm 21,1% còn lại là trình độ trung cấp chiếm 78,9%.

3.2.1.2. Thực trạng hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân * Về công tác phát triển thành viên

Đến ngày 31/12/2014, hệ thống QTDND tỉnh Hưng Yên được cơ cấu bao gồm 65 QTDND cơ sở. Các QTDND cơ sở đã thu hút được 62.953 thành viên là những hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những hộ kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ... Như vậy, bình quân mỗi QTDND cơ sở có 968 thành viên. Việc kết nạp thành viên mới đã được các Quỹ quan tâm về chất lượng. Số lượng thành

viên tăng thêm cũng phù hợp với khả năng quản lý, khả năng đáp ứng về vốn và quy mô hoạt động của QTDND. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua biểu đồ sau:

54180 56658 59607 61381 62953 48000 50000 52000 54000 56000 58000 60000 62000 64000 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng thành viên

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tăng trưởng số lượng thành viên của QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 -2014

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn qua các năm (2010-2014) - NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Nhìn vào biểu đồ về số lượng thành viên QTDND cơ sở qua 5 năm (2010- 2014) cho ta thấy số lượng thành viên ngày càng tăng lên. Đặc biệt nếu so sánh với năm thực hiện củng cố, chấn chỉnh (năm 2000) thì năm 2014 tăng 18 QTDND và tăng 27.725 thành viên (gấp 1,8 lần).

* Công tác ngu n v n: V n đ i u l , v n huy đ ộ ng,

v n vay, các ngu n v n khác:

Nguồn vốn hoạt động của QTDND gồm: Vốn điều lệ, Vốn huy động tiền gửi dân cư, vốn vay Quỹ tín dụng Trung ương và nguồn vốn khác (Các quỹ tích luỹ, vốn tài trợ, lãi chưa chia, các khoản phải trả ...). Nguồn vốn hoạt động tăng trưởng khá sẽ đảm bảo cho QTDND mở rộng phạm vi và qui mô tín dụng cũng như các mặt hoạt động khác.

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ là toàn bộ giá trị tiền tệ do Quỹ huy động và tạo lập được dùng để cho vay và phục vụ các nghiệp vụ khác trong hoạt động của

mình. Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động của Qũy. Do vậy, việc tạo ra nguồn vốn lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của Quỹ.

Nguồn vốn hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2014 đạt 2.742.415 triệu đồng; tăng so với cùng kỳ 475.077 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21%; bình quân 42.191 triệu đồng/Quỹ. Một số Quỹ có nguồn vốn hoạt động lớn như: Mễ Sở (130,301 tỷ), Trưng Trắc (110,521 tỷ), Yên Phú (104,253 tỷ), Hiệp Cường (72,837 tỷ)…; Quỹ có nguồn vốn hoạt động thấp nhất là Quỹ Hùng An (6,308 tỷ).

+ Vốn điều lệ: gồm vốn góp thường xuyên của thành viên và vốn góp xác lập tư cách thành viên. Để mở rộng quy mô hoạt động, các QTDND trên địa bàn đã từng bước tăng trưởng vốn điều lệ phù hợp với nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, do đó đến 31/12/2014 vốn điều lệ của các QTDND đạt 86.837 triệu đồng, tăng lên 210,2% so với năm 2010, bình quân đạt 1.335,9 triệu đồng/quỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân 21%/năm. Nhìn chung hầu hết các QTDND đều quan tâm đến việc tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành nên 1 số QTDND tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ không tương xứng với nhu cầu và khả năng tăng trưởng dư nợ cho vay, do đó chưa đảm bảo duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%).

+ Vốn huy động: Huy động vốn là tiền đề để QTDND mở rộng hoạt động tín dụng. Song việc huy động vốn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự cân đối hợp lý giữa huy động và sử dụng nguồn vốn. Nếu huy động quá nhiều so với khả năng sử dụng vốn, khả năng quản lý sẽ dẫn đến lãng phí vốn, tăng chi phí huy động mà không mang lại hiệu quả kinh tế.

Nguồn vốn huy động tiền gửi trong dân cư năm 2014 là 2.422.173 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 1.495.575 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần. Bình quân 37.264,2 triệu đồng/Quỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân là 27%/năm. Nhìn chung các QTDND cơ sở đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, với lợi thế gần dân, các Quỹ mở rộng tuyên truyền đến từng địa bàn dân cư, tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ hơn về mục đích hoạt động của QTDND cơ sở, đến tận nhà vận động người dân gửi tiền, điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp với từng thời kỳ... nhằm thu hút tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân và thành viên. Chính vì vậy, công tác huy động vốn

của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt, nguồn vốn huy động tiền gửi ổn định đều tăng trưởng qua các năm. Một số Qũy đã tự cân đối được nguồn vốn hoạt động, hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên, không phải vay thêm vốn của Ngân hàng Hợp tác xã hoặc các TCTD khác (nguồn vốn huy động đạt gần 84% so với tổng nguồn vốn hoạt động và đáp ứng được hầu hết cho vay thành viên).

+ Vốn vay: Tổng số vốn vay tính đến 31/12/2014 là 88.127 triệu đồng (chiếm 3,21% tổng nguồn vốn hoạt động và 3,6% nguồn vốn huy động). Có 33/65 Quỹ đang vay tại Ngân hàng hợp tác xã Chi nhánh Hưng Yên, có 2 Quỹ có mức vay cao: Đại Tập (10,8 tỷ), Nhuế Dương (10 tỷ).

Số vốn vay chủ yếu là vay từ Ngân hàng Hợp tác xã. Ngoài nguồn vốn huy động, khi thiếu vốn các QTDND được vay tại NHHT xã và các TCTD khác để hoạt động. Nguồn vốn vay điều hòa từ NHHT xã cũng đã giảm đi đáng kể, năm 2010 chiếm 10,47% trong tổng nguồn vốn và đến năm 2014 chiếm 3,21%. Bởi lẽ địa bàn hoạt động của phần lớn các Quỹ là nông thôn, điều kiện kinh tế địa phương đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển, việc huy động tiền gửi dân cư và vốn tích luỹ của QTDND còn có nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của thành viên và nhất là đảm bảo khả năng chi trả kịp thời, do đó các QTDND cơ sở phải nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Hợp tác xã.

+ Các nguồn vốn khác là 145.278 triệu đồng, chiếm 5,3% tổng nguồn vốn.

Bảng 3.3. Tình hình nguồn vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn 1.177.658 1.419.476 1.900.284 2.267.338 2.742.415 - Vốn điều lệ 41.295 52.230 59.915 71.940 86.837 Tỷ trọng (%) 3,5 3,68 3,15 3,17 3,17 - Vốn huy động 926.598 1.149.703 1.590.138 1.898.178 2.422.173 Tỷ trọng (%) 78,68 81 83,68 83,73 88,32 - Vốn vay 123.302 128.730 158.210 165.915 88.127 Tỷ trọng (%) 10,47 9,07 8,32 7,31 3,21 - Vốn khác 86.463 88.813 92.021 131.305 145.278 Tỷ trọng (%) 7,35 6,25 4,85 5,79 5,3

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của QTDND cơ sở qua các năm (2010-2014)- NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

* Về công tác sử dụng vốn

Với mục tiêu: đi vay để cho vay, hoạt động sử dụng vốn của các QTDND chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ tín dụng. Với nguồn vốn huy động được, các QTDND đã đẩy mạnh cho vay các thành viên: từ năm 2010 đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay của hệ thống QTDND có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, từ 990.146 triệu đồng (năm 2010) lên 1.974.476 triệu đồng (năm 2014), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm (2010-2014). Với sự kiểm tra, giám sát theo định kỳ của chi nhánh NHNN tỉnh Hưng Yên và do các QTDND đã thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác cho vay, chủ động tích cực đôn đốc thành viên trả nợ đến hạn và nợ quá hạn nên chất lượng tín dụng của các quỹ ngày càng được nâng cao. Đồng vốn đã thực sự góp phần tích cực trợ lực cho các hộ nông dân sản xuất - kinh doanh ổn định và không ngừng phát triển.

- Đến 31/12/2012 dư nợ cho vay đạt 1.421.885 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là trên 19%. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 75% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn chiếm 25% tổng dư nợ ; Dư nợ bình quân đạt 21.875 triệu đồng/Quỹ.

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng vốn của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 990.146 1.190.080 1.421.885 1.708.251 1.974.476 I- Theo thời hạn nợ 1 - Nợ ngắn hạn

2 - Dư nợ trung hạn, dài hạn

913.006 77.138 92 8 1.162.934 28.146 98 2 1.162.934 28.146 75 25 1.115.925 592.326 65,32 34,68 1.376.659 597.817 69,73 30,27

II- Cho vay TCKT và thể nhân 990.146 1.190.080 1.421.885 1.708.251 1.974.476

1- Cho vay các TCKT 0 0 0 0 0

2- Cho vay thể nhân 990.146 100 1.190.080 100 1.421.885 100 1.708.251 100 1.974.476 100

II- Theo chất lượng tín dụng

1 - Dư nợ trong hạn

2 - Dư nợ quá hạn: Trong đó: Tổng nợ xấu 984.711 5.435 2.808 99,45 0,55 0,28 1.185.376 5.704 3.856 99,45 0,55 0,32 1.362.429 59.456 21.366 95,82 4,18 1,5 1.663.704 44.547 11.588 97,39 2,6 0,68 1.935.039 39.437 22.395 98 1,99 1,14

Dư nợ cho vay đến 31/12/2014 đạt 1.964.476 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ 256.225 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15%. Trong đó: Cho vay ngắn hạn 1.376.748 triệu đồng chiếm 70% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn 587.728 triệu đồng, chiếm 30% tổng dư nợ; Dư nợ bình quân đạt 30.222 triệu đồng/Quỹ. Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm chủ yếu là tăng cho vay ngắn hạn (tăng 260.823 triệu đồng).

Nợ xấu đến 31/12/2014 tăng so với năm 2013 chiếm 1,14 % tổng dư nợ trong đó nợ xấu của QTDND Quang Hưng tăng cao (9.576 triệu đồng, chiếm 43,1% tổng dư nợ cho vay nguyên nhân do vi phạm trong hoạt động cho vay dẫn đến nợ xấu cao), tình hình chi trả gặp khó khăn do nợ quá hạn tăng cao, nợ cho vay chưa thu hồi được. Trên địa bàn xã Quang Hưng có một số doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh thua lỗ, trong đó có trường hợp vay vốn tại Quỹ cho nên đã làm ảnh hưởng tâm lý của người gửi tiền dẫn đến tháng 12/2014 có hiện tượng nhiều khách hàng đến rút tiền và không muốn gửi lại Quỹ làm cho Quỹ mất khả năng chi trả tạm thời trước dịp Tết nguyên đán.

* Về công tác tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát QTD

- Công tác tổ chức cán bộ: Hiện nay số nhân viên của 65 QTDND cơ sở là 583 người, trong đó 565 người đã qua đào tạo nghiệp vụ QTDND, 568 người có trình độ trung cấp trở lên. Công tác tổ chức và nhân sự của các QTD luôn được quan tâm, từ việc bố trí sắp xếp bộ máy lãnh đạo đến cán bộ làm nghiệp vụ đều theo những tiêu chuẩn nhất định.

- Công tác quản trị, điều hành và kiểm soát QTDND: Bộ máy Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của các QTD cơ bản đảm bảo đầy đủ, các thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)