Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 73 - 109)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

3.3. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân

dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

3.3.1. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Tổ chức bộ máy của Chi nhánh: Căn cứ vào Quyết định 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế cho Quyết định 2989/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2009. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định 353/QĐ-HYE ngày 24/3/2014 Quyết định về quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong đó nêu cụ thể vị trí, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra giám sát chi nhánh tỉnh Hưng Yên.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc trong quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo sự ủy quyền của Thống đốc.

Với trách nhiệm của mình là thực thi các quy định quản lý thông qua việc triển khai và áp dụng các quy định và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của các QTDND trên địa bàn bảo đảm tính đúng đắn, NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã tập trung phát triển mô hình QTDND cơ sở trên địa bàn, tích cực tham mưu, triển khai các các văn bản quy phạm pháp luật về QTDND; giám sát bộ máy tổ chức và xem xét việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; thanh tra, giám sát quá trình tổ chức và hoạt động của QTDND để bảo đảm hệ thống QTDND trên địa bàn hoạt động an toàn.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh về cơ cấu Gồm có: Ban Lãnh đạo Chi nhánh có 3 người; Phòng Kế toán - Thanh Toán - Tín học có 6 người; Phòng Nghiên cứu tổng hợp và Kiểm soát nội bộ có 5 người; Phòng Thanh tra - Giám sát có 20 người; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ có 6 người; Phòng Hành chính - Nhân sự có 12 người. Tổng chi nhánh hiện có tổng 52 người.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Giám đốc Chi nhánh Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ Phó Giám đốc phụ trách Tiền tệ - Kho quỹ – Kế toán Phó Giám đốc phụ trách Tổng hợp – Hành chính Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Tiền Tệ - Kho quỹ Thanh tra, giám sát ngân hàng Phòng Kế toán - Thanh toán Chi nhánh Ngân hàng hợp tác xã Các Chi nhánh NHTM Các Quỹ Tín dụng nhân dân, Chi nhánh tài chính vi mô Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch NHPT

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián tiếp

Vị trí, chức năng của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên là một bộ phận cấu thành của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và chịu sự quản lý hành chính của NHNN chi nhánh tỉnh, thực hiện quyền thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của NHNN chi nhánh tỉnh và quản lý công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và sự chỉ đạo về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Thanh tra giám sát ngân hàng có con dấu riêng để sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên có quyền giám sát, kiểm tra và thanh tra trực tiếp đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các công ty tài chính, các công ty con của TCTD có hoạt động ngân hàng, các tài chính vi mô và các tổ chức khác không phải là TCTD có hoạt động ngân hàng. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng và tổ chức, hướng dẫn các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, giám sát toàn bộ được Thống đốc phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch chung, thanh tra, giám sát chi nhánh xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm của chi nhánh. Ngoài việc thanh tra các Chi nhánh NHTM, các Quỹ tín dụng cơ sở… thuộc quyền quản lý của mình theo kế hoạch được xây dựng hàng năm tại chi nhánh, khi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng tổ chức thanh tra toàn diện một TCTD, cần trưng tập cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng trong cả nước thì Thanh tra giám sát chi nhánh sẽ cử cán bộ tham gia theo yêu cầu trưng tập. Nếu đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng được giao chủ trì tiến hành thanh tra toàn diện một TCTD, thì chi nhánh NHNN chủ trì phải phối hợp với đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng có liên quan để tiến hành thanh tra theo kế hoạch và chỉ đạo của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo Luật NHNN Việt Nam năm 2010 thì Cơ quan Thanh tra, giám sát được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thống đốc NHNN về

công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra, giám sát. Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc NHNN tỉnh và sự chỉ đạo của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra. Căn cứ vào chương trình của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh lập kế hoạch thanh tra và tổ chức chỉ đạo, thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn, định kỳ tổng hợp báo kết quả thanh tra lên Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Giám đốc chi nhánh tỉnh. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị ở những Kết luận thanh tra.

3.3.2. Công tác tham mưu, triển khai văn bản quy phạm pháp luật

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của NHTW tại địa phương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh đã chỉ đạo Thanh tra giám sát chi nhánh NHNN tỉnh để thống nhất trong thực thi thể chế, đã thực hiện nghiêm túc việc triển khai các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác ngân hàng, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của NHTW đến các QTDND và các đơn vị trong tỉnh dưới nhiều hình thức: trực tiếp truyền đạt, tập huấn, sao chụp, ra văn bản hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là các văn bản có tính pháp lý cao như Luật NHNN Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam năm 2003, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật thanh tra, Nghị định 48/2001/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của QTDND, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay tại các tổ chức tín dụng, Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi và bổ sung QĐ 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Nghị định 96/2014/NĐ-NHNN về xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ tín dung ngân hàng… Đó cũng là những căn cứ pháp lý mà chi nhánh NHNN tỉnh Hưng Yên sử dụng vào việc quản lý các QTDND trên địa bàn, hướng các QTDND hoạt động an toàn, lành mạnh đi đúng hành lang pháp luật.

Với vai trò quản lý đối với các QTDND trên địa bàn, Thanh tra, giám sát Chi nhánh cũng đã tham mưu cho Giám đốc có văn bản kịp thời cho Tỉnh Uỷ, UBND

tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các cơ quan, ban, ngành và các QTD trên địa bàn tỉnh, như: Xây dựng Phương án củng cố, chấn chỉnh QTD (Quỹ Cơ sở và Quỹ Khu vực) trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/2001/CT-UB ngày 20/8/2001 về tăng cường công tác củng cố, chấn chỉnh và phát triển hệ thống QTD trên địa bàn; Đồng thời NHNN tỉnh đã xây dựng đề án số 566/NHNN-HYE ngày 20/01/2005 về phát triển QTD cơ sở; Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thường xuyên có những văn bản chấn chỉnh hoạt động của các quỹ để hoạt động các quỹ đảm bảo an toàn hiệu quả bằng các văn bản mang tính chấn chỉnh đôn đốc yêu cầu các đơn vị tự rà soát và báo cáo về Ngân hàng Chi nhánh. Với vai trò là ngân hàng Trung ương ở địa phương khi có văn bản nhắc nhở chấn chỉnh của cấp trên (NHTW) ngân hàng chi nhánh sao gửi đến các Quỹ và thực hiện có văn bản chấn chỉnh theo đúng sự chỉ đạo và tổng hợp báo cáo kết quả đối với cấp trên.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh còn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản về thanh lý giải thể QTD, thành lập Ban chỉ đạo thanh lý QTD và cử cán bộ tham gia tổ giám sát hoạt động của các Hội đồng thanh lý giải thể đối với 5 QTD cơ sở yếu kém thuộc diện phải thu hồi giấy phép, gồm: QTD Đoàn Đào, QTD Liên Nghĩa, QTD Thuỵ Lôi, QTD Bắc Sơn và QTD Xuân Dục; đến nay quá trình thanh lý giải thể 5 Quỹ trên đã kết thúc.

Trong công tác củng cố, chấn chỉnh theo Chỉ thị 57 của Bộ chính trị và Quyết định 135 của Thủ tướng Chính Phủ, NHNN tỉnh đã phối hợp cùng với chuyên viên Văn phòng Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trực tiếp kiểm tra, khảo sát tại 5/10 QTD yếu kém để đánh giá kết quả triển khai thực hiện công tác củng cố, chấn chỉnh, xác định những khó khăn, thuận lợi khi tổ chức thực hiện tại cơ sở, từ đó tham mưu, đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành tăng cường phối hợp với NHNN tỉnh chỉ đạo các QTD thực hiện tốt công tác củng cố, chấn chỉnh nhằm đảm bảo hệ thống QTDND trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh còn tham mưu cho UBND tỉnh thành lập và kiện toàn Hội đồng thanh lý giải thể QTD cơ sở; ngày 17/07/2003 tổ chức Hội nghị thanh lý giải thể QTD trên địa bàn, tại Hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh đã quán triệt UBND các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là các cơ quan nội chính có trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác xử lý thu hồi nợ để giúp các QTD đẩy nhanh tiến độ thanh lý giải thể.

Trong năm 2014 đã tổ chức 02 đợt tập huấn nghiệp vụ cho lãnh đạo các Quỹ tín dụng trên địa bàn về các văn bản mới (được tổ chức vào tháng 6/2014 nhằm hướng dẫn các quỹ hạch toán hệ thống tài khoản mới theo Thông tư 10/2014 của Thống đốc NHNN và vào tháng 11/2014 về triển khai Nghị định 96/2014 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng).

Bảng 3.12 Số lượng văn bản chỉ đạo gửi đi cho các QTDND trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2010-2014

Đơn vị: văn bản STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Văn bản gửi đi từ chỉ đạo

NHNN Trung ương 18 17 19 25 28

2. Văn bản gửi đi từ chỉ đạo

của chi nhánh 12 15 18 17 23

Tổng số 30 32 37 42 51

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014

3.3.3. Thực trạng về Thanh tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn

3.3.3.1. Giám sát về bộ máy tổ chức và cấp, thu hồi giấy phép hoạt động

Với vai trò quản lý nhà nước đối với các QTDND trên địa bàn nên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh rất quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy lãnh đạo của các QTDND bởi lẽ khi chuẩn y được bộ máy chuẩn, cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức, tư cách nghề nghiệp thì công việc điều hành các hoạt động

của QTDND mới có hiệu quả. Qua đó giúp cho công tác quản lý và chỉ đạo của NHNN đạt kết quả. Ngoài ra còn tham gia góp ý kiến điều chỉnh một số cán bộ lãnh đạo QTDND làm việc kém hiệu quả, năng lực yếu hoặc có vi phạm trong quản lý điều hành. Cụ thể:

- Chuẩn y những thay đổi, bổ sung cán bộ trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc tại các QTDND đảm bảo thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của Ngành và của tỉnh về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thêm vào đó, các chức danh chủ chốt đã và đang được Chi nhánh NHNN tỉnh Hưng Yên tổ chức cho theo học các khóa học về kinh tế tài chính, kế toán, ngân hàng.

- Công tác kiểm soát nội bộ QTDND luôn được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên quan tâm và chấn chỉnh thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự kiểm tra trong các QTDND giúp ngăn chặn ngay những sai phạm ngay từ những khâu nghiệp vụ cụ thể phát sinh hàng ngày. Thanh tra giám sát chi nhánh đặc biệt quan tâm đến công tác này bởi lẽ trong suốt thời gian qua, công tác tự đánh giá đối với kiểm soát nội bộ tại các QTDND chưa được thực hiện và bị xem nhẹ; hơn nữa, công tác này chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan, dẫn đến kết quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính chất hình thức, thường cũng không phát hiện ra những sai phạm, bởi vậy chưa có tác dụng trong vikệc phát hiện, ngăn ngừa, quản lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có. Nhờ vậy, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thanh tra giám sát chi nhánh, đội ngũ cán bộ Ban kiểm soát QTDND đã từng bước được củng cố, bổ sung, thay thế dần những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc. Do đó hoạt động của kiểm soát QTDND đã có nhiều tiến bộ, một số đã phát hiện kịp thời những sai sót trong quản trị, điều hành; kiến nghị với Hội đồng quản trị và Giám đốc chỉnh sửa kịp thời những sai phạm, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của đơn vị và hệ thống.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc cấp giấy phép hoạt động của các QTDND, Thanh tra giám sát chi nhánh trong những năm qua đã thực hiện tốt từ khâu khảo sát, kiểm tra các điều kiện thành lập đến ra Quyết định cấp giấy phép thành lập; chỉ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho những Quỹ có

đầy đủ các điều kiện. Rút kinh nghiệm từ việc cấp giấy phép tràn lan, cố chạy theo số lượng trong giai đoạn thí điểm dẫn đến sự đổ vỡ của một loạt các QTDND do hoạt động yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán không thể củng cố vươn lên được. Bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển, công tác cấp giấy phép hoạt động, mở rộng địa bàn cho QTDND được tiến hành thận trọng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, nguồn nhân lực và khả năng quản trị điều hành của các QTDND. Vì vậy, số lượng QTDND cơ sở trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 73 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)