Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ở nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

1.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân ở nước

Canada, nước Đức và một số tỉnh, thành phố và bài học kinh nghiệm

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân của Cộng hòa liên bàn Đức và Canada

Canada và Cộng hòa liên bang Đức là hai quốc gia đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển mô hình TCTD hợp tác, đồng thời cũng là những nước kinh tế phát triển đã xây dựng thành công mô hình QTDND và Ngân hàng HTX. Mô hình QTDND được thí điểm thành lập và phát triển ở Việt Nam được dựa trên cơ sở nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm từ mô hình QTD Desjardins ở Canada; đặc biệt là suốt trong quá trình phát triển của hệ thống QTDND kể từ khi thí điểm thành lập đến nay, hệ thống QTDND Việt Nam luôn nhận được sự

hỗ trợ kỹ thuật tích cực từ phong trào QTD Desjardins ở Canada và hệ thống Ngân hàng HTX Đức. Vì vậy, trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đề cập một số kinh nghiệm về lý luận và kinh nghiệm triển khai liên quan đến công tác QLNN ở hai quốc gia trên.

* Kinh nghiệm về mặt lý luận

Một là, kinh nghiệm về hình thành quan điểm đúng về xây dựng mô hình QTDND của Nhà nước. Ở cả hai quốc gia trên, Nhà nước có quan điểm không coi QTDND là một công cụ để thực thi các chính sách xã hội mà chỉ là một tổ chức xã hội, từ thiện. QTDND phải là một tổ chức kinh doanh với vai trò của nó. Hai nước trên luật hóa luôn mục tiêu và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của mô hình TCTD hợp tác mà họ xây dựng đồng thời bảo đảm cho tính thực thi của luật này.

Hai là, Nhà nước phải xây dựng một khung khổ pháp lý ổn định và có tính chất mở. Kinh nghiệm của hai nước này là luật pháp của họ liên quan đến TCTD hợp tác có phần “cứng” và phần “mở”. Phần “cứng” bao gồm những quy định chung nhất, bắt buộc nhất, có thể nói bất di, bất dịch để bảo đảm về bản chất của TCTD hợp tác. Ngoài ra, còn có các quy định mở để cho các TCTD hợp tác lựa chọn, tự quyết định và sự tự quyết định này có thể là trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện của họ như hiệp hội các TCTD hợp tác.

Ba là, có chế độ kiểm toán TCTD hợp tác bắt buộc toàn diện và theo chỉ định. Xuất phát từ những yếu điểm mang tính đặc thù nội tại của loại hình TCTD hợp tác như cơ chế giám sát dân chủ lơ là thì bắt buộc phải áp dụng một chế độ kiểm toán độc lập đối với các tổ chức TCTD hợp tác. Theo kinh nghiệm các nước, chế độ kiểm toán bắt buộc này sẽ do Nhà nước qui định, thường dưới một qui chế kiểm toán. Nhà nước sẽ giao cho một tổ chức nào đó có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện kiểm toán tại các tổ chức TCTD hợp tác, theo đó Nhà nước thường trao quyền kiểm toán cho các tổ chức kiểm toán của hệ thống liên kết TCTD hợp tác như cho hiệp hội Đức hay một công ty kiểm toán chuyên nghiệp thuộc Tổng liên đoàn (Canada).

Bốn là, có một hệ thống đào tạo hiệu quả. Theo kinh nghiệm của hai nước trên, chương trình đào tạo phải gắn và mang tính thực tiễn cao, dễ áp dụng triển

khai. Một mặt các cán bộ, nhân viên phải tự có trách nhiệm tự học hỏi nâng cao trình độ, mặt khác phải mời những giảng viên có trình độ kinh nghiệm về giảng dạy.

* Kinh nghiệm triển khai

Một là, hoạt động theo đúng các nguyên tắc TCTD hợp tác cơ bản đó là: Nhà nước là người khởi xướng, vận động xây dựng các tổ chức TCTD hợp tác nhưng không được phép ép buộc người dân gia nhập tổ chức TCTD hợp tác; Các tổ chức TCTD hợp tác được xây dựng từ nhu cầu của thành viên dưới sự dẫn dắt của các thành viên sáng lập hay các tổ chức đại diện quyền lợi chứ không phải từ một ý chí chủ quan nào cả; Nhà nước không dùng các biện pháp can thiệp hành chính, phi thị trường; Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức TCTD hợp tác; Nhà nước khuyến khích sự phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính tự trợ giúp trong tổ chức TCTD hợp tác.

Hai là, Nhà nước chú trọng việc xây dựng sự liên kết hoàn chỉnh trong hệ thống TCTD hợp tác bằng việc phát triển mô hình liên kết. Đối với các TCTD hợp tác ở Cộng hòa Liên bang Đức và Canada, Nhà nước khuyến khích việc thành lập ở cả đô thị và nông thôn, nhằm tạo một hệ thống rộng khắp trong cả nước. Các đơn vị cơ sở này hoạt động như một ngân hàng đa năng, có thể cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích gắn liền với khả năng phát triển và sự quản lý của Nhà nước. Trong quá trình phát triển và cạnh tranh, các TCTD hợp tác có thể sáp nhập với nhau để tạo thành các TCTD hợp tác lớn mạnh hơn, có quy mô và địa bàn hoạt động lớn hơn. Giới hạn địa bàn hoạt động của TCTD hợp tác do các đơn vị này tự quyết định trên cơ sở khả năng hoạt động của mình và của hệ thống chứ không do các biện pháp hành chính ấn định. Để phát triển các TCTD hợp tác, Nhà nước cho thành lập TCTD hợp tác đầu mối trong đó thành viên là các TCTD hợp tác cơ sở (tổ chức này có những điểm tương đồng như QTDND Trung ương ở Việt Nam). Các tổ chức này được thành viên giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhất là nhiệm vụ điều hòa vốn, bảo đảm khả năng chi trả cho toàn hệ thống bằng cơ chế cho vay. Ngoài các TCTD hợp tác đầu mối, hệ thống liên kết TCTD hợp tác còn được Nhà nước tạo cơ chế ra đời các doanh nghiệp chuyên doanh khác nữa như công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty thế chấp bất động sản, quỹ tiết kiệm xây

dựng… Tất nhiên là doanh nghiệp này do các TCTD hợp tác thành lập phục vụ cho hoạt động của mình được thuận lợi hơn và Nhà nước là người tạo khuôn khổ pháp lý và giám sát việc thực hiện.

Ba là, Nhà nước hậu thuẫn thông qua hệ thống chính sách, pháp luật và cơ quan quản lý. Bên cạnh việc thiết lập hệ thống hỗ trợ trực tiếp hoạt động kinh doanh của các TCTD hợp tác cơ sở, Nhà nước còn tạo cơ chế thiết lập các tổ chức hỗ trợ gián tiếp như thành lập tổ chức đại diện quyền lợi cho hệ thống TCTD hợp tác với các tên gọi khác nhau như: Ban đại diện, Hiệp hội, Tổng liên đoàn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)