Nội dung nghiên cứu quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

1.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với Quỹ tín

dụng nhân dân

Về mặt quản lý Nhà nước, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 “Về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân” và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP, trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp đối với hệ thống QTDND và Quyết định số 05/2007/QĐ-NHNN ngày 30/1/2007 Quyết định việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục thực hiện những thay đổi của QTDND phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng kphát triển Quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi cả nước; chỉ đạo và hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện.

- Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân. - Những thay đổi phải được NHNN chấp thuận về Tên của Quỹ tín dụng nhân dân; Tăng, giảm vốn điều lệ vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; Nội dung, phạm vivà thời hạn hoạt động; Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc).

- Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quỹ tín dụng nhân dân; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển.

- Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.

- Thanh tra, kiểm tra các Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 02 năm 2014 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thay thế Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2009. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh, mà hiện nay chức năng này do Phòng thanh tra, giám sát tại các Chi nhánh tỉnh, thành phố đảm nhận. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra, giám sát Ngân hàng chi nhánh. Nội dung QLNN của NHNN đối với các QDND theo những nội dung chủ yếu sau:

1.1.4.1. Tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách của Ngân hàng Nhà nước về QTDND

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện sao gửi văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của các QTDND tới các Quỹ trên địa bàn tỉnh đồng thời có công văn yêu cầu đơn vị phải chấp hành đúng văn bản pháp luật.

Ngoài ra Ngân hàng chi nhánh còn tổ chức tập huấn giải đáp thắc mắc đối với văn bản pháp luật để giúp các QTDND hiểu rõ và áp dụng đúng văn bản pháp luật để hoạt động hiệu quả an toàn theo quy định. Thông qua nhiều hình thức như sao chụp văn bản, tổ chức tập huấn, truyền tin…hệ thống văn bản pháp luật của ngành, của nhà nước đã được truyền tải một cách rõ ràng và đầy đủ tới các QTDND trong cả nước, qua đó giúp cán bộ tại các QTDND hiểu và nâng cao có ý thức chấp hành pháp luật, đưa hoạt động của quỹ đi đúng hành lang pháp lý, hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cũng là đơn vị làm đầu mối tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng, ban hành các văn bản về hoạt động của QTDND.

1.1.4.2. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của QTDND

Tại Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ vai trò quản lý Nhà nước đối với các Quỹ

tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép, chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân và việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác cấp giấy phép luôn được tiến hành thận trọng, đi sâu vào chất lượng chứ không đơn thuần chỉ chạy theo số lượng. Theo đó, chỉ tiến hành cấp giấy phép sau khi đã điều tra kỹ lưỡng những điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Quỹ, năng lực tài chính cũng như điều kiện phù hợp với thực tế tại địa bàn. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến năng lực của bộ máy điều hành quỹ. Người quản tri ̣ điều hành có vai trò quyết đi ̣nh, chọn người có trí tuê ̣, có đa ̣o đức nghề nghiê ̣p để dẫn dắt hoa ̣t đô ̣ng của Quỹ tín dụng nhân dân, là cơ hô ̣i để giữ hoa ̣t đô ̣ng của QTDND ổn đi ̣nh, an toàn và hiê ̣u quả. Ngoài các kiến thức cơ bản về nghiê ̣p vu ̣ giỏi, cần thêm các yêu cầu khác, đó là: nắm chắc pháp luâ ̣t về kinh tế, về ngân hàng, về hê ̣ thống QTDND, hiểu biết các quy đi ̣nh, thể chế của ngành. Có khả năng phân tích tình huống trước khi đưa ra quyết đi ̣nh, đảm bảo quyết đi ̣nh có chất lượng cao nhất nhằm ha ̣n chế những thiếu sót, sai lầm của cấp dưới.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất, kiến nghị các QTDND thực hiện thay thế những cán bộ có phẩm chất, năng lực yếu kém, từng bước hạn chế tình trạng kiêm nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Tại nhiều địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xây dựng quy hoạch cán bộ trình cấp uỷ, chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho cán bộ đang làm việc tại QTDND được học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như cho các cán bộ tại các QTDND chuẩn bị thành lập đáp ứng đủ tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nhà nước luôn giám sát chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, theo đó phối hợp chặt chẽ với các Bộ Ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xử lý, kiên quyết thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân có những biểu hiện vi phạm như: hoạt động sai mục đích đã được ghi trong điều lệ và các nội dung hoạt động đãk được ghi trong giấy phép; hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật mà

Ngân hàng Nhà nước xét thấy không thể tiếp tục duy trì hoạt động; hoặc một số quỹ hoạt động yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán không thể củng cố vươn lên được…

1.1.4.3. Thực hiện thanh tra, giám sát các QTDND

Giám sát đối với QTDND: Có phân chia từng cán bộ để theo dõi tổ chức hoạt động đối với từng Quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh đảm bảo lắm được các tình hình hoạt động một cách kịp thời của các QTDND.

Thực hiện giám sát thông qua các báo cáo Thống kê, báo cáo cân đối hàng tháng để từ đó cán bộ quản lý theo dõi phân tích các chỉ số cảnh báo vi phạm của Quỹ cũng như mất khả năng an toàn.

Thực hiện Thanh tra QTDND: Việc thực hiện thanh tra trực tiếp tại các đơn vị QTDND theo cách thức thanh tra đột xuất, thanh tra theo kế hoạch định kỳ đối với QTDND. Các cuộc thanh tra tuân thủ theo đúng quy trình của Thanh tra Chính phủ.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối và Thanh tra , giám sát Ngân hàng nhà nước chi nhánh với các QTDND.

Mô hình tổ chức quản lý bằng công cụ thanh tra, giám sát ngân hàng được thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý bằng công cụ thanh tra, giám sát ngân hàng

CHÍNH PHỦ Cơ quan TTGSNHNN NHNNVN và các thể chế, C.sách Các NHTM Các TCTD ngoài QD Chi nhánh NHNN tỉnh, TP Các chi nhánh NHTM tỉnh, TP

Thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN

Các NHTM Cơ sở

Ghi chú:

* Thanh tra: Thanh tra, giám sát hoạt động các TCTD

Chịu sự chỉ đạo của cấp trên và báo cáo kết quả thanh tra lên cấp trên.

* Chính phủ, NHNN VN và các TCTD:

Chịu sự giám sát, thanh tra của thanh tra, giám sát NHNN. Nhận sự điều hành CSTT và có trách nhiệm báo cáo cấp trên.

Hiện nay theo quy định của Chính phủ, Thanh tra, giám sát Ngân hàng được tổ chức hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Tại Trung ương có Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tại 63 tỉnh, thành phố có Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)