Đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 114 - 116)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

4.3.1. Đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương

Bất kỳ một mô hình kinh tế nào ra đời muốn hoạt động vững mạnh, cũng đòi hỏi nhà nước không chỉ tạo ra một cơ chế hoạt động thích hợp, quản lý nhà nước

được chặt chẽ, mà còn phải có các chính sách nâng đỡ nó. Đối với QTDND cũng vậy, nếu Nhà nước không có các chính sách để tạo môi trường thuận lợi thì nó khó có thể đứng vững và phát triển được. Với tính chất đặc thù về hoạt động của các QTDND, đề nghị Nhà nước:

- Có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với QTDND, vì mục tiêu hoạt động của QTDND là hợp tác tương trợ, các QTDND không phải chủ yếu theo đuổi mục đích lợi nhuận, nhất là đối với hộ kinh tế nghèo ở nông thôn. Chính sách thuế của Nhà nước đối với QTDND hiện nay là 20% thuế thu nhập doanh nghiệp là chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho Quỹ ổn định và phát triển. Hiện nay hoạt động của QTDND còn nhỏ bé, quỹ thu nhập của đa số QTDND còn ít, do vậy lợi nhuận của QTDND sau khi nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp, thì còn lại không đáng kể, nên việc trả lãi cho vốn góp của các thành viên ở mức thấp, thường nhỏ hơn lãi suất tiền gửi bình quân trong năm. Điều đó sẽ gây tác động ngược chiều, thành viên sẽ dần dần rút vốn cổ phần tham gia thành viên làm cho Quỹ hoạt động khó khăn, mặt khác mức thuế cao cũng không tạo điều kiện để giúp các QTDND tích lũy phát triển, mở rộng hoạt động vì mục đích tương trợ cộng đồng.

Do đó đề nghị Nhà nước cần giảm thuế thu nhập đối với QTDND từ 20% xuống còn 15%, tạo điều kiện cho các QTDND có tích lũy cao để mở rộng hoạt động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay thành viên, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển nền kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Hiện nay Chính Phủ quy định mức vốn pháp định quá thấp, đề nghị Chính Phủ tăng mức vốn pháp định đối với QTDND cơ sở lên tối thiểu 1 tỷ đồng thay vì 100 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, có như vậy mới nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và cho vay vốn của từng QTDND, tạo điều kiện nâng cao số tiền cho vay các thành viên là các hợp tác xã, chủ trang trại và các doanh nghiệp ở nông thôn thay thế dần vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước sau khi cổ phần hoá, phù hợp với các quy định về an toàn vốn.

- Đề nghị Bộ Tài Chính có quy định cụ thể về bậc lương, hệ số lương cho cán bộ QTD như đang áp dụng với HTX nông nghiệp để các QTD có cơ sở xây dựng tiền lương hàng năm cho cán bộ, nhân viên và thống nhất thực hiện.

- Hiện nay giá trị còn lại của tài sản cố định của QTDND không được vượt 50%VĐL và Quỹ bổ sung vốn điều lệ theo Thông tư 94/2013/TT-BTC ngày 08/7/2013 là chưa phù hợp vì như vậy vốn để xây dựng cơ bản trụ sở thấp rất khó cho việc xây dựng trụ sở khang trang để đảm bảo an toàn cũng như lấy uy tín của nhân dân, bên cạnh đó vốn điều lệ của nhiều Quỹ còn thấp như vậy việc tính giá trị còn lại tài sản cố định của QTDND nên quy định không vượt quá 50% Vốn tự có.

-Về mô hình QTD tham gia tổ chức liên kết là rất cần thiết, thể hiện quan điểm chủ trương đúng đắn của Nhà nước vì sự an toàn của hệ thống QTD, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và thành viên QTD, do vậy đề nghị NHNN VN sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cho thành lập quỹ an toàn hệ thống trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên mục đích của mô hình này tương đồng với tham gia bảo hiểm tiền gửi, do vậy để giảm bớt chi phí cho QTD cơ sở đề nghị NHNN Việt Nam tham mưu cho Chính phủ quy định phí bảo hiểm tiền gửi nên ở mức 0,1% (thay cho 0,15% như hiện nay). Việc chi trả bảo hiểm theo số tiền tham gia tính phí bảo hiểm (thay vì mức 50trđ/1 khách hàng như hiện nay) để phù hợp với việc tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi theo số dư tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)