Quá trình hình thành và phát triển của QTDND tình Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 52 - 58)

5. Bố cục của luận văn nghiên cứu

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của QTDND tình Hưng Yên

3.1.2.1. Giai đoạn thí điểm QTDND ( năm 1993 đến năm 1999)

Để triển khai thực hiện những yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ tín dụng - ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VII). Ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 390/QĐ-TTg cho phép triển khai thực hiện đề án thí điểm thành lập QTDND bao gồm 3 loại hình là QTDND cơ sở, QTDKV và QTDTW.

Hưng Yên là 1 trong 14 tỉnh đi đầu triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND theo Quyết định 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi tái lập tỉnh Hưng yên nhận bàn giao từ Hải Hưng 44 QTDND cơ sở cuối năm 1997 trong đó đã giải thể một quỹ còn 43 quỹ cơ sở.

Khi luật Hợp tác xã ra đời và có hiệu lực, trên địa bàn tỉnh phát triển thêm 09 quỹ mới hoạt động theo luật Hợp tác xã, như vậy đến tổng kết thí điểm trên địa bàn tỉnh có 52 QTDND cơ sở đã được chuyển đổi và thành lập mới hoạt động theo luật HTX nằm trên địa bàn 9 huyện thị trong tỉnh trong đó có 37 Quỹ hoạt động bình thường, 10 quỹ hoạt động yếu kém nhưng có thể khắc phục khả năng vươn lên được hoạt động bình thường, 5 Quỹ tín dụng không đủ điều kiện để hoạt động phải giải thể. Trong quá trình thực hiện công tác củng cố, chấn chỉnh QTDND theo Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị và Quyết định số 135/2000/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hưng Yên đã cho giải thể 5 QTDND cơ sở không được chuyển đổi hoạt động theo luật HTX và hoạt động quá yếu kém nên UBND tỉnh đã có quyết định giải thể và còn lại 47 QTDND/161 xã phường thị trấn của 10/10 huyện thị thành phố; rồi QTDKV được sáp nhập vào QTDTW, trở thành Chi nhánh QTDTW.

3.1.2.2. Giai đoạn củng cố, chấn chỉnh QTDND (năm 2000 đến năm 2004)

Sau giai đoạn thí điểm nhất là sau củng cố, hoàn thiện hệ thống QTDND theo Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ chính trị và QĐ135/2003/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ hoạt động của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đã từng bước được củng cố hoàn thiện về tổ chức, hoạt động ổn định, nề nếp và luôn tăng trưởng về quy mô.

Xác định công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động của QTDND là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các QTDND trên địa bàn tỉnh xây dựng phương án củng cố chấn chỉnh và bám sát vào phương án chấn chỉnh hoạt động, khắc phục kịp thời các tồn tại thiếu sót để hoạt động của quỹ được ổn định và phát triển với 2 mục tiêu căn bản là:

- Khắc phục những yếu kém tồn tại, củng cố chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức, hệ thống cơ chế chính sách quản lý và thanh tra giám sát hoạt động đối với hệ thống QTDND; tạo điều kiện cho hệ thống QTDND hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn và phát triển vững chắc.

Củng cố, hoàn thiện và phát triển QTDND là quá trình thực hiện việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các QTDND, bảo đảm cho các quỹ chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Thông qua công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống QTDND, từng bước hoàn thiện về môi trường pháp lý, mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp với quốc tế và điều kiện của Việt Nam, giúp các quỹ hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.

Công tác củng cố, chấn chỉnh bao gồm một số nội dung chủ yếu là:

- Thứ nhất: Quán triệt về nhận thức.

Quán triệt về nhận thức đúng về việc xây dựng và phát triển QTDND là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn; làm rõ QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo Luật Các TCTD và Luật HTX, theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.

- Thứ hai: Tập trung củng cố, chấn chỉnh QTDND

Từng QTDND tiến hành phân tích, đánh giá đúng những mặt được, chưa được của quá trình thí điểm, làm rõ nguyên nhân yếu kém, khuyết điểm đồng thời xây dựng phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động trong đó đề ra biện pháp khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, đảm bảo cho các QTDND hoạt động an toàn và đúng quy định của pháp luật. NHNN Chi nhánh tỉnh phân loại QTDND, xem xét và phê duyệt phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các quỹ, có biện pháp xử lý đối với từng quỹ một cách phù hợp theo hướng:

+ Đối với những QTDND đang hoạt động bình thường, cần tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng tín dụng, khắc phục khó khăn, yếu kém để bảo đảm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

+ Đối với các QTDND thuộc diện yếu kém nhưng có khả năng khắc phục đưa trở lại hoạt động bình thường thì tập trung củng cố, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém để sớm trở lại hoạt động bình thường.

+ Đối với các QTDND không đủ điều kiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX; các QTDND yếu kém, thua lỗ kéo dài, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả thì kiên quyết tập trung xử lý thu hồi giấy phép. Việc thu hồi giấy phép hoạt động của các QTDND phải chú trọng yêu cầu ổn định chính trị, xã hội, không gây đổ vỡ ngoài sự kiểm soát của Nhà nước.

+ Từng bước điều chỉnh, thu hẹp địa bàn hoạt động của các QTDND đô thị, QTDND liên xã, liên phường để phù hợp với trình độ quản lý của QTDND và khả năng kiểm soát củ NHNN.

- Thứ ba: Hoàn thiện mô hình QTDND

Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của QTDND theo hướng chuyển dần từ mô hình 3 cấp (bao gồm QTDTW, QTDKV và QTDND cơ sở) sang mô hình 2 cấp (gồm QTDTW và QTDND cơ sở) trong đó mỗi QTDND là một đơn vị kinh tế độc lập.

- Thứ tư: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về QTDND một cách đồng bộ

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho QTDND phù hợp với đặc thù và tính chất hoạt động vì mục tiêu tương trợ cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố, phát triển hệ thống QTDND.

- Thứ năm: Phối hợp đồng bộ trong chỉ đạo, triển khai

NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành, các địa phương chỉ đạo triển khai có hiệu quả quá trình củng cố, chấn chỉnh và hoàn thiện QTDND, tạo các tiền đề vững chắc để phát triển các QTDND an toàn, bền vững.

Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn hoạt động là 285 tỷ đồng, bình quân trên 6 tỷ đồng, trong đó vốn tự huy động tại chỗ 211 tỷ đồng chiếm 74% trên tổng nguồn vốn. Dư nợ cho vay đạt 245 tỷ đồng, bình quân một quỹ đạt trên 5,2 tỷ đồng, nợ quá

hạn chỉ có 0,88% trên tổng dư nợ. Kết quả củng cố chấn chỉnh hoạt động của 47 QTDND đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn nông thôn, thể hiện ở các mặt:

- Tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, nhất là đối với một bộ phận người lao động không có việc làm trong lúc nông nhàn; Thúc đầy việc khôi phục mở rộng ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

- Thông qua việc huy động vốn trong dân cư để cho vay trực tiếp các thành viên đã góp phần làm giảm tình trang cho vay nặng lãi trong nông thôn.

- Sự ra đời QTDND đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên đặc biệt là thành viên có những món tiền nhỏ lẻ gửi vốn, vay vốn kịp thời khi cần thiết và có điều kiện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Sự phối hợp giữa các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, ban, ngành trong tỉnh ngày càng chặt chẽ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý hoạt động của QTD; đã tạo các điều kiện thuận lợi cho QTD hoạt động, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có đạo đức, trình độ năng lực, đủ sức khoẻ để tham gia quản lý Quỹ, kịp thời xử lý dứt điểm các vấn đề nảy sinh tại cơ sở, giúp cho hoạt động của các QTD lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

3.1.2.3. Giai đoạn hoàn thiện, phát triển QTDND (năm 2005 đến nay)

Đến 31/12/2007 phát triển thêm 5 QTDND và tổng số 52 quỹ trên địa bàn tỉnh, đã thu hút được 46.716 người tham gia, bình quân 898 thành viên/quỹ; Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 641 tỷ đồng, bình quân 13,3 tỷ đồng/quỹ; Tổng vốn điều lệ 22,4 tỷ đồng, bình quân 431,2 triệu đồng/qũy, vốn tự có bình quân 792 triệu đồng/quỹ; 100% số quỹ hoạt có lãi, tổng số lãi sau thuế của 52 quỹ trong năm 2007 đạt 7,5 tỷ đồng, bình quân 144 triệu đồng/quỹ; kết quả phân phối lợi nhuận đảm bảo hài hòa 3 lợi ích nộp thuế cho nhà nước, trích lập các quỹ QTDND và chia lãi vốn góp cho thành viên.

Xác định công tác củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các QTDND là một trọng tâm, do vậy công tác củng cố chấn chỉnh QTDND trên địa bàn tỉnh đã thu hút được những kết quả tích cực, hệ thống QTDND đã khắc phục được các tồn tại, yếu

kém; hoạt động đã đi dần vào nề nếp, ổn định; các chỉ tiêu hoạt động tăng trưởng đáng kể và bền vững; chất lượng hoạt động được cải thiện rõ rệt; mô hình tổ chức được hoàn thiện một bước. Nhiều QTDND yếu kém khi được củng cố, chấn chỉnh đã được khắc phục được tồn tại yếu kém và hoạt động bình thường; số quỹ hoạt động tốt tăng lên số quỹ hoạt động yếu kém về căn bản đã được giải quyết theo đúng phương án được phê duyệt. Hệ thống QTDND trên địa bàn ngày càng ổn định và phát triển, thành viên và người dân thêm tin tưởng gửi vốn vào QTDND tăng quy mô hoạt động và mở rộng cho vay. Kết quả kinh doanh có lãi đời sống của cán bộ nhân viên tăng lên.

Đến 32/12/2012 tổng số quỹ đã lên đến 65 quỹ, tổng số thành viên tham gia 57.023 thành viên, vốn điều lệ 55.027 triệu bình quân 847 trđ/quỹ; Tổng nguồn vốn hoạt động 1.656.164 triệu, bình quân 24.719 triệu đồng/quỹ; vốn huy động 1.384.222 triệu, bình quân 20.660 triệu đồng/quỹ; tổng dư nợ cho vay 1.257.420 triệu, bình quân 19.345 triệu/quỹ; nợ xấu 3.544 triệu chiếm 0,28% trong tổng số dư nợ cho vay; nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, điển hình một số quỹ không có nợ xấu Hồng Quang; Toàn Thắng, An Vỹ... Về hoạt động liên xã của các QTDND trên địa bàn tỉnh có 7 quỹ được mở rộng địa bàn hoạt động sang xã liền kề ( QTD Yên Phú, QTD An Vĩ, QTD Trần Cao, QTD Nhật Tân, QTD Bạch Sam, QTD Trưng Trắc và QTD Dị Chế) hoạt động liên xã liền kề nhằm mở rộng nhu cầu huy động vốn và đầu tư cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTD cơ sở cụ thể đã huy động tiền gửi được 16.345 trệu đồng gồm 7 xã của 7 Quỹ trong đó cao nhất tại xã Hàm Tử (QTD An Vỹ) là 3.500 triệu dư nợ cho vay đạt 29.560 triệu.

Đến 31/12/2014 Nguồn vốn hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2014 đạt 2.742.415 triệu đồng, bình quân 42.191 triệu đồng/Quỹ. Một số Quỹ có nguồn vốn hoạt động lớn như: Mễ Sở (130,301 tỷ), Trưng Trắc (110,521 tỷ), Yên Phú (104,253 tỷ), Hiệp Cường (72,837 tỷ)…; Quỹ có nguồn vốn hoạt động thấp nhất là Quỹ Hùng An (6,308 tỷ). Nguồn vốn hoạt động gồm: Vốn điều lệ: 86.837 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ 14.897 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,7%. Vốn điều lệ chiếm 3,2% tổng nguồn vốn hoạt động; Vốn huy động và vốn vay: 2.510.300 triệu đồng, chiếm 91,5% tổng nguồn vốn hoạt động.

Như vậy các QTD cơ sở trên địa bàn tỉnh bên cạnh hoạt động vì mục tiêu chung của QTD đã góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của huyện, của tỉnh nói chung cũng như của các xã có QTD nói riêng, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong xã, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)